Triệu chứng quai bị ở trẻ em dễ nhận biết nhất
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp và thường gặp ở trẻ nhỏ. Khởi đầu triệu chứng quai bị không đặc hiệu như sốt nhẹ, đau người, kém ăn.
Vì vậy, người bệnh có thể nhầm lẫn một với số bệnh khác.
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị quai bị. Bệnh được gây ra bởi một loại virus có tên là paramyxovirus làm sưng tuyến nước bọt và gây đau. Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể
Nguyên nhân bị quai bị
- Gây ra bởi một loại virus paramyxovirus.
- Lây từ trẻ bị bệnh sang trẻ khác thông qua tiếp xúc trực tiếp dịch tiết từ mũi và cổ họng.
- Các giọt bị nhiễm trong không khí từ hắt hơi hoặc trò chuyện khi bé hút vào cũng có thể gây nhiễm bệnh.
Triệu chứng quai bị ở trẻ em
Cách nhận biết bệnh quai bị ở trẻ có thể ở mỗi em một khác. Một số dấu hiệu chung là sốt khá cao, từ 38 đến 40 độ, kéo dài khoảng 3 đến 4 ngày; Mệt mỏi, đau đầu, nhức tai, cảm giác sợ gió và hơi ớn lạnh. Bị chảy nước bọt, sưng dần tuyến nước bọt ở khu vực mang tai. Sau đó sưng má (một bên hoặc cả hai bên), đau khi nuốt nước bọt.
1. Trong giai đoạn đầu của bệnh
- Sốt
- Đau đầu
- Chán ăn
- Cảm thấy không khỏe
Ban đầu khi mắc quai bị, bé có thể sẽ cảm thấy đau đầu.
2. Trong vòng 24 giờ khi xuất hiện các triệu chứng trên
- Đau tai hoặc đau vùng mặt.
- Bé sẽ cảm thấy đau hơn khi nhai, đặc biệt với những thực phẩm gây tăng sản xuất nước bọt.
Video đang HOT
Sau đó, trẻ sẽ đau tai hoặc đau vùng mặt.
3. Trong 24 giờ tiếp theo
- Sưng một trong những tuyến nước bọt nằm ở gần bên tai. Điều này làm cho má của bé bị sưng
- Một vài trẻ có thể bị sưng hai tuyến nước bọt khác, nằm dưới lưỡi và cằm. Trường hợp này ít gặp hơn.
Tuyến nước bọt của trẻ sẽ bị sưng lên.
Bệnh quai bị có nguy hiểm không?
Trường hợp nặng có thể dẫn đến teo tinh hoàn và làm số lượng tinh trùng giảm đáng kể gây vô sinh. Đối với nữ giới, quai bị có thể gây viêm buồng trứng.
- Bị điếc: việc mắc bệnh lúc còn nhỏ có thể làm trẻ bị điếc. Tỷ lệ của biến chứng này là 1/200.000 trẻ bị quai bị.
- Viêm màng não: mặc dù các biến chứng thần kinh thường gặp nhiều hơn ở người lớn nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Khi trẻ mắc quai bị, hệ thống thần kinh trung ương bị ảnh hưởng. Điều này làm gia tăng nguy cơ viêm màng não, viêm não hoặc dị tật tiểu não.
Quai bị có thể gây viêm màng não rất nguy hiểm
- Viêm tinh hoàn: 4 trong số 10 bé trai có thể bị biến chứng này sau quai bị. Tuy nhiên, bệnh này thường phổ biến sau tuổi dậy thì và có thể gây đau trong một vài tuần. Dù vậy thì viêm tinh hoàn nhẹ không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Cách chữa trị bệnh quai bị ở trẻ em:
- Khi bị quai bị, trẻ thường bị sốt. Để hạ sốt cho trẻ thì cha mẹ dùng khăn ấm lau qua người cho bé.
- Dùng khăn ấm áp vào bên má bị đau cho trẻ.
- Nên cho trẻ ăn những món dễ nuốt như cháo, súp…để tránh khi ăn bé bị chạm vào những vết sưng. Nếu bé cảm thấy quá đau thì có thể ăn bằng ống hút.
- Cha mẹ lưu ý cho con uống nhiều nước. Ngoài ra bổ sung thêm các loại nước nhiều dinh dưỡng như: sữa, nước ép hoa quả…
- Để tránh cho trẻ bị khô miệng, phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý để trẻ súc miệng.
- Không cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì có thể gây ra biến chứng ở tinh hoàn.
- Chú ý theo dõi các diễn biến của bệnh. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu khác thường như choáng váng, nôn mửa thì cần phải kịp thời đưa con đến bác sĩ để thăm khám.
Cha mẹ nên theo dõi tình trạng bệnh của trẻ để cho bé đi khám bác sĩ khi cần thiết.
Bệnh quai bị có tái phát không?
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu thì mỗi người chỉ mắc quai bị một lần trong đời. Khi đã bị nhiễm, trong cơ thể sẽ tồn tại các kháng thể trung hòa. Mặc dù ở nồng độ thấp nhưng nó giúp bảo vệ và có khả năng miễn dịch suốt đời. Vì thế nếu trẻ đã từng mắc quai bị thì cha mẹ có thể yên tâm là con sẽ không bị lại lần nữa.
Dấu hiệu khỏi quai bị
Căn cứ vào một vài biểu hiện sau đây là các nàng có thể xác định bé khỏi bệnh hay chưa:
- Vùng hàm không còn cảm giác sưng to nữa.
- Triệu chứng đau nhức toàn thân biến mất.
- Trẻ không còn sốt.
- Thông thường, tổng thời gian ủ bệnh, phát bệnh là hết hẳn các triệu chứng thì sẽ mất khoảng 20-21 ngày.
Theo thoidaiplus.giadinh.net.vn
Căn bệnh lây qua hô hấp không thể chủ quan khi trẻ em mắc phải
Theo các chuyên gia, quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ lây qua hô hấp, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tinh hoàn dẫn tới teo tinh hoàn, viêm màng não, thậm chí gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Khi trẻ có biểu hiện sốt, ói mửa, nhức đầu, cần đeo khẩu trang và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chẩn đoán điều trị. Ảnh: T.L
Bệnh lây qua hô hấp
Theo ThS Nguyễn Đình Liên - Khoa Ngoại, Tiết niệu (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), thời tiết này dễ mắc các bệnh truyền nhiễm lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh quai bị. Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và thường xảy ra ở đối tượng là trẻ em. Bệnh dễ lây qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bị bệnh hắt hơi, nói chuyện, ho, khạc nhổ...
Điều đáng nói là bệnh quai bị dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác như u hạch dưới hàm, tắc ống tuyến nước bọt, viêm tuyến nước bọt mang tai. Dù triệu chứng bệnh gần giống nhau nhưng độ nguy hiểm, khả năng lây lan... khác nhau. Chính vì điều này mà nhiều người chủ quan không đi kiểm tra sớm khi có triệu chứng.
ThS.BS Trần Tuấn Anh (Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Medlatec) cho rằng, bệnh quai bị nếu không được điều trị sớm và dứt điểm có thể để lại những biến chứng nguy hiểm, nhất là ở nam giới hay gặp viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn chiếm khoảng 20-35% ở trẻ sau tuổi dậy thì mắc quai bị. Sau này khả năng sinh sản của người bệnh dễ bị ảnh hưởng.
Do đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện như người bị sốt hoặc không, chán ăn, đau đầu, mệt mỏi, nhức toàn thân. Ngoài ra, tuyến nước bọt sẽ đau nhức, sưng to lên ở một hoặc hai bên quai hàm thì cần cho trẻ đến cơ sở y tế. Đây là những dấu hiệu điển hình của quai bị.
Được biết, Bệnh viện Đa khoa Medlatec đã từng điều trị cho không ít trường hợp nam thanh niên đến khám vô sinh do hậu quả quai bị khi bé mắc. Cách đây không lâu có trường hợp, nam thanh niên vào viện khi tinh hoàn kích thước nhỏ hơn bình thường. Kiểm tra xét nghiệm tinh dịch đồ cho thấy không phát hiện tinh trùng trong mẫu tinh dịch. Các xét nghiệm nội tiết hormon nam giới cũng có bất thường.
Chứng quai bị gây tình trạng xơ hóa các ống sinh tinh làm cho tình trạng hormon testosteron giảm thấp, trong khi hormon FSH và LH tăng cao dẫn tới suy sinh dục, vô sinh. Khi ống sinh tinh xơ hóa lâu, việc điều trị vô sinh bằng kĩ thuật vi phẫu tinh hoàn cũng không đạt hiệu quả cao.
Những lưu ý chăm sóc trẻ mắc quai bị
ThS.BS Trần Tuấn Anh cho biết, bệnh quai bị có thể tự điều trị tại nhà, nhưng nếu bé sốt cao, ói mửa, nhức đầu hoặc bộ phận sinh dục sưng to thì cần phải đến viện tránh biến chứng.
Hiện nay quai bị chưa có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị triệu chứng. Việc chăm sóc trẻ mắc quai bị là rất quan trọng, tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết đúng cách. Theo đó khi chăm sóc trẻ mắc quai bị, cha mẹ nên lưu ý:
Điều cần tránh:
- Không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn. Nếu trẻ chạy nhảy, vận động mạnh sẽ khiến tinh hoàn bị di động, lệch trục gây xoắn tinh hoàn.
- Không cho trẻ ra ngoài để để tránh lây nhiễm, ít nhất hai tuần. Bởi bệnh quai bị lây nhiễm trực tiếp qua đường hô hấp.
- Tránh tự ý bôi hoặc đắp, phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
- Không tự ý cho trẻ dùng thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Ibuprofen. Cần phải theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Việc nên làm:
- Cho trẻ đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để hạn chế lây nhiễm. Trong quá trình chăm sóc, người nhà cũng nên đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế lây.
- Cha mẹ nên cho trẻ mặc quần lót để treo cố định tinh hoàn là việc phụ huynh phải tuyệt đối thực hiện cho con em mình trong suốt thời gian bệnh quai bị.
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và chế biến thức ăn ở dạng lỏng, mềm, dễ nuốt để trẻ dễ hấp thu như súp, cháo, bột, uống sữa. Cùng với đó, cho trẻ ăn nhiều hoa quả trái cây, nước ép sinh tố để tăng sức đề kháng, uống nhiều nước. Dùng các vitamin nhóm B, C, uống nước cam, chanh cũng rất tốt.
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay trước và sau khi ăn, tẩy sát trùng các chất dịch tiết ra.
- Nên lau người bằng nước ấm để hạ thân nhiệt cho trẻ , tuyệt đối không tắm nước lạnh và cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lí hàng ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo, bệnh thường phát vào khoảng thời gian tháng 4 và tháng 5. Tuổi nào cũng có thể bị bệnh quai bị, khả năng mắc bệnh ở nam cao hơn nữ. Thời điểm dễ lây nhất là vào thời điểm là 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng của bệnh hoặc 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Do đó, mọi người cần chú ý đến các biểu hiện bệnh.
Biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh vẫn là tiêm vaccine phòng bệnh. Trẻ từ 12 tháng tuổi nên tiêm. Người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc quai bị mà chưa tiêm phòng quai bị cũng cần phải tiêm ngay để có thể bảo vệ bản thân tránh lây nhiễm.
Hà My
Theo giadinh.net.vn
Cách chăm sóc trẻ quai bị tại nhà Con trai tôi 7 tuổi, bị quai bị mấy hôm nay. Tôi đã đưa cháu đi khám, được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn chữa tại nhà. Ảnh minh họa Tuy nhiên tôi rất lo lăng vì nhiều người nói bị quai bị rất nguy hiểm. Xin bác sĩ tư vấn cách chăm sóc trẻ khi bị căn bệnh này. Ngô Văn...