Triều cường ở Nam Bộ: Nước dâng như thác đổ, dân khổ sở chống chọi
Những ngày này, người dân ở các tỉnh Nam Bộ như Sài Gòn, Cần Thơ, Vĩnh Long…. lại phải chống chọi với những đợt triều cường dâng cao và nhanh gây nguy cơ ngập lụt nhiều nơi.
16h chiều qua (8.10), triều cường tại TP.HCM dâng cao vượt mức báo động III khiến hàng loạt tuyến đường ở huyện Nhà Bè như Lê Văn Lương, Nguyễn Bình, Huỳnh Tấn Phát…ngập như sông, hàng loạt phương tiện bị chết máy.
3h sáng nay (9.10), triều cường tiếp tục dâng cao vượt mức báo động 3 khiến nhiều tuyến đường ở Sài Gòn ngập sâu trong nước.
Nước tràn vào các con hẻm, khu dân cư.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mưc nuơc cao nhât tai cac tram vung ha luu song Sai Gon – Đông Nai con tiêp tuc len trong 3 – 4 ngay tơi.
Trung tâm văn hóa thể thao xã Nhơn Đức bị nước bẩn ’san bằng’.
Từ ngay 9 – 10.10 (1 – 2.9 Am lich), đinh triêu cuơng se đạt ơ mưc cao nhất. Cụ thể, khu vực tai trạm Phu An va Nha Be co thê len mưc 1,65 – 1,70m (cao hon báo động III 0,15 – 0,20m), thơi gian xuât hiẹn đinh triêu trong ngay tư 4 – 6 giờ va tư 16-18 giờ.
Hàng loạt phương tiện chết máy, phải đẩy bộ.
Tại tỉnh Vĩnh Long: Trong 2 ngày 6- 7.10 vừa qua, triều cường đã làm cho một số tuyến đê bao xung yếu ở các xã cù lao của huyện Long Hồ tràn bờ và bị bể, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long, tính đến 11 giờ ngày 8.10.2018, triều cường đầu tháng 9 (âm lịch) đã gây thiệt hại trên toàn tỉnh gồm: 375ha vườn cây ăn trái; 28,4ha rau màu; tràn, vỡ 39 tuyến đê bao và vỡ 12 đập; ngập hơn 40km đường và 1.395 căn nhà…
Trường THCS Thạnh Quới ngập sâu, học sinh không vào học được.
Video đang HOT
Người dân cho biết, triều cường dâng cao khiến nước tràn qua mặt đường đan, sau đó do không chịu nổi sức ép nên cống đập bị bể và nước tràn dữ dội vào vườn. Do là đê bao xung yếu nên khi bị bể bờ bao đã gây ngập diện rộng.
Triều cường chưa đạt đỉnh nhưng nhiều nơi nước đã tràn bờ, làm ngập vườn cây ăn trái của nhiều hộ dân ở Vĩnh Long.
Đường huyện 23 đi từ QL1 qua 2 xã Phú Quới, Thạnh Quới mấy ngày qua do triều cường dâng cao đã bị ngập, nước tràn qua như thác đổ.
Theo Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Long Hồ, triều cường trong 2 ngày 6- 7.10 đã làm bể nhiều đoạn đê ở các xã cù lao với hơn 100ha đất trồng cây ăn trái, rau màu chịu ảnh hưởng và trên 10 tấn cá nuôi thoát ra ngoài.
Đê bao ơ Khu vươt lu Phương 8, TP.Vinh Long cung bi nươc tran bơ khiến nhiều đường phố chính trong nội ô TP.Vĩnh Long cũng ngập thành sông. (ảnh: DƯƠNG THU)
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, riêng trong tháng 9, ước thiệt hại do gió mạnh, mưa lớn, triều cường là 7,4 tỷ đồng. Trong đó, sạt lở đã xảy ra ở 40 điểm trong nội đồng và sông chính, làm mất 1.920m bờ sông, kinh, rạch và các công trình đê bao, đường giao thông nông thôn, ảnh hưởng 7 hộ dân. Ước thiệt hại trên 7,2 tỷ đồng.
Người dân bì bõm lội nước giữa phố .
Triều cường ở Cần Thơ tiếp tục dâng cao trong những ngày tới
Khoảng 4 giờ sáng 8.10, triều cường dâng cao kết hợp với nước lũ đổ về đã làm vỡ đê bao chống lũ ở khu vực 3, cồn Khương (phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), làm nhiều nhà cửa, vườn cây ăn trái, ao nuôi cá của các hộ dân bị ảnh hưởng.
Lực lượng cứu hộ tại phường Cái Khế di dời người già đến nơi an toàn. Ảnh: H.VĂN
Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP.Cần Thơ, cho biết: mực nước đỉnh triều trên các sông, rạch ở TP.Cần Thơ đang lên rất nhanh và ở mức rất cao, vượt mức lịch sử trong những năm qua. Mực nước đo được vào lúc 7 giờ ngày 8.10 trên sông Hậu là 2,17m, trên mức báo động III 0,27m (cao hơn mức lịch sử 0,02m).
Nhà dân tại khu vực 3, cồn Khương bị ngập sâu trong nước. Ảnh: H.VĂN
Dự báo trong 3 ngày tới, đỉnh triều cao nhất tại Cần Thơ có thể lên 2,20 – 2,25m, trên mức báo động III 0,30 – 0,35 m. Đây là đợt triều cường cao nhất trong năm.
Đường 30 tháng 4 bị ngập sâu do triều cường sáng 8.10.2018. Ảnh: H.VĂN
Tại Cà Mau, ngày 7.10, mưa lớn cộng với triều cường đã làm ngập cục bộ nhiều tuyến đường nội ô TP.Cà Mau.
Một số phương tiện chết máy trên đường Nguyễn Đình Chiểu, Phường 8 (TP.Cà Mau).
Còn ở Sóc Trăng, vào những ngày triều cường này, các hộ dân 2 bên đường đoạn Quốc lộ 1A thuộc địa bàn huyện Kế Sách, giáp ranh với TX Ngã Bảy ( Hậu Giang) lại khổ sở vì nước ngập vào nhà, gây khó khăn trong sinh hoạt, buôn bán và đi lại. Còn xe cộ lưu thông qua đây cũng vô cùng khổ sở.
Đoạn ngập sâu nhất trên Quốc lộ 1A khu vực ấp Ba Rinh, xã Đại Hải (Kế Sách) ở mức khoảng 0,6 – 0,7m. (Ảnh báo Sóc Trăng)
Các phương tiện di chuyển trên Quốc lộ 1A đoạn giáp ranh giữa Sóc Trăng và Hậu Giang gặp khó khăn do ngập nước (Ảnh chụp lúc 17h ngày 8,10, Báo Sóc Trăng).
Theo PV (Infonet)
Áp thấp nhiệt đới kết hợp triều cường, Nam Bộ nguy cơ ngập sâu
Áp thấp nhiệt đới gây mưa và kết hợp với triều cường có thể khiến nước biển dâng cao 4-4,5m tràn qua đê, gây ngập nhiều nơi ở Nam Bộ.
Vị trí và hướng di chuyển của 2 áp thấp trên Biển Đông. Ảnh Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 13 chiều nay (1/11), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) đang cách Côn Đảo khoảng 110km về phía Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15km.
Đến 13 giờ ngày 2/11, vị trí tâm ATNĐ ở trên vùng biển phía Nam tỉnh Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8.
Do ảnh hưởng của ATNĐ kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa, vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau (bao gồm các huyện đảo Phú Quý, Côn Đảo), vùng biển Cà Mau đến Kiên Giang (bao gồm cả đảo Thổ Chu) có mưa rào và dông kèm khả năng lốc xoáy, vòi rồng; gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9; biển động mạnh.
Ven biển Nam Bộ cần đề phòng nước dâng do ATNĐ và không khí lạnh từ 0,3-0,4m, kết hợp với kỳ triều cường cao khiến mực nước biển có thể lên tới 4-4,5m.
Ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi cho rằng, với mực nước biển dâng cao như thế này rất có thể nước sẽ tràn qua đê biển.
"Nếu nước biển dâng cao tới 4-4,5m thì rất nhiều nơi sẽ bị ngập bởi đê biển ở các tỉnh phía Nam chỉ có độ cao 3-3,5m. Điều này hết sức nguy hiểm, do đó các địa phương cần phải có phương án phòng chống, không được chủ quan", ông Hoài nói.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu ATNĐ, đêm nay (01/11) ở ven biển các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có gió giật mạnh cấp 6-7.
Từ hôm nay (1/11) đến hết ngày 2/11, ở Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với tổng lượng mưa cả đợt phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.
Do ảnh hưởng kết hợp với không khí lạnh, các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ trong đêm nay tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông.
Trong khi đó, một áp thấp nhiệt đới khác ở vùng biển Philippines vẫn đang tiếp tục di chuyển vào Điển Đông. Hồi 13 giờ chiều nay, vị trí tâm ATNĐ nằm trên khu vực phía Bắc đảo Pa-la-oan(Philippines). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Theo Danviet
Người TP.HCM giúp nhau trong ngày triều cường dâng cao Đẩy xe chết máy, dùng mọi thứ cảnh báo ổ gà, ổ voi... là những cách người dân TP.HCM giúp nhau trong ngày triều cường dâng cao. Chiều 8.10, triều cường dâng cao khiến nhiều tuyến đường tại các quận 7, Bình Tân và huyện Nhà Bè ngập nặng, xe chết máy, giao thông rối loạn trong nhiều giờ. Tại đường Huỳnh Tấn...