Triều đại duy nhất có chính sách khuyến học với dân tộc ít người
Nhà Nguyễn là vương triều đầu tiên và duy nhất trong lịch sử trung đại thực hiện chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người.
Là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, nhà Nguyễn giai đoạn độc lập (1802-1858) làm chủ lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Lựa chọn Nho giáo làm học thuyết trị nước, triều Nguyễn xây dựng mô hình giáo dục mô phỏng theo Trung Hoa.
Chương trình học tập phân thành tiểu học (dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi) và đại học (từ 10 tuổi trở lên, có vốn tri thức tương đối). Học trò học Tứ Thư, Ngũ Kinh, sau đó trải qua các kỳ thi lần lượt là Hương, Hội và Đình.
Theo Lịch sử Việt Nam tập 5, chương trình, phương thức dạy và học, thi cử của triều Nguyễn vẫn theo lối khoa cử sáo mòn từ nhiều thế kỷ trước. Điểm vượt trội là đã thực hiện chính sách giáo dục đối với các dân tộc ít người. Nhà Nguyễn là vương triều đầu tiên và duy nhất trong lịch sử trung đại triển khai việc này.
Chính sách giáo dục đối với dân tộc ít người được vua Minh Mệnh (còn gọi là Minh Mạng) thiết kế, vua kế nhiệm Thiệu Trị, Tự Đức thực thi với mục tiêu xây dựng nền Nho học thống nhất cả nước, không phân biệt người Kinh với người thiểu số, không phân biệt đẳng cấp, xóa bỏ dần hủ nạn, cục bộ ở vùng xa.
Triều Nguyễn duy trì hệ thống trường công và trường tư. Trường tư do các thầy đồ tự mở, quy mô nhỏ. Ảnh tư liệu.
Triều đình xây dựng hệ thống học đường quy mô vừa và nhỏ với mạng lưới giáo chức đông đảo rải khắp địa bàn dân tộc thiểu số (trừ vùng Thủy Xá, Hỏa Xá ở Tây Nguyên). Ở vùng xa của các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Vĩnh Long, Hà Tiên, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn…, triều đình bố trí các giáo thụ (phụ trách học tập của một phủ), huấn đạo (quản lý học tập của một huyện) chuyên trách cho phủ, huyện, hoặc cụm huyện tùy theo nhu cầu của từng địa phương.
Video đang HOT
Việc tuyển giáo chức được triều đình coi trọng. Lịch sử Việt Nam tập 5 chép lại lời vua Minh Mệnh: “Hạ lệnh cho các tỉnh phải xét kỹ học hạnh của giáo chức được học trò tin theo, hoặc người nào học thức cạn hẹp không kham nổi chức vụ, phải soi xét phân biệt mà tâu lên, đợi trẫm cách bãi hoặc thăng chức. Nếu có nơi nào thiếu, cần phải tuyển bổ, nên chọn người lớn tuổi học giỏi sung vào”.
Đến triều Thiệu Trị, hoạt động giáo dục ở một số huyện vùng cao phía Bắc đã có bước chuyển quan trọng. Theo tấu trình của Thự Tổng đốc Sơn – Hưng – Tuyên Nguyễn Đăng Giai, ở Tuyên Quang vì “nhiều người thổ mục muốn cho con em theo học” nên xin dựng nhà học của tỉnh và đặt giáo thụ để giảng tập. Điều này chứng tỏ học lực của một số học trò người dân tộc đã vượt xa trình độ phổ cập tiểu học – mục tiêu ban đầu của triều đình.
Năm 1838, vua Minh Mệnh có dụ thể hiện rõ chính sách khuyến khích giáo dục vùng dân tộc thiểu số phía bắc. Các thổ huyện, châu ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hưng Hóa (nay là Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Hòa Bình), Quảng Yên (nay là Quảng Ninh) đều đặt quan cai trị, mục đích muốn “nhân dân vùng đó hun đúc, tiêm nhiễm, trông nhau làm nên để có đường tiến thân”.
“Những người vui lòng dựa vào triều đình để xem phong hóa, tưởng cũng chẳng thiếu gì. Nay cho thượng ty các tỉnh ấy xét trong hạt, không cứ con em thổ quan hay nhà dân, cũng không cứ học đủ văn thể ba trường, ai là người tuấn tú thông minh, cho được vào kinh, giao cho quan Quốc tử giám dạy cho học tập”, sách Lịch sử Việt Nam chép.
Những cá nhân ưu tú vùng dân tộc ít người được gọi là Ân cống sinh, được cấp lương ăn học ở Quốc tử giám (đặt ở kinh thành Huế), cùng với Tôn sinh, Ấm sinh (người của hoàng tộc, con quan lại). Năm 1844, Quốc tử giám có một học sinh Cao Bằng, hai người Lạng Sơn, một người Tuyên Quang, một người Hưng Hóa và một người Thái Nguyên.
Đây là lần đầu tiên trong thành phần học sinh Quốc tử giám có thêm diện ưu đãi là con em vùng dân tộc ít người, không phân biệt xuất thân.
Quốc tử giám ở Huế, nơi một số con em đồng bào dân tộc được theo học. Ảnh: Võ Thạnh.
Học ngôn ngữ dân tộc thiểu số
Ngoài việc khuyến học ở vùng dân tộc thiểu số, nhằm quản lý trực tiếp và thay đổi dần bộ mặt của vùng miền núi trên mọi phương diện, vua Minh Mệnh trú trọng đào tạo đội ngũ quan chức người dân tộc thiểu số biết chữ Hán và người Kinh biết chữ dân tộc.
Năm 1836, vua cho tìm người người Kinh biết chữ Hán, lại am tường chữ Chiêm, chữ Ni để mở lớp dạy tiếng dân tộc. Tại các tỉnh Bình Thuận, Hà Nội, Tuyên Quang, chọn tuyển học sinh học chữ và tiếng của người Chiêm, người Ni, Thanh, Thổ.
Ở Vĩnh Long, An – Hà, quan địa phương được lệnh tìm chọn những người minh mẫn, biết chữ Hán, cho học chữ Miên. Ở vùng rừng núi Nghệ An, triều đình xuống chỉ cho chiêu mộ những người thông hiểu tiếng dân tộc thiểu số trong hạt, điều về kinh để dạy tiếng và làm việc công. Ở biên giới phía Bắc, quan tỉnh Tuyên Quang Trần Ngọc Lâm đã mở lớp ở huyện Để Định, Vĩnh Điện. Lớp này do thầy giáo người Thổ dạy cho 5-6 học ính người bản hạt.
Với số lượng trường, lớp tăng tiến nhanh chóng, phân bổ khắp địa bàn từ miền xuôi đến miền ngược và các khoa thi mở liên tục, triều Nguyễn giai đoạn độc lập tự chủ đã tạo ra nguồn nhân lực dồi dào dùng cho bộ máy công quyền.
Theo Hồng Khánh (Theo VNEXPRESS)
Thủ tướng dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đặc khu ủy Quảng Đà
Sáng 21.10, tại TP. Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đặc khu ủy Quảng Đà (tháng 10.1967-10.2017) do Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức.
Đánh giá cao việc Thành ủy Đà Nẵng và Tỉnh ủy Quảng Nam phối hợp tổ chức sự kiện này cũng như phối hợp xây dựng Khu di tích Đặc Khu ủy Quảng Đà tại Hòn Tàu (Quảng Nam), Thủ tướng cho rằng qua đó "chúng ta ôn lại truyền thống oai hùng của dân tộc, của Đặc khu ủy Quảng Đà 50 năm, một thời kỳ oanh liệt, góp phần vào thắng lợi cuộc kháng chiến của dân tộc".
Chia sẻ những câu chuyện, kỷ niệm thời kháng chiến, những hình ảnh hết sức sâu đậm, những tấm gương lao động kiên cường, tinh thần cách mạng quả cảm của nhiều đồng chí như đồng chí Hồ Nghinh, Phạm Đức Nam..., của quân và dân Quảng Nam-Đà Nẵng, Thủ tướng cho rằng, qua lễ kỷ niệm, những thế hệ hôm nay bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các chiến sĩ đã chiến đấu, hy sinh xương máu cho Tổ quốc; đồng thời rút ra những bài học sâu sắc để làm tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Thực hiện chủ trương của Trung ương và Quốc hội, cách đây tròn 20 năm, vào năm 2007, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành 2 tỉnh, thành. Dẫn bài thơ của một đồng chí viết hồi chia tách tỉnh: "Tôi với anh tuy hai mà một/Đã bao đời khắc cốt ghi tâm", Thủ tướng cho rằng tuy chia tách nhưng "lòng chúng ta không chia". Thời gian gần đây, hai địa phương đã phối hợp công tác cùng phát triển, cùng xử lý những vấn đề đặt ra, cùng sử dụng hạ tầng chung... Đó là truyền thống đáng quý đối với Quảng Nam - Đà Nẵng và cũng rất đáng quý trong hiện tại khi đoàn kết là sức mạnh để phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Đặc khu ủy Quảng Đà.
Nhắc lại lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì", Thủ tướng nhấn mạnh trong những năm qua, Đảng, Nhà nước có nhiều biện pháp phát triển kinh tế-xã hội. Riêng năm nay, lần đầu tiên sau nhiều năm Chính phủ hoàn thành toàn diện, vượt mức 13 chỉ tiêu mà Trung ương, Quốc hội giao.
Tuy nhiên, nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng chiến khu xưa... còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, theo Thủ tướng, trách nhiệm của những người lãnh đạo, cấp ủy, chính quyền các cấp là cần thực hiện tốt hơn công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, phát huy thành quả cách mạng mà các thế hệ trước đã hy sinh xương máu giành được, mang lại đời sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân, "đói nghèo phải giảm tối đa, dân chủ phải tốt hơn nữa, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí phải làm mạnh mẽ hơn nữa".
"Làm được điều đó chính là niềm mong mỏi của các cô, các chú, các anh, các chị, mà cũng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân", Thủ tướng phát biểu.
Theo Danviet
Chủ tịch Bình Định: Phải tìm được "kẻ chống lưng" 2 vụ phá rừng Ông Hồ Quốc Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - yêu cầu cơ quan chức năng phải tìm cho được thế lực chống lưng đằng sau kẻ chủ mưu 2 vụ phá rừng gây "nóng" dư luận địa phương thời gian gần đây. "Thiếu hơn 200 biên chế bảo vệ rừng" 60,9ha rừng tại xã An Hưng (huyện An Lão) và...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

"Góc khuất" vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc

Người thân của nạn nhân tiết lộ điều đáng tiếc trong vụ cháy 3 người tử vong ở Hà Nội

Ô tô biển số nước ngoài rơi khỏi cầu, 3 người bị thương

Hai ô tô tông nhau, người đi xe máy tử vong

'Hố tử thần' ở Bắc Kạn: Chuyên gia chỉ ra nguyên nhân lan rộng

Ngay lúc này bến Bạch Đằng đông kín người chờ xem trình diễn drone 'vượt sức tưởng tượng'

Người đàn ông ở Hà Nội uống bia rồi đạp xe đi lễ bị cảnh sát xử phạt

Người dân cung cấp clip ô tô chạy ngược chiều trên đèo cho cảnh sát xử lý

Người phụ nữ đi xe máy vượt đèn đỏ ngay trước mặt CSGT, lập tức bị tuýt còi

Clip lốc xoáy kéo dài 10 phút làm tốc mái, sập 24 căn nhà

Vụ cháy nhà 3 người chết ở Hà Nội: Ám ảnh tiếng kêu cứu tuyệt vọng trong đêm
Có thể bạn quan tâm

VNPay bị lên án vì tranh thủ PR khi duyệt drone mừng lễ 30/4
Netizen
12:21:14 29/04/2025
Tại sao càng lớn tuổi da người lại càng nhăn nheo, xuống cấp?
Làm đẹp
12:14:08 29/04/2025
Maextro S800: Sedan Trung Quốc sang trọng, dự kiến ra mắt cuối năm 2025
Ôtô
12:09:28 29/04/2025
Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng bị tuyên phạt 6 năm tù
Pháp luật
11:58:40 29/04/2025
Indian Motorcycle ra mắt bộ đôi xe đường trường phiên bản giới hạn
Xe máy
11:47:20 29/04/2025
Giải mã cung Song Tử: Bí quyết thành công trong sự nghiệp và tình yêu
Trắc nghiệm
11:46:15 29/04/2025
Doechii kỳ thị Châu Á 'chung mâm' Jennie, lộ quá khứ 'bất hảo' dính chất cấm?
Sao âu mỹ
11:39:29 29/04/2025
Xiaomi ra mắt dòng smartphone phổ thông Redmi A5
Đồ 2-tek
11:39:05 29/04/2025
Duy Mạnh tròn 50 tuổi, sinh đúng năm đất nước thống nhất: "Mấy ông xem bóng đá ồn cỡ nào, nghe Quốc ca đều phải im phăng phắc"
Sao việt
11:33:46 29/04/2025
G-Dragon bị tình cũ lên kế hoạch hãm hại, tung ảnh riêng tư náo loạn cõi mạng?
Sao châu á
10:55:50 29/04/2025