Triệu phú Trung Quốc trượt đại học lần thứ 27
Ông Lương Thạch, triệu phú tự thân người Trung Quốc, cho biết việc trượt đại học đến lần thứ 27 đã khiến ông phải xem lại ước mơ lớn của đời mình.
Sau khi không đạt được số điểm đủ cao trong “gaokao” (kỳ thi tuyển sinh đại học nổi tiếng khắc nghiệt của Trung Quốc) lần thứ 27 liên tiếp, ông Lương Thạch, 56 tuổi, bắt đầu tự hỏi liệu ông có thể vào được trường đại học mơ ước của mình hay không.
Ông Lương là một triệu phú tự thân, đã tham gia kỳ thi đại học cam go hàng chục lần trong 4 thập niên qua, với hy vọng giành được một suất vào Đại học Tứ Xuyên để trở thành “người trí thức”. Dù có một cuộc sống được đánh giá là khá thành công, ông vẫn giữ ước mơ được vào đại học danh giá ở Trung Quốc.
Ông Lương Thạch, người từng 27 lần thi gaokao. Ảnh AFP
Trong hành trình ôn thi, ông Lương đã dành 12 giờ mỗi ngày để học, không uống rượu và chơi mạt chược, đồng thời chịu đựng sự nghi ngờ cũng như chế nhạo từ truyền thông vì đã thi quá nhiều lần. Dù vậy, trong kì thi năm nay, ông vẫn thiếu 34 điểm so với điểm chuẩn để có thể vào bất kỳ trường đại học nào.
Video đang HOT
“Trước khi nhận được kết quả, tôi có cảm giác rằng mình sẽ không thể đạt điểm đủ cao để vào một trường đại học ưu tú, nhưng không ngờ lại không đỗ cả vào trường hạng thường”, ông nói với phóng viên AFP.
Trong quá khứ, những lần thi trượt đều không thể ngăn cản ước mơ của ông Lương. Mỗi lần thất bại, ông thề sẽ thử lại vào năm tới. Tuy nhiên, lần này, lần đầu tiên sau nhiều thập niên, ông tự hỏi liệu công sức của mình có mang lại điều gì không.
“Nếu tôi thực sự không thấy nhiều hy vọng để cải thiện, thì thi lại cũng vô ích. Tôi thực sự đã học rất chăm chỉ mỗi ngày. Thật khó để nói liệu tôi có tiếp tục chuẩn bị cho gaokao năm tới hay không”, ông Lương thừa nhận.
Tuy nhiên, một cuộc sống mà không học để thi gaokao là điều gần như không tưởng đối với triệu phú Trung Quốc. “Đó là một quyết định khó khăn. Tôi cũng không muốn từ bỏ. [Nếu] ngừng thi gaokao, mỗi tách trà tôi uống trong suốt quãng đời còn lại đều sẽ có vị hối tiếc”, ông tâm sự.
Cách giúp Nga 'lách' lệnh trừng phạt dầu trong gói thứ 6 của EU
Mỹ và EU tìm cách áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga, nhưng Moskva đã "đi trước một bước" với sự trợ giúp của các nhà máy lọc dầu và tàu chở dầu của Ấn Độ và Trung Quốc.
Một tàu chở dầu của Nga. Ảnh: DW
Khi Mỹ và EU gia tăng các lệnh trừng phạt, Nga tìm ra nhiều cách hơn để tránh bị phong tỏa. Trong tuần, EU đưa ra các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt nhất đối với Nga, nhằm vào dầu mỏ và bảo hiểm, nhưng có các miễn trừ đối với Hungary.
Cụ thể, các quan chức và nhà ngoại giao cho biết EU sẽ cấm nhập khẩu dầu của nước này và ngăn chặn các công ty bảo hiểm bảo hiểm vận chuyển dầu thô của họ khi phương Tây tìm cách hạn chế nguồn thu của Điện Kremlin để duy trì nền kinh tế hoạt động.
Đặc biệt, lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ bao gồm các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể làm giảm nỗ lực bán dầu của Nga ở châu Á, đồng thời giúp các công ty châu Âu đảm bảo phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ trên thế giới.
Nhưng có thể các biện pháp trừng phạt này sẽ kém hiệu quả, lý do là vì các chủ hàng và nhà máy lọc dầu có khả năng sẽ che giấu nguồn gốc xuất xứ dầu của Nga.
Tờ Wall Street Journal giải thích, trong bối cảnh cuộc xung đột ở Ukraine và các lệnh trừng phạt từ Mỹ và EU, các thương nhân đang tìm cách che giấu nguồn gốc xuất xứ của dầu Nga để nguồn dầu tiếp tục chảy. Dầu đang được che giấu trong các sản phẩm tinh chế pha trộn như xăng, dầu diesel và hóa chất.
Dầu cũng đang được chuyển giữa các tàu trên biển, một biện pháp được sử dụng để mua và bán dầu bị trừng phạt của Iran và Venezuela. Theo các công ty vận tải, việc vận chuyển đang diễn ra ở Địa Trung Hải, ngoài khơi Tây Phi và Biển Đen, cuối cùng hướng tới Trung Quốc, Ấn Độ và Tây Âu.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, nhìn chung, xuất khẩu dầu của Nga đã phục hồi trong tháng 4, sau khi giảm vào tháng 3, thời điểm lệnh trừng phạt đầu tiên của phương Tây có hiệu lực. Xuất khẩu dầu của Nga tăng 620.000 thùng lên 8,1 triệu thùng/ngày, gần với mức trước xung đột, trong đó mức tăng lớn nhất là nhập khẩu vào Ấn Độ.
Trên thực tế, sản lượng dầu của Nga trong tháng 5 vừa qua tăng 5% so với tháng 4, lên 43,1 triệu tấn. Sản lượng này tương đương 10,19 triệu thùng/ngày. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5, sản lượng dầu của Nga tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2021, lên 219,9 triệu tấn trong khi xuất khẩu dầu tăng 13% lên 102,7 triệu tấn.
Theo công ty dữ liệu thị trường hàng hóa của Kpler, Ấn Độ đã nổi lên như một trung tâm chính cho các dòng dầu của Nga. Nhập khẩu của nước này đã tăng vọt lên 800.000 thùng/ngày kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, so với 30.000 thùng/ngày trước đó.
Kpler, một nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của tập đoàn năng lượng khổng lồ Ấn Độ Reliance Industries, đã mua lượng dầu thô của Nga gấp 7 lần trong tháng 5, so với mức trước xung đột, chiếm 1/5 tổng lượng tiêu thụ của nhà máy này.
Reliance đã thuê một tàu chở dầu để chở hàng hóa chứa alkylate, một thành phần xăng, khởi hành từ cảng Sikka gần đó vào ngày 21/4 mà không có điểm đến dự kiến. Ba ngày sau, tàu này cập nhật hồ sơ của mình với việc cập một cảng ở Mỹ, thông báo dỡ hàng vào ngày 22/5 tại New York.
Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính tại Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, Tổ chức theo dõi hoạt động xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga, cho biết: "Có vẻ như có một cuộc giao dịch trong đó dầu thô của Nga được tinh chế ở Ấn Độ và sau đó một số được bán sang Mỹ".
Để tránh chi phí bảo hiểm lớn, các con tàu tắt hệ thống định vị GPS, sau đó chuyển dầu cho các tàu siêu lớn như Lauren II, một tàu chở dầu thô khổng lồ của Trung Quốc có thể chứa khoảng 2 triệu thùng dầu.
Tóm lại, miễn là Ấn Độ và Trung Quốc không thực hiện các lệnh trừng phạt, dầu mỏ của Nga vẫn sẽ tiếp tục chảy vào thị trường thế giới. Nhiều tàu hơn được sử dụng để vận chuyển dầu từ Nga đến Ấn Độ và Trung Quốc thay vì Nga đến EU. Đổi lại, EU nhập dầu từ Saudi Arabia thay vì Nga.
Sự 'phân hóa' trong quan hệ Trung Quốc-EU sau xung đột Ukraine Xu hướng phân hóa giữa EU và Trung Quốc là kết quả của một quá trình thay đổi phức tạp: Sự thay đổi theo bối cảnh và chuyển dịch mô hình hợp tác kinh tế Trung Quốc - châu Âu. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và EU vẫn tồn tại một số bất đồng. Ảnh: Politico.eu Ông Sun Chenghao, học giả tại...