Triều-Hàn phá băng quan hệ, điều gì xảy ra tiếp theo?
Đàm phán cấp cao với Triều Tiên đạt kết quả đột phá, Hàn Quốc dường như hoàn toàn có thể hoàn thành mục tiêu ngăn chặn chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên trong khi vẫn duy trì được liên minh quân sự mạnh mẽ với Mỹ của họ.
Triền vọng hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
National Interest đưa tin, sau cuộc đối thoại cấp cao hôm 9.1 tại làng đình chiến Panmunjom với những kết quả đột phá, Triều Tiên và Hàn Quốc hôm nay (10.1) tiếp tục ngày đàm phán thứ 2. Theo các nguồn tin từ Hàn Quốc, các quan chức 2 bên có thể thảo luận về việc mở lại khu du lịch Núi Kumgang của Triều Tiên, Khu liên hợp công nghiệp Kaesong và việc tổ chức các cuộc đoàn tụ cho các gia dình bị chiến tranh ly tán. Chính phủ Hàn Quốc hôm nay cũng thông báo, Seoul và Bình Nhưỡng đã quyết định khôi phục đường dây điện thoại quân sự từ 8 giờ sáng ngày 10.1.
Trưởng phái đoàn đàm phán Triều Tiên và Hàn Quốc bắt tay trước khi vào họp ngày 9.1.
Phát biểu với báo giới, Thứ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Chun Hae-Sung cho biết trong cuộc đàm phán, Triều Tiên thông báo một đường dây ở khu vực phía Tây của biên giới hai miền đã được hoạt động trở lại. “Theo đó, phía chúng tôi đã quyết định dùng đường dây điện thoại quân sự này, bắt đầu từ 8 giờ sáng ngày 10.1″, ông Chun nói.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định, hôm nay Seoul và Bình Nhưỡng đã thử gọi đường dây nóng quân sự trong 5 phút. Kết quả là, đường dây nóng quân sự liên Triều hoạt động bình thường trong cuộc liên lạc thử nghiệm đầu tiên sau hơn hai năm gián đoạn.
Video đang HOT
“Chúng tôi đã liên lạc thử nghiệm trong vòng 5 phút bắt đầu từ 8h sáng hôm nay để kiểm tra đường dây liên lạc quân sự ở khu vực Hoàng Hải”, hãng tin Yonhap dẫn tuyên bố của Bộ.
Đáng chú ý là trong cuộc họp báo sáng 10.1, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã nhấn mạnh rằng, ông muốn hòa bình và không thể để một cuộc chiến tranh khác xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
“Việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã được hai miền nhất trí (trong quá khứ) là lập trường cơ bản sẽ không bao giờ bị từ bỏ”, Reuters dẫn lời Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nói trong cuộc họp báo hôm nay.
Nhà lãnh đạo Hàn Quốc tuyên bố sẽ thúc đẩy thêm các cuộc đối thoại và tăng cường hợp tác với Triều Tiên để giải quyết tình trạng đối đầu hạt nhân. Đồng thời, ông Moon khẳng định, sẵn sàng gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong điều kiện phù hợp.
Nhìn chung, tất cả những động thái lẫn tuyên bố trên đều đang mở ra triển vọng giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên vốn đã leo thang đỉnh điểm trong suốt năm 2017 và tiến tới thiết lập thời kỳ hòa bình ổn định, lâu dài trong khu vực khi nhiều người kỳ vọng các cuộc đàm phán liên quan đến chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ sớm diễn ra.
Ám ảnh vết xe đổ quá khứ
Mặc dù giữ thái độ thù địch cố hữu, Triều Tiên và Hàn Quốc từng có những thời điểm tương đối “mặn nồng” với nhau.
Đặc biệt là vào năm 2000, Bình Nhưỡng và Seoul đã lần đầu tiên tổ chức thành công hội nghị thượng đỉnh giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó là ông Kim Jong-il và Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung.
Sau hội nghị, chính phủ 2 bên đã mở rộng nhiều hoạt động hòa bình xuyên biên giới như hỗ trợ nhân đạo, phát triển và hợp tác kinh tế, thương mại và trao đổi văn hóa- xã hội.
Cái bắt tay lịch sử giữa cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il và cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung ở sân bay Sunan tại Bình Nhưỡng vào ngày 13.7.2000
Tuy nhiên, sự thân thiện giữa 2 miền đã chấm dứt sau Thông điệp Liên bang năm 2002 của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush. Trong thông điệp này, chính quyền Bush lần đầu tiên đã đưa ra thuật ngữ “trục ma quỷ”, gồm các kẻ thù của Mỹ là Iraq, Iran và Triều Tiên – đánh dấu sự thay đổi trong chính sách của Mỹ và Hàn Quốc đối với Bình Nhưỡng theo chiều hướng cứng rắn hơn. Điều này đã chọc giận Triều Tiên khiến Bình Nhưỡng quyết tâm sở hữu vũ khí hạt nhân để đảm bảo sự sống còn của mình.
Ngoài ra, theo National Interest, cựu Tổng thống tiến bộ của Hàn Quốc Roh Moo-hyun (2003-2008) cũng từng muốn hòa giải với Triều Tiên nhưng bị chính quyền bảo thủ của Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ George W. Bush ngăn cản. Ông Roh liên tục bị các quan chức diều hâu trong chính quyền Bush bao gồm Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc khi đó là John Bolton và Phó Tổng thống Dick Cheney “dằn mặt”.
Hiện nay, những quan chức hiếu chiến tương tự trong chính quyền Trump cũng được cho là đang cố làm suy yếu các cuộc đàm phán liên Triều khi tung ra thông tin về kế hoạch tập trận trên bán đảo Triều Tiên sắp tới.
Một số quan chức trong chính quyền Trump ủng hộ việc “thực hiện một cuộc tấn công vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên để “bắt Bình Nhưỡng phải trả giá cho các hành vi của mình”.
Tuy nhiên, tất cả các nhà phân tích đều tin rằng, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chắc chắn không ngồi yên mà sẽ đáp trả mạnh mẽ bất cứ một cuộc tấn công phủ đầu nào từ Mỹ và hậu quả sẽ rất thảm khốc.
Nói như vậy để thấy rằng, một động thái khiêu khích hoặc một hành động quân sự của Mỹ có thể phá hoại nỗ lực hòa giải trên bán đảo Triều Tiên. Theo đó, triển vọng hòa bình trong khu vực thực chất đang phụ thuộc vào tính khí của vị Tổng thống khó đoán nhất trong lịch sử Mỹ Donald Trump.
Theo Danviet
Bí ẩn 'quái vật' M1978 Koksan lừng danh của Triều Tiên
Tình báo Mỹ phát hiện sự có mặt loại pháo tự hành này vào năm 1978 tại thành phố Kok'san của Triều Tiên nên định danh M1978 Koksan ra đời từ đó. Đến năm 1985 Koksan mới được công khai trong một cuộc duyệt binh hoành tráng.
Theo Hoàng Thuỷ - Tùng Dương (Tiền Phong)
Hình ảnh Triều Tiên rầm rộ bắn pháo hoa ăn mừng thử bom nhiệt hạch Triều Tiên đã tổ chức biểu dương các nhà khoa học có đóng góp trong vụ thử hạt nhân lớn nhất từ trước tới nay với màn bắn pháo hoa và lễ mít-tinh quy mô lớn tại Bình Nhưỡng. Cư dân tại thủ đô đã xếp hàng dọc các tuyến phố vào hôm 6/9 để chào mừng những chiếc xe buýt chở các...