Triều cường đánh sập nhà dân
Suốt đêm qua (12.10), hàng chục hộ dân ở xóm Rớ, khu phố 6, phường Phú Đông, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) hốt hoảng khi triều cường xuất hiện.
Anh Trương Tấn Hùng nhặt cây đòn tay nhà sau khi bị triều cường đánh sập
Chị Trương Thị Tiêm, ở xóm Rớ, cho biết triều cường xảy ra đợt này làm người dân rất bất ngờ vì trước đó thời tiết không có bão hay gió lớn.
“Khoảng 18 giờ tối, triều cường xuất hiện, sóng lớn dần và kéo dài tới 4 giờ sáng 13.10. Những cơn sóng cao gần 4 m cứ bổ nhào xuống nhà. Nước tràn vào nhà, làm sập tường hậu phía sau”, chị Tiêm nói.
Theo chị Tiêm, vì thời tiết bình thường, người dân chủ quan không chuẩn bị trước nên không kịp di dời đồ đạc trong nhà mà chỉ kịp đưa con cái đi lánh nạn. Chị nói: “Tui chỉ kịp chuyển trẻ em và người già đi còn tài sản thì cứ để vậy. Nước tràn vào gần 1/3 nhà, trong khi bức tường xây kiên cố để chắn sóng cũng bị sóng đánh sập. Đêm qua, trời không gió chứ nếu có gió thì cả khu vực này bị dọn sạch”.
Trong đợt triều cường này, sóng đã đánh sập nhà anh Trương Tấn Hùng. Nhà anh Hùng bị sóng đánh sập hoàn toàn, chỉ còn lại đống đổ nát. Toàn bộ bàn ghế, tài sản trong nhà đều nằm dưới lớp gạch, tôn.
“Lúc đó, tui chỉ kịp đưa vợ con đi, gom một ít quần áo rồi chạy lánh nạn sang nhà hàng xóm nên chẳng kịp di chuyển được tài sản gì. Toàn bộ tài sản, căn nhà (70 m2) bị sóng đánh sập, thiệt hại hơn 200 triệu đồng. Bây giờ, cả gia đình tôi chẳng biết sống ra sao”, anh Hùng than thở.
Triều cường cũng đã đánh sập 10 m tường nhà xưởng của cơ sở sản xuất tôm giống Hồng Anh nên nước biển tràn vào 16 hồ tôm (diện tích 128 m2) làm chết toàn bộ tôm giống, thiệt hại hơn 40 triệu đồng.
Lão ngư Nguyễn Mộc là người sống lâu năm ở xóm Rớ cho biết nhiều năm qua, triều cường kèm theo sóng lớn liên tục đánh sập nhà dân, nước biển tràn sâu vào khu dân cư hơn 50 m. Thông thường, mỗi đợt triều cường kéo dài từ 3 đến 4 ngày vào ban đêm đến mờ sáng, khiến người dân không kịp trở tay.
Video đang HOT
“Ở đây, tui thấy lo lắng lắm vì mỗi lần triều cường thì sóng to, có thể đánh sập nhà bất cứ lúc nào. Vì vậy, tui đề nghị chính quyền sớm di dời tái định cư để yên ổn cuộc sống”, chị Tiêm nói.
Sáng 13.10, PV Thanh Niên Online đã có mặt tại hiện trường, chứng kiến cảnh tượng đổ nát, tan hoang dọc theo đường Đinh Tiên Hoàng đoạn qua xóm Rớ. Một số đoạn đường bị cát lấp sâu hơn 0,5 m sau khi triều cường rút.
Sau đây là một số hình ảnh do PV Thanh Niên Online ghi lại tại khu vực triều cường xóm Rớ.
Triều cường làm cát ngập nhà dân
Thức trắng suốt đêm di chuyển đồ đạc nên ông Phạm Văn Huề tỏ ra mệt mỏi và lo lắng
Triều cường rút, cát ngập sâu trên đường Đinh Tiên Hoàng
Nhờ có kè tạm nên ngăn được triều cường xâm thực sâu vào nhà dân
Người dân lo chuyển đồ đạc đến nơi khác an toàn vì lo sợ triều cường tiếp tục tái diễn
Cây bàng biển dọc đường Đinh Tiên Hoàng bị triều cường “dập” tan tành
Một cơ sở sản xuất thủy sản ở xóm Rớ bị sóng đánh tan hoang
Bài, ảnh: Đức Huy
Theo TNO
Đỉnh triều cường tại TP.HCM lập kỷ lục lịch sử mới 1,70m
Theo Bản tin dự báo diễn biến thủy triều ngày 11/10 của Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, mực nước đỉnh triều thực đo tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn và trạm Nhà Bè trên kênh Đông Điền đã ngang bằng và vượt mức đỉnh triều lịch sử là 1,68m được ghi nhận vào ngày 20/10/2013.
Triều cường tại TP. HCM. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Cụ thể, mực nước đỉnh triều đo được tại trạm Phú An trên sông Sài Gòn đo được vào lúc 18 giờ 30 là 1,68 m, ngang bằng mức đỉnh lịch sử; trong khi đó, mức đỉnh triều đo được tại trạm Nhà Bè trên kênh Đông Điền vào lúc 17 giờ là 1,70m, vượt mức đỉnh lịch sử và xác lập mức đỉnh triều mới, vượt mức báo động 3 đến 0,20m (mức báo động 3 là 1,50m).
Với mức đỉnh triều lên cao như trên, trong sáng 11/10, nhiều khu vực trũng thấp của các quận 7, quận 8, quận Bình Thạnh... tiếp tục bị ngập sâu trong nước. Nhiều tuyến đường bị ngập từ 0,5 đến 1m như Huỳnh Tấn Phát, Phú Thuận... của quận 7; đường Phú Định, Trương Đình Hội của quận 8; đường An Dương Vương thuộc quận 6 và Bình Tân...
Theo nhiều người dân ở các khu vực này, nước triều lên cao liên tục trong 2-3 ngày qua nên nhiều sinh hoạt, đi lại của người dân bị đảo lộn. Nhiều nhà dân dọc các tuyến đường bị ngập liên tục phải sử dụng bao cát, ván gỗ để chắn trước cửa.
Theo Đài khí tượng thủy văn Khu vực Nam Bộ, mực nước cao nhất ngày 11/10 trên hệ thống kênh rạch Thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức rất cao vượt báo động III khoảng 0,12 m và còn tiếp tục duy trì mực nước cao trên báo động III đến ngày 12/10, sau đó xuống nhanh theo triều.
Trước đó, để giảm thiểu ngập úng, thiệt hại cho khu vực hạ du, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh do ảnh hưởng của triều cường kết hợp với xả lũ của các hồ chứa ở thượng nguồn, Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố Hồ Chí Minh đã có công văn đề nghị Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa xem xét lùi ngày xả tràn của hồ Dầu Tiếng để tránh xảy ra tổ hợp bất lợi (triều cường kết hợp xả lũ) cho vùng hạ du sông Sài Gòn.
Hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa đã quyết định lùi ngày xả đến ngày 12/10.
Từ khuya đêm qua, tại thành phố Cà Mau đồng loạt mưa lớn và kéo dài đến tận chiều ngày 11/10 vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm.
Với nhiều hệ thống sông ngòi đan xen chằng chịt và đỉnh triều trong các ngày qua dâng cao, kết hợp mưa lớn nên hệ thống thoát nước nội ô hầu như quá tải dẫn đến tình trạng nước ngập ùng ứ nghiêm trọng trong hầu hết các tuyến đường huyết mạch của thành phố Cà Mau.
Ông Trịnh Xuân Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Cà Mau cho biết: những ngày qua, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mực nước trên các con sông, cửa sông, ven biển dâng cao tương đương đỉnh triều cao nhất năm 2013.
Mực nước đo được trên các con sông trong ngày 7/10 ở trạm trên sông Gành Hào tại Cà Mau là 0,7 m, báo động II. Bên cạnh đó, tại các trạm Năm Căn, xấp xỉ mức báo động III, Sông Đốc báo động I... dự báo trong các ngày tới thủy triều còn tiếp tục dâng cao
Nước ngập nghiêm trọng đã dẫn đến việc lưu thông của các phương tiện gặp khó khăn. Tại ngã tư đường Trần Hưng Đạo-Phan Ngọc Hiển, một trong những tuyến đường lớn và thoáng nhất của thành phố Cà Mau, tình trạng kẹt xe tại các ngã tư bắt đầu xuất hiện, một điều rất hiếm tại nơi đây.
Tình trạng này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân. Mực nước dâng quá cao, tràn vào nhà, nhiều hộ phải dùng gạch, bao cát để chặn các hướng nước có thể tràn vào.
Theo Vietnam
Dân Sài Gòn dắt xe máy hàng km trong đỉnh triều cường Chiều tối 10/10, triều cường gây ngập nhiều quận huyện tại TP.HCM khiến sinh hoạt người dân bị đình trệ, đảo lộn. Chiều 10/10, nhiều khu vực ở Sài Gòn bị ảnh hưởng của triều cường. Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, triều cường đạt mức cao nhất là 1,61 m (vượt mức báo động 3 là 11 cm)....