Triệu chứng ở mắt không nên bỏ qua
Nhận biết các dấu hiệu về bệnh ở mắt rất quan trọng. Kiểm tra mắt định kỳ giúp các bác sĩ phát hiện bệnh sớm và đưa ra hướng điều trị thích hợp, kịp thời.
1. Động mạch có màu bạc hoặc đồng
Hơn 20% bệnh nhân không biết bản thân bị mắc chứng huyết áp cao. Đây là chứng bệnh có thể được phát hiện sớm nếu chúng ta đến thăm khám bác sỹ nhãn khoa thường xuyên. Chúng ta có thể quan sát thấy dấu hiệu tăng huyết áp thông qua đôi mắt bởi vì khi bị tăng huyết áp các động mạch võng mạc sẽ chuyển thành màu bạc hoặc đồng. Nếu không được chữa trị, tình trạng này có thể khiến các mạch máu trong võng mạc và khắp cơ thể bị nghẽn, làm tăng nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.
2. Nốt ruồi ở lớp bên trong của mắt
Ánh sáng mặt trời không chỉ có thể tàn phá làn da của bạn mà nó có thể làm tăng nguy cơ phát triển khối ung thư bên trong nhãn cầu.
Theo bác sỹ nhãn khoa Sophie J. Bakri, Trung tâm y tế Mayo Rochester, Minnesota, “Khối ung thư có thể trông giống như các nốt ruồi bên trong lớp sắc tố võng mạc”. Việc phát hiện sớm khối u ác tính ở mắt là rất quan trọng vì chúng có thể nhanh chóng di căn đến các mô xung quanh.
3. Mạch máu có kẽ hở
Đường huyết cao có thể làm tắc nghẽn hoặc gây tổn hại các mạch máu võng mạc theo thời gian, khiến chúng yếu dần đi. Bác sĩ nhãn khoa mắt thường có thể nhận ra các mạch máu hở bất thường này. Thực tế, bệnh nhân tiểu đường thường bị ảnh hưởng đến mắt, đặc biệt có thể dẫn đến mù lòa trong những trường hợp nghiêm trọng.
4. Viêm nhiễm
Các triệu chứng tự miễn dịch có thể khiến cơ thể tấn công lại các tế bào và mô khỏe mạnh dẫn đến viêm nhiễm. Nếu thấy sung viêm ở mắt, mắt đỏ, ngứa thì có thể đang bị mắc vài dạng bệnh về hệ miễn dịch chưa được chẩn đoán như lupus ban đỏ hay bệnh viêm khớp dạng thấp.
5. Phồng rộp bên trong mắt
Tình trạng bị phồng rộp bên trong nhãn cầu được gọi là bệnh hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (CSR), đây là loại bệnh thường gây ra bởi sự căng thẳng quá độ về cảm xúc, tinh thần. Triệu chứng phổ biến nhất là bệnh nhân có thể bị mờ mắt hoặc nhìn thấy những đường sóng khi cố gắng tập trung vào một điểm bất kỳ. Trong nhiều trường hợp, bệnh CSR có thể được kiểm soát bằng cách giảm mức độ stress, hoặc có thể chữa trị bằng laser.
6. Cách mạch máu bị sưng ở trong lòng trắng mắt
Chất gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, bụi, và lông động vật thường ảnh hưởng đến mắt. Như một cơ chế tự bảo vệ, mắt sẽ tiết ra histamine và các hóa chất tự nhiên khác để chống viêm mà không gây ra các tác dụng phụ nào cho mắt. Quá trình này có thể khiến các mạch máu bề mặt sung lên, đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Tốt nhất là tìm gặp bác sỹ chuyên khoa để chữa trị kịp thời.
7. Mắt bị ngứa và bị chảy nước mắt
Nếu mắt bị ngứa và chảy nước mắt kéo dài, có thể là do bị dị ứng với phấn hoa, lông thú nuôi, hay các chất lạ khác trong môi trường. Nó làm bạn cảm thấy khó chịu, nhưng thường không dẫn đến mất thị lực. Đó có thể là triệu chứng của bệnh Khô mắt. Bác sĩ mắt có thể xác định chính xác nguyên nhân gây khó chịu ở mắt và có phác đồ điều trị thích hợp cho bạn.
8. Thị lực của giảm và bị móp méo
Video đang HOT
Thị lực giảm và móp méo trong một thời gian dài có thể do một trong nhiều nguyên nhân. Mắt mờ, đặc biệt là không thể nhìn rõ các sự vật ở xa hoặc gần, thường là dấu hiệu của tật khúc xạ như cận thị (myopia), viễn thị (hyperopia), loạn thị (astigmatism) hay lão thị. Phương pháp điều trị các bệnh lý này thường là đeo kính để hiệu chỉnh và trải qua phẫu thuật khúc xạ (Lasik).
Một nguyên nhân chính gây giảm thị lực và khiến thị lực bị móp méo là thoái hóa hoàng điểm do già, thường ảnh hưởng tới thị lực trung tâm. Các sự vật ở giữa thị trường bị móp méo nhưng những hình ảnh xung quanh vẫn nhìn thấy rõ. Bệnh lý này có thể có thể gây mù nếu không được điều trị kịp thời, vì vậy phát hiện sớm bệnh rất quan trọng.
9. Mắt của bị kéo mây
Thị lực kém hay mắt bị kéo mây, như thể bạn đang nhìn các sự vật qua một màng mây, có thể đó là dấu hiệu của đục thủy tinh thể (cườm khô). Bệnh này liên quan đến tuổi tác, có thể dẫn đến mù nếu không được điều trị. Đối với bệnh lý này, khả năng hồi phục tốt thị lực là hoàn toàn có thể nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Mắt kéo mây cũng có thể do các bệnh lý khác như thiếu vitamin A, do bệnh lây truyền qua đường tình dục và các khối u ở mắt. Nếu thị lực của bạn có biểu hiện như trên, bạn hãy đi khám bác sĩ mắt sớm để được phát hiện bệnh và điều trị sớm.
Theo PNO
12 triệu chứng buồn nôn và nôn mửa không nên coi thường
Trong một số trường hợp, chứng đau đầu, buồn nôn, nôn nửa có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp trục trặc.
Trong cuộc sống mọi người ít nhiều đều có những lúc cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, có thể là do độ cao, do say xe hay bị ốm. Hầu hết mọi người chỉ coi đó là những triệu chứng nhỏ không đáng để tâm. Nhưng hãy coi chừng, đó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo đối với sức khỏe của bạn đấy.
1. Buồn nôn đi kèm cơn đau ở ổ bụng
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đi kèm với đau đột ngột ở vùng bụng phải trên, và có thể lan sang một số phần khác của bụng hoặc lưng.
Chẩn đoán: Sỏi mật hoặc viêm túi mật.
Biện pháp: Nếu cơn đau vẫn dai dẳng hoặc càng tệ thêm khi ăn những đồ béo, mỡ, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ để chẩn đoán sớm tình hình.
2. Buồn nôn kèm theo đau bụng nhưng trở đi trở lại
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện từ từ và tiếp tục hoặc trở đi trở lại trong vài tuần hoặc vài tháng, có thể kèm theo đau, khó chịu ở bụng, tiêu chảy, táo bón, phù, đầy hơi, và một số vấn đề về dạ dày khác.
Chẩn đoán: Có thể là do bệnh mãn tính như không dung nạp lactoza, hội chứng kích thích ruột, loét, dị ứng thức ăn, bệnh Crohn, viêm loét đại tràng hoặc loét dạ dày.
Biện pháp: Hãy đi khám và tìm cách điều trị sớm để giảm nhẹ và dứt điểm những bệnh này.
Ảnh minh họa
3. Buồn nôn kèm theo tức ngực
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa xuất hiện cùng với các triệu chứng như bị co thắt, đè ép, đau tức lồng ngực một cách đột ngột; cơn đau lan nhanh sang hàm của bạn, rồi lưng, cổ, vai hoặc cánh tay, đặc biệt là cánh tay trái; mạch nhanh; hoặc khó thở.
Chẩn đoán: Có thể do các cơn đau tim.
Biện pháp: Nhanh chóng gọi cấp cứu hoặc nhờ người khẩn trương đưa đến bệnh viện gần nhất. Sau đó hãy nhai một viên aspirin thông thường (300 mg) hoặc ba liều thấp aspirin (mỗi liều 100 mg) ngay lập tức.
4. Buồn nôn đi kèm với đau ngực, khát nước và chuột rút cơ bắp
Mô tả: Cơ buồn nôn hoặc nôn mửa xảy đến cùng các triệu chứng khác như đau ngực, khát khô cổ, tăng hay giảm tiểu tiện, mất vị giác, sưng hoặc tê cóng chân tay, chuột rút cơ, khó tập trung, khó thở, hoặc choáng váng.
Chẩn đoán: Tim, gan hoặc thận có vấn đề.
Biện pháp: Đến bệnh viện ngay lập tức. Một cuộc thăm khám, kiểm tra sức khỏe toàn diện có thể xác định được tình trạng bệnh lý của cơ thể và có hướng điều trị thích hợp.
5. Buồn nôn đi kèm với tiêu hóa kém
Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa ra chất dịch màu đen, cảm giác nóng rát ở dạ dày và thực quản, khó tiêu, hoặc trào ngược.
Chẩn đoán: Có thể có vết loét trong đường tiêu hóa trên hoặc trào ngược dạ dày- thực quản.
Biện pháp: Đi khám bác sĩ, và bạn có thể phải thực hiện một ca nội soi, để kiểm tra trực quan và lấy mẫu mô sinh thiết từ bộ phận tiêu hóa, trước khi có thể xác định ra bệnh lý và có hướng điều trị.
6. Buồn nôn đi kèm với sốt và đau dạ dày
Mô tả: Cơn buồn nôn hoặc nôn mửa đến bất ngờ; có thể kèm theo đau quanh vùng rốn, sốt, mất vị giác, hoặc đi ngoài.
Chẩn đoán: Bệnh đau dạ dày.
Biện pháp: Nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị.
Ảnh minh họa
8. Buồn nôn đi kèm với thay thay đổi trọng lượng bất thường
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, kèm theo đó là những triệu chứng không rõ nguyên do, như yếu ớt, chóng mặt, đau đớn hay thay đổi trọng lượng một các bất thường.
Chẩn đoán: Có thể là biểu hiện của bệnh ung thư.
Biện pháp: Đi khám bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán ngay khi có thể.
9. Buồn nôn đi kèm khát nước và đi tiểu nhiều
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa, cùng với đó là khát nước, yếu ớt, tiểu tiện nhiều hoặc các vết thương rất khó lành.
Chẩn đoán: Có thể do bệnh tiểu đường khó kiểm soát.
Biện pháp: Sớm đi khám bác sĩ để có hướng kiểm soát tình trạng tiểu đường của cơ thể.
10. Buồn nôn đi kèm với cơn đau nhói ở đầu
Mô tả: Buồn nôn hoặc nôn mửa kèm theo đau dữ dội ở một nửa hoặc cả hai bên đầu, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, có thể thấy xuất hiện vệt sáng nhấp nháy hay điểm mù; ngứa ran ở mặt và tay trước cơn đau đầu.
Chẩn đoán: Chứng đau nửa đầu.
Biện pháp: Nên nằm nghỉ trong phòng tối. Nếu chứng đau nửa đầu thường kéo dài từ 4 giờ đến ba ngày hoặc chịu quá hai cơn đau nửa đầu một tháng thì cần nhanh chóng đi khám bác sĩ, để được điều trị thích hợp. Nếu đây là cơn đau nửa đầu đầu tiên, đừng tự ý dùng thuốc giảm đau mà hãy đi bệnh viện kiểm tra trước đã.
11. Buồn nôn sau khi bị tai nạn
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa sau khi bị tai nạn, ngã hay chấn thương nào đó.
Chẩn đoán: Sự chấn động sau tai nạn hoặc não bị tổn thương ở bộ phận nào đó.
Biện pháp: Nếu các triệu chứng có chiều hướng nặng lên, bạn cần đi đến bệnh viện để kiểm tra kỹ lưỡng.
12. Buồn nôn sau khi ăn một loại thực phẩm nào đó
Mô tả: Cảm thấy buồn nôn hay nôn mửa sau khi ăn một số loại thức ăn như trứng, sữa...
Chẩn đoán: Dị ứng thức ăn hoặc cơ thể không dung nạp loại thức ăn đó.
Biện pháp: Hạn chế ăn các thực phẩm đó trong khẩu phần ăn hàng ngày và thay thế bằng những loại thực phẩm khác có nguồn dinh dưỡng tương tự.
Theo VNE
Ba thói quen không nên làm vào buổi sáng sớm Một số điều có thể xa tầm tay của bạn - nhưng thói quen nhỏ buổi sáng có thể làm bạn bắt đầu một ngày tồi tệ. Hồi phục lại bản thân cho một ngày mới tốt nhất có thể bằng cách tránh xa những thói quen xấu vào buổi sáng. Uống cà phê quá sớm Khi bạn vừa thức dậy chính là...