Triều cường lên mức đỉnh, TP HCM có nguy cơ ngập nặng
Dự báo chiều 28/10, mực nước sông Sài Gòn lên mức 1,61 m kết hợp với mưa, nhiều tuyến đường tại TP HCM sẽ đối mặt với nguy cơ ngập nặng.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, mực nước tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn sẽ tiếp tục ở mức cao (trên mức báo động III) từ ngày 25/10, với mức xấp xỉ 1,52 m vào sáng sớm. Đỉnh triều sẽ tăng thêm vào ngày hôm sau.
Đến ngày 27/10 (15/9 âm lịch), triều cường sẽ đạt đỉnh lúc 4h với mực nước 1,61 m, sau đó nước sẽ giảm dần nhưng vẫn ở mức cao. Đỉnh triều tại kênh Đông Điền (huyện Nhà Bè) được dự báo cao hơn 1 cm so với trạm Phú An.
Triều cường lên cao kết hợp trời mưa sẽ gây ngập nhiều khu vực tại TP HCM. Ảnh:Hải Hiếu
Video đang HOT
Để chủ động phòng chống, ứng phó và giảm thiểu các thiệt hại do đợt triều cường và mưa lớn gây ra, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm các phương án. Đồng thời, chuẩn bị sẵn lực lượng, vật tư các khu vực xung yếu, trọng điểm đã được cảnh báo để kịp thời ứng cứu, đặc biệt là các quận 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Hóc Môn…
Bên cạnh đó, Ban chỉ huy cũng yêu cầu các đơn vị liên quan sẵn sàng lực lượng để kịp thời khắc phục các sự cố ngập úng do triều cường và mưa lớn gây ra.
Theo các chuyên gia, với tốc độ đô thị hóa nhanh cùng việc lấn chiếm kênh rạch, san lấp như hiện nay thì mực nước sông Sài Gòn năm sau sẽ cao hơn năm trước nếu TP HCM không có giải pháp khắc phục hiệu quả. Mức triều cường kỷ lục hiện nay là 1,68 m được đo ở sông Sài Gòn vào năm 2013 và 2014, còn trên sông Đồng Điền là 1,7 m vào tháng 11/2014.
Hữu Nguyên
Theo VNE
Thời tiết diễn biến xấu, Sài Gòn tiếp tục mưa to, đến rất to trong hôm nay
Sáng 19.9, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Chiều tối ngày 15.9 cảy ra mưa diện rộng trên khắp khu vực nam bộ đặc biệt tại các tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, TP.HCM, các tỉnh miền tây và bán đảo Cà Mau Kiên Giang. Tại các điểm mưa, lượng mưa đo được nhiều nơi trên 100 mm.
Mưa to kèm triều cường làm cho TP.HCM ngập nặng sau trận mưa hôm qua - Ảnh: Đ.N.Thạch
Tại các điểm mưa, lượng mưa đo được nhiều nơi trên 100 mm.
Ông Đặng Văn Dũng, Phó giám đốc đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ giải thích: Mưa to là do gió mùa Tây nam hoạt động mạnh kết hợp với hoàng lưu mây phía nam của cơn bão số 3 vừa tan, gây mưa diện rộng trên khu vực Nam bộ.
Lượng mưa đo được trong 24 giờ qua tại Long Thành (Đồng Nai) lên đến 161,7 mm, tại TP.HCM, ở số 8 Mạc Đĩnh Chi (đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ) là 106,2mm, Nhà Bè là 131,5 mm, Tân Sơn Hòa (Tân Bình) là 114,7mm.
Tình trạng ngập nặng trên diện rộng ở TP.HCM còn do mưa lớn kết hợp với triều cường làm cho nước mưa không thoát được. Mực nước triều đo được tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn là 1,31m ( trong vài tháng tới đỉnh triều sẽ tiếp tục lên).
Trong hôm nay 16.9, tình hình thời tiết trên khu vực Nam bộ và TP.HCM sẽ tiếp tục diễn biến xấu, nhiều nơi mưa vừa, mưa to đến rất to.
Trong những ngày tiếp theo tình hình thời tiết sẽ tốt dần lên.
Chí Nhân
Theo Thanhnien
Nam bộ mưa lớn do rãnh áp thấp Liên tiếp trong 2 ngày qua, tại Nam bộ xảy ra mưa lớn vào chiều tối kèm theo giông, sét. Nguyên nhân là do có một rãnh áp thấp (nhẹ) hoạt động trên khu vực Nam bộ. Mưa lớn những ngày qua khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP.HCM ngập sâu - Ảnh: Hoài Nhơn Ở Vũng Tàu còn xảy ra cả...