Triệu hồi Mercedes-Benz GLS, GLE… vì nguy cơ rơi kính hậu
Hãng xe sang nước Đức đã phải triệu hồi hàng loạt mẫu SUV hàng đầu của mình vì một lý do khá hy hữu khi mà các cửa kính phía sau trên GLE, GLS có thể bị rơi ra ngoài.
Theo đó Mercedes-Benz sẽ phải triệu hồi tại thị trường Bắc Mỹ các mẫu Mercedes-Benz GLE 350, GLE 580, GLS 450, GLS 580, AMG GLE 53, AMG GLE 63 S và AMG GLS 63 S đời 2021. Tất cả các mẫu nằm trong đợt triệu hồi lần này của Mercedes-Benz đều là các phiên bản 2021
Nguyên nhân của đợt triệu hồi này là do kính trên cửa hậu của các mẫu xe này có thể bung ra ngoài do không được dán đúng kỹ thuật vừa cửa xe.
Mercedes-Benz GLS phiên bản 2021 tại Mỹ
Video đang HOT
Ngoài ra, cũng trong đợt này Mercedes-Benz còn phải triệu hồi các phiên bản 2020 của các mẫu GLS450, GLS 580, GLE350, GLE 450, AMG C63 và 2021 AMG GLE 53 liên quan đến lỗi xảy ra ở hàng ghế sau.
Vừa tuần trước, Mercedes-Benz cũng đã phải triệu hồi các mẫu Mercedes-Benz GLS 580 cũng tại thị trước Bắc Mỹ do hệ thống túi khí triển khai không đúng cách trong các tình huống gặp va chạm.
Trong khi đó tại Việt Nam, ngay đầu tháng 10 vừa qua Mercedes-Benz cũng vừa có hai đợt triệu hồi liên quan đến nguy cơ cháy xe từ máy phát điện có điốt bị đoản mạch, cùng một đợt triệu hồi khác liên quan các GLC do hệ thống túi khí kích hoạt sai thời điểm.
Vì sao xe Mercedes có thể 'nhún nhảy' trên phố?
Không giống nhiều người nghĩ, sở dĩ chiếc xe sang Mercedes-Benz GLS có thể "nhún nhảy" giữa phố nhờ được trang bị một tính năng hỗ trợ có tên Free Driving Assist.
Sở dĩ chiếc Mercedes-Benz GLS có thể "nhún nhảy" trên phố nhờ trang bị tính năng Free Driving Assist
Những ngày vừa qua, một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội, ghi lại cảnh một chiếc ô tô hạng sang hiệu Mercedes-Benz GLS "nhún nhảy" trên phố Hà Nội khiến nhiều người chú ý và bàn luận xôn xao. Trong đó, không ít người tỏ ra tò mò, không hiểu vì sao chiếc xe trong đoạn video lại có thể tự "nhún nhảy" như vậy?
Câu trả lời rất đơn giản là bởi chiếc xe được trang bị một tính năng hỗ trợ có tên Free Driving Assist (FDA). Đây là một tính năng nhỏ nằm trong gói tùy chọn Hệ thống kiểm soát thân xe điện tử (E-Active Body Control), được hãng xe sang Đức giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2019 với giá khoảng 6.500 USD. Trên hai dòng xe cao cấp Mercedes-Benz GLE và GLS, gói tùy chọn này được trang bị tiêu chuẩn.
Free Driving Assist (FDA) thực tế được hãng xe Đức trang bị nhằm giúp người lái có thể thoát khỏi bùn lầy, cát lún dễ dàng
Về nguyên lý hoạt động, FDA sử dụng phuộc khí nén giúp thân xe có thể nâng lên - hạ xuống một cách dễ dàng. Để kích hoạt tính năng này, người lái phải bật chế độ lái Offroad. Lúc này, trên màn hình hiển thị, chọn mục "Settings" (cài đặt). Tiếp theo, bấm vào "Assistance" (hỗ trợ), trong mục này chọn tiếp "Offroad Assist" (Hỗ trợ Offroad) và cuối cùng bấm "Start" (khởi động). Để tắt tính năng năng này, người lái chỉ cần bấp vào "Stop" (dừng lại).
Mặc dù vậy, hãng xe Đức cũng lưu ý với khách hàng, tính năng FDA chỉ hoạt động khi xe di chuyển ở vận tốc dưới 9 dặm (khoảng 15 km/giờ). Đặc biệt, để tính năng này hoạt động được, chiếc xe phải được trang bị bộ mâm lớn, từ 20 inch trở lên.
Free Driving Assist chỉ hoạt động khi xe di chuyển chậm và xe cũng cần trang bị bộ mâm kích thức lớn, từ 20 inch trở lên
Thực tế, mục đích chính mà Mercedes-Benz hướng đến khi trang bị FDA là để tăng khả năng hỗ trợ off-road, hỗ trợ người lái thoát khỏi bùn lầy hoặc cát lún. Mặc dù vậy, trong tình huống chiếc Mercedes-Benz GLS tại Hà Nội, trên đường phố bình thường, tài xế nhiều khả năng chỉ cố tình kích hoạt tính năng này nhằm "gây chú ý" với người đi đường.
Xe điện Nissan Leaf sẽ trở thành xe gầm cao Nissan Leaf từng là mẫu xe điện bán chạy nhất thế giới trong suốt một thập kỷ, nhưng sau đó đã bị Tesla Model 3 truất ngôi vào đầu năm 2020. Nissan Leaf phiên bản 2021 hiện tại thuộc thế hệ thứ hai (Ảnh: Nissan). Bước sang thế hệ thứ ba, Nissan Leaf sẽ không còn là xe cỡ nhỏ mà sẽ trở...