Triều cường ‘nuốt chửng’ hơn 100 mét kè đá ở Phú Yên
Đê bao, kè rọ đá bị đánh sập, sóng biển khoét sâu tạo hàm ếch chỉ cách tường nhà dân khoảng 3 m. Cũng do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường và hoàn lưu sao bão số 5, Phú Yên có mưa to gây ngập lụt cục bộ.
Khu vực xóm Rớ (Phú Yên) bị triều cường, sóng biển đánh tan hoang. Ảnh: Thiên Lý
Sáng 14/12, hơn 10 hộ dân sống ven bờ biển xóm Rớ, khu phố 6, phường Phú Đông, TP Tuy Hòa (Phú Yên) hoảng hốt vì triều cường tiếp tục tấn công. Hơn 100 m kè rọ đá và đê bao cát đã bị sóng biển đánh vỡ, cuốn ra biển. Đường Đinh Tiên Hoàng chạy dọc theo biển đoạn này cũng bị phá hủy hoàn toàn tạo nhiều hố sâu hơn một mét, giao thông tê liệt, cô lập hàng chục hộ dân.
Nhà ngay cạnh điểm sạt lở, anh Đào Đức Chung cho biết chỉ trong đêm 13/12, triều cường dồn dập kèm theo sóng lớn đánh vào sân, nước biển tràn hết vào nhà. Hiện, kè rọ đá đã bị đánh sập, sóng biển khoét sâu tạo hàm ếch, điểm sạt lở chỉ cách tường nhà khoảng 3 m.
“Mấy hôm nay chúng tôi phải thức trắng để kiểm soát triều cường, ai nấy đều trong tư thế sẵn sàng di dời khi có bất trắc. Nếu tiếp tục tái diễn, toàn bộ nhà cửa hơn 10 hộ dân ở đây sẽ bị xóa sổ”, anh Chung nói.
Tương tự, nhiều ngày qua tại cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa, sóng biển liên tục đánh úp, cuốn hàng chục mét khối cát phủ bờ dày gần 30 cm, cửa biển Đà Diễn cũng bị cát bồi lấp, độ sâu chỉ còn hơn một mét, tàu thuyền không thể ra vào.
Trước đó, UBND tỉnh Phú Yên đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương sớm hỗ trợ kinh phí để nâng cấp kè xóm Rớ và kè biển, xã Xuân Hải, Thị xã Sông Cầu.
Trong chuyến công tác hồi cuối tháng 11, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, riêng khu vực xóm Rớ phải được đóng cọc, xây kè biển kiên cố, chứ không thể làm kè rọ đá như hiện nay. Bộ sẽ đề nghị Chính phủ xem xét, sớm phân bổ nguồn vốn cho tỉnh Phú Yên xây kè này để bảo vệ khu dân cư an toàn.
Một tuyến đường ở xã Xuân Quang 3 (huyện Đồng Xuân) bị ngập. Ảnh: Lê Huỳnh
Video đang HOT
Cũng trong sáng nay, nước sông Kỳ Lộ (phía bắc Phú Yên) vẫn còn gần đạt mức báo động III. Trong khi đó, trên sông Bánh Lái (phía nam Phú Yên) nước đang xuống chậm và đạt mức báo động cấp II. Trong hai ngày qua học sinh ở một số vùng phải nghỉ học vì nước lũ gây cô lập giao thông đi lại.
Trước đó, chiều tối 13/12, nước sông Kỳ Lộ dâng cao làm ngập cầu La Hai trên 0,5 m; cầu Cây Sung nằm trên ĐT642, từ xã Xuân Sơn Bắc đi xuống xã Xuân Thọ 2 (thị xã Sông Cầu), nước ngập trên một mét.
Cũng do nước lên nhanh, khu vực cầu Chùa, xã Xuân Sơn Nam, nước ngập sâu gần một mét. Tuyến đường Phước Lộc đi Thạnh Đức (xã Xuân Quang 3) ngập sâu, xã đội cấm biển báo người qua lại.
Trong khi đó, tại huyện Tuy An thuộc hạ lưu sông Kỳ Lộ, cùng thời điểm, mực nước ở các sông, suối, hồ, đập trong huyện dâng cao. Mực nước tại hồ Đồng Tròn vượt cao trình một mét. Mực nước tại đập Hà Yến và đập Tam Giang cao hơn cao trình một mét và vượt tràn. Tuyến ĐT650 tại khu vực cầu Cây Cam cũng ngập ở mức tương tự, gây chia cắt giao thông toàn bộ các xã An Nghiệp, An Xuân và An Định.
Chính quyền huyện Tuy An cho biết, nước lũ trong hai ngày qua đã làm hơn 130 ha lúa vụ 3 chuẩn bị thu hoạch và 20 ha rau màu các loại bị ngập úng, hơn 2.000 m3 đất đá gây bồi lấp suối Thô ở xã An Mỹ, ước tổng thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.
Thiên Lý – Lê Huỳnh
Theo VNE
Giám đốc Sở GTVT TPHCM xin lỗi dân vì đường "tái ngập"
Những vấn đề dân sinh như nước sạch, ngập, triều cường, giao thông... là nỗi bức xúc chung của các đại biểu, làm "nóng" nghị trường ở phiên chất vấn người đứng đầu ngành GTVT trong ngày thứ 3 của phiên họp thứ 16, HĐND TPHCM khóa VIII.
Sáng 11/12, HĐND TPHCM tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu là ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở GTVT TP.
Ông Nguyễn Thành Chung, Giám đốc Sở GTVT TPHCM xin lỗi người dân vì để nhiều điểm ngập xuất hiện trở lại
Cuối năm 2015, TPHCM cơ bản bớt ngập?
Là người đầu tiên chất vấn, đại biểu Cao Thanh Bình cho rằng, ông và các đại biểu chưa an tâm với con số báo cáo là 97% người dân sử dụng nước hợp vệ sinh; trong khi thực trạng nước hợp vệ sinh không đảm bảo. Đại biểu Bình hỏi thẳng: "Hướng đầu tư thay thế nước hợp vệ sinh bằng nước sạch như thế nào? Đến năm 2015 thì tỉ lệ này thay thế bao nhiêu?".
Đại biểu Nguyễn Ngọc Quế Trân cho rằng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, nhất là người dân ở các huyện ngoại thành vẫn còn cao. Đại biểu Trân dẫn chứng cụ thể là người dân ở xã Tân Túc, huyện Bình Chánh có chưa đến 50% hộ dân được sử dụng nước sạch. "Vậy đến bao giờ người dân ở đây sử dụng nước sạch 100%?", đại biểu Trân chất vấn.
Các đại biểu chất vấn "tư lệnh" ngành GTVT về các vấn đề dân sinh
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Chung cho biết, thời gian qua ngành nước cũng hết sức nỗ lực trong phát triển mạng lưới để đưa nước sạch đến với người dân. Chỉ tiêu năm 2014, nước sạch cho vùng đô thị sử dụng đạt 100%, nông thôn 100% nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, con số này đến nay chưa đạt được vì có sự "khập khiễng" trong việc điều tra, thống kê số hộ dân. Mặt khác, một số thị trấn xem như vùng đô thị nhưng dân cư thưa thớt, chưa phát triển mạng lưới hạ tầng. Ông Chung cam kết, trong năm 2015, 100% hộ dân đô thị có nước sạch.
Vấn đề ngập nước, triều cường được các đại biểu chất vấn "quyết liệt" nhất. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Tú hỏi, bên cạnh những điểm ngập nước do triều cường vẫn còn điểm ngập phát sinh do thi công dự án. Vậy chúng ta có giải pháp nào để yêu cầu, chế tài chủ đầu tư, đơn vị thi công để xảy ra ngập khi thi công?
Đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung hỏi: "TPHCM có 27 tuyến kênh rạch. Công tác quản lý phối hợp với địa phương như thế nào? Với những điểm vi phạm xử lý sao?".
"Tư lệnh" ngành GTVT Nguyễn Thành Chung cho biết, TPHCM đã quy hoạch hệ thống cống bao để chống ngập do triều cường. Tuy nhiên đây là chương trình lớn, đòi hỏi vốn lớn. TPHCM đã cho đặt 1.077 van một chiều để kiểm soát triều. Bà con rất là mừng khi bớt ngập.
Đối với ngập do mưa, năm 2011 TPHCM đưa ra chỉ tiêu giải quyết 58 điểm ngập, trong đó có 31 điểm ngập ở trung tâm. Đến năm 2013, cơ bản chỉ còn 6 điểm ngập ở trung tâm. Nhưng đến 2014, kiểm tra lại thì trong 47 điểm ngập được xóa đã có 33 điểm tái ngập; 6 điểm chưa giải quyết và phát sinh 29 điểm ngập mới. Một trong những nguyên nhân là các công trình xây dựng làm ảnh hưởng khi không đảm bảo khơi thông dòng chảy, làm ách tắc dòng chảy như các dự án Tân Sơn Nhất, Bình Lợi, Tân Hóa - Lò Gốm, xa lộ Hà Nội. Riêng kênh Tân Hóa - Lò Gốm, Thanh tra Sở GTVT đã phạt 66 trường hợp của các đơn vị thi công làm ngập và sẽ tổ chức chấm điểm các đơn vị thi công.
Đại biểu HĐND chưa hài lòng với chỉ tiêu về nước sạch, nước hợp vệ sinh
Về 29 điểm ngập mới, ông Chung thừa nhận chưa đánh giá đúng thực tế. "Đây là một khuyết điểm. Với vai trò là Giám đốc Sở, tôi xin nhận khuyết điểm này", ông Chung khẳng định. Theo ông Chung, giải pháp trước mắt là tăng cường công tác nạo vét; tăng cường tuyên truyền người dân đảm bảo vệ sinh, nâng cao ý thức không xả rác. Ông Chung hứa đến cuối năm 2015, 85 điểm ngập và những điểm phát sinh cơ bản giải quyết được 80%. Cố gắng đến năm 2020 thì tất cả các điểm ngập được giải quyết.
Nghe phần trả lời chất vấn của ông Chung, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TPHCM liền nhắc nhở: "Kiểm tra và đã xử phạt 66 lần nhưng đơn vị vẫn vi phạm mà Sở GTVT vẫn cho làm thì tôi rất băn khoăn và chưa hình dung được hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tính nghiêm minh của pháp luật. Giám đốc Sở GTVT phải xem xét lại vấn đề này".
Trợ giá xe buýt chưa thiết thực
Đánh giá về chất lượng của loại hình xe buýt trong thời gian qua, đại biểu Vương Đức Hoàng Quân cho rằng, số lượng vận chuyển hành khách năm qua không tăng có phải là do bão hòa, lợi ích tăng thêm không bù đắp được với chi phí tăng thêm.
Đại biểu Cao Thanh Bình yêu cầu Giám đốc Sở GTVT đánh giá hiệu quả của việc trợ giá xe buýt thời gian qua và đề nghị Sở chấn chỉnh đội ngũ tài xế, nhân viên phục vụ để tăng chất lượng phục vụ. Đại biểu Phạm Hiếu Nghĩa đề nghị chuyển phương thức trợ giá xe buýt từ gián tiếp qua các doanh nghiệp GTVT qua trực tiếp với người dân.
Hòa thượng Thích Thiện Tánh cho rằng: "Việc trả lương cho tài xế khoán theo chuyến, xe nào nhiều người, chạy nhiều chuyến thì lương cao. Tính toán như vậy thì tài xế tranh nhau, có ảnh hưởng giao thông không?". Linh mục Đỗ Quang Chí cho biết, ông là người thường xuyên đi xe buýt nên ông đánh giá việc trợ giá xe buýt hiện nay với số tiền không lớn nhưng rất hiệu quả. Linh mục Chí đề nghị nên lắp camera để giám sát tài xế, nhân viên và thống kê được số lượng hành khách.
Về vấn đề trợ giá cho xe buýt, ông Nguyễn Thành Chung nói đây là chủ trương của TP, qua 12 năm chương trình này thực hiện thật sự có hiệu quả, tạo cho nhân dân có thói quen đi xe buýt. Tuy nhiên, ông Chung cũng thẳng thắn thừa nhận trước năm 2013, do khoán lượng người đi xe buýt cho các đơn vị và phạt đối với xe bỏ tuyến nên xe sợ khi không đạt chỉ tiêu, dẫn đến tình trạng không xé vé. Ngoài ra, cũng có tình trạng gian lận vé. Nhiều đơn vị có tài xế quay vòng vé bằng cách thu lại vé để bán cho khách khác.
Vừa qua, trên địa bàn TPHCM đã xuất hiện tình trạng vé giả, nhất là ở Hợp tác xã Quyết Tiến. Trước tình hình này, Sở đã cho cán bộ theo dõi, giám sát và đã phát hiện một lượng lớn vé giả. Tháng 7/2014, Sở đã phối hợp với công an và bắt được đối tượng làm vé xe buýt giả trong Hợp tác xã Quyết Tiến.
Ông Chung cho rằng, dù chương trình có hiệu quả nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của người dân; vẫn còn thái độ chưa tận tình của tài xế như ghé trạm không đúng vị trí, hướng dẫn trên xe không cụ thể; thiết bị trên xe chưa đảm bảo nên chưa thu hút người dân. Vấn đề trợ giá đã để xảy ra những lỗ hổng, tiêu cực, chưa đến được với người lao động và học sinh, sinh viên. Khắc phục tình trạng này, Sở GTVT đã làm thẻ thông minh cho học sinh, sinh viên đi xe buýt.
Công Quang
Theo Dantri
Sao lại đẩy cái khó, cái khổ cho dân? Đó là "ý tứ" của đại biểu Huỳnh Thanh Nhân khi đề cập đến thực trạng ngập và chống ngập trên địa bàn TPHCM. Vấn đề được đưa ra bàn trong buổi chiều ngày 9/12, tại phần thảo luận tổ của kỳ họp thứ 16 HĐND TPHCM khóa VIII. Thời gian qua, nhiều chương trình chống ngập trên địa bàn TPHCM đã được...