Triệu chứng đau bụng nghiêm trọng sau ăn
Măc du phân lơn cac trương hơp bi đau bung la lanh tinh nhưng đau bụng trong môt sô trương hơp cu thê dươi đây se liên quan vơi môt bệnh tât nao đo.
Nguyên nhân đau bụng bình thường sau khi ăn uống:
- Mệt mỏi và buồn nôn sau ăn
- Đau quặn bụng dưới từng cơn trong thời gian ngắn (không quá 2h đồng hồ)
- Có thể bị tiêu chảy và sốt nhẹ sau ăn
- Tâm trạng dễ kích động, bực dọc, căng thẳng
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
- Do uông chât côn: Biểu hiện là bạn có thể bị chướng bụng, đầy hơi, thấy khó tiêu và đau bụng do đồ uống lạnh và có ga. Viêc uông rượu, bia trong bữa ăn thường là nguyên nhân khởi đầu cho một số vấn đề ở dạ day.
Thưc tê, bất kỳ chất lỏng, có thể là nước hoặc thậm chí nước ép trái cây tươi cũng có thể cản trở hoạt động của dạ dày.
Video đang HOT
- Ký sinh trùng:Có rất nhiều ký sinh trùng “cư ngụ” trong dạ dày mà chính bạn cũng không biết. Trong đó, có một số ký sinh trùng có khả năng gây rối loạn tiêu hóa mãn tính. Vì vậy, môt biêu hiên khac cho thây hê tiêu hoa nhiêm ky sinh trung la tiêu chay.
- Nấm Candida: Nấm candida hay cac loai nấm khác cũng là nguyên nhân gây ra đau bụng sau khi ăn. Do tốc độ tăng trưởng nhanh, nấm candida sẽ “tiêu diêt” các vi khuẩn có ích giúp hỗ trợ tiêu hoá; can thiệp vào bai tiêt men tiêu hóa, gây giảm số lượng a xít tiêu hoa ở dạ dày và mật. Ngoài đau bụng sau khi ăn, candida có thể gây ra chứng đa huyết hoặc tâm trạng bực dọc khác.
- Tập thể dục: Thể dục rất tốt cho cơ thể tuy nhiên nếu thực hiện ngay sau khi ăn thi lại co thê la “thu pham” gây đau bụng. Hiên tương nay thương găp ơ nhưng ngươi đang muôn giam cân.
Nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện những cơn đau bụng thương xuyên sau khi ăn (anh minh hoa)
Nguyên nhân đau bụng nghiêm trọng sau khi ăn
Triệu chứng chung:
- Thấy khó khăn khi nuốt, khó chịu, đầy bụng, ợ nóng, buồn nôn và ói mửa
- Đau thắt ngực ngay sau ăn và ngày đau quặn liên tục theo cường độ tăng dần
- Cơn đau bụng kéo dài nhiều giờ
- Tâm lý sợ hãi bất cứ một loại thực phẩm nào
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh:
- Tắc nghẽn mạch máu: Đây là tình trạng khá phổ biến, tương tự như bệnh mạch vành. Sau bữa ăn, máu se đươc tăng cường tơi hê tiêu hoa, tao áp lực lên các mạch máu. Kết quả là một sô mạch máu nao đó có thể bị “nghen”, gây ra hiên tương đau thắt ngực sau ăn. Năng hơn la đau dư dôi va thây sợ các thực phẩm.
- Ung thư dạ dày: Đây là nguyên nhân đáng lo ngại nhất của đau bung sau khi ăn. Khi có nghi vân (kem theo cac biêu hiên” ăn nhanh no, ợ hơi nhiều, buồn nôn hoặc nôn, có thể biểu hiện bằng xuất huyết đường tiêu hóa như nôn ra máu, đại tiện phân đen hoặc thiếu máu do chảy máu rỉ rả từ khối u, thể trạng gầy sút), hay đi nôi soi đê khăng đinh nguyên nhân.
- Sỏi mật: Sỏi mật gây cản trở dòng chảy của mật trong ống dẫn mật. Quá trình hình thành sỏi mật thường gây ra đau da day dữ dôi, cơn đau kéo dài nhiều giờ. Nếu không được điều trị sớm, những cơn đau dữ dội này sẽ còn tấn công bạn trong nhiêu thang.
- Axit trào ngược: Một trong những triệu chứng của bệnh trào ngược axit là đau bung sau khi ăn. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm tra các triệu chứng khác của trào ngược axit như ợ nóng, nôn mửa, buồn nôn, thấy khó khăn trong khi nuốt… để khẳng định nguyên nhân.
Lưu ý: Nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện những cơn đau bụng sau khi ăn, nếu bạn thường cảm bị quá đau đớn hoặc những cơn đau này viếng thăm bạn với tần suất nhiều hơn bình thường.
(Theo Dân Trí)
7 dấu hiệu sức khỏe báo động đỏ
Thông thường đau đầu chỉ là một chứng bệnh thường gặp và ợ nóng chỉ là tín hiệu cho thấy bạn ăn quá nhiều thực ăn... nhưng đôi khi đó cũng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn có vấn đề.
1. Đau đầu dữ dội
Bất cứ sự đau nhức nào ở não cũng do chứng đau nửa đầu gây ra nhưng nếu cảm thấy đau đầu trầm trọng mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác của chứng đau nửa đầu như tiền triệu thị giác (Visual aura), chắc chắn đây là dấu hiệu của chứng phình động mạch não, một chứng bệnh có biểu hiện đau đầu và được coi là nghiêm trọng nhất hiện nay.
Tỉ lệ mắc bệnh này chiếm khoảng 5% và hầu hết không nguy hiểm. Bạn sẽ không biết đến sự tồn tại của chúng nếu chúng không bị vỡ. Nếu điều này xảy ra, máu sẽ tràn sang các mô xung quanh (gây ra chứng đau đầu trầm trọng) và cắt đứt nguồn cung cấp ôxy ở đó.
Những người hút thuốc lá hay có tiền sử gia đình mắc chứng phình động mạch não sẽ gia tăng nguy cơ bị bệnh này.
BS chuyên khoa tim mạch, Elsa-Grace Giardina, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Phụ nữ (Mỹ), cho biết: "Khi động mạch bị vỡ, chỉ vài phút là não bị tổn thương. Vì vậy cần phải gọi cấp cứu ngay lập tức".
2. Nhức răng
Khi răng chạm vào đồ lạnh, bạn cảm thấy tê buốt và đau nhói, có thể tủy răng đã bị tổn thương. Thông thưởng là do răng bị sứt mẻ hoặc bị sâu. BS nha khoa Kimberly Harms tại Minnesota (Mỹ) cho hay, nếu không nhanh chóng hàn những lỗ hổng đó, các vi khuẩn sẽ tấn công gây nhiễm trùng tủy răng và nhiễm vào máu.
Cách tốt nhất là nên đi kiểm tra các lỗ sâu và vết nứt trên răng. Nếu cần thiết thì phải diệt tủy để giữ răng.
3. Đau nhói bên hông
Nếu cảm thấy đau nhói một bên hông như thể có cái gì đâm ngang ở phía bên phải, đồng thời buồn nôn kèm theo sốt, có thể bạn đã bị viêm ruột thừa. Nó xảy ra khi những chất thải từ hệ tiêu hóa vô tình "chui" vào ruột thừa và nghẽn ở đấy. Do đó, cơ quan này sẽ bị viêm nhiễm nghiêm trọng.
Một khả năng khác là do u nang buồng trứng. Thông thường những túi trứng này vô hại và tự chúng sẽ biến mất. Nhưng nếu một túi bị xoắn hoặc vỡ, nó sẽ gây đau buốt kinh khủng.
Cả hai trường hợp trên đều cần được phẩu thuật khẩn cấp. Theo B.S Lin Chang, chuyên khoa dạ dày - ruột, cho hay: "Nếu bạn không cắt bỏ ruột thừa, nó sẽ bị vỡ." Điều này sẽ gây sưng tấy các mô xung quanh các cơ quan nội tạng. Nếu vòi trứng bị xoắn cũng cần được loại bỏ ngay, nếu không nó sẽ cản trở dòng máu chảy tới buồng trứng trong vòng vài giờ.
4. Đau ngực thoáng qua
Nếu bị ợ nóng hoặc thắt ngực (như thể mặc áo ngực quá chật) thường xuyên, bạn có nguy cơ mắc bệnh tim, và nếu không điều trị, sẽ dẫn đến những cơn đau tim.
Mỗi năm, khoảng 10.000 phụ nữ dưới 45 tuổi mắc chứng bệnh này nhưng triệu chứng ở nữ giới có xu hướng ít nghiêm trọng hơn so với nam giới, bởi vậy "bạn chỉ cảm thấy hơi tức ngực, mệt mỏi, đau họng hoặc khó thở", BS Giardina cho biết.
Bị ợ nóng sau khi ăn tiệc là điều bình thường nhưng nếu cảm thấy như thế mình đang bị bóp nghẹt đến chết bởi một con trăn Nam Mỹ sau khi tập thể dục cường độ cao thì điều đó hoàn toàn không bình thường. Ở những phụ nữ trẻ, đau tim thường xảy ra khi làm việc vất vả. Nếu lên cơn đau, hãy gọi cấp cứu. Bác sỹ sẽ thực hiện điện tâm đồ để quyết định xem liệu tim của bạn đã bị tổn thương hay chưa, sau đó đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, có thể là dùng thuốc hoặc phẫu thuật để thông động mạch.
5. Đau bụng, đầy hơi
Bạn cảm thấy đầy hơi, đó là điều bình thường, đặc biệt trước những ngày "đèn đỏ". Nhưng nếu hiện tượng này xảy ra thường xuyên thì có thể sức khỏe bạn có vấn đề. Trường hợp tồi tệ nhất có thể là bạn bị ung thư buồng trứng.
Vào năm 2007, Tổ chức nghiên cứu Ung thư Nội khoa đã công bố những triệu chứng ban đầu của chứng bệnh này bao gồm: đầy hơi, đau bụng và vùng xương chậu, ăn uống khó khăn. Nếu bạn có những triệu chứng trên kéo dài trong 2-3 tuần, điều này đáng báo động đỏ.
Ung thư buồng trứng không phải là chứng bệnh phổ biến như ung thư vú và ung thư phổi (cứ 70 người phụ nữ thì có 1 người mắc những bệnh lý này). Tuy nhiên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, hoặc nếu bạn chưa bao giờ mang thai.
Bạn nên gặp bác sỹ phụ khoa để trình bày những triệu chứng này. Nếu bác sỹ tình nghi bạn bị ung thư, họ sẽ gửi bạn tới bác sỹ chuyên khoa ung thư nội khoa để siêu âm hoặc tiến hành chụp CT scan để tìm khối u. Một thông tin đáng mừng là, tỷ lệ sống sót của các ca ung thu buồng trứng được chẩn đoán và chữa trị sớm ở phụ nữ trong vòng 5 năm qua là 90%.
6. Đau lưng và ngón chân ngứa rát
Khi đau lưng do vừa hoạt động nặng nhọc như chuyển nhà, mang vác vật nặng, bạn có thể dùng túi chườm nóng, nó sẽ làm giảm đau nhức. Thuốc kháng sinh chống viêm cũng sẽ làm lưng bạn bớt đau. Tuy nhiên, nếu không làm gì mà lưng lại đau nhức, bạn nên đến bác sỹ.
Theo B.S chuyên khoa chỉnh hình Letha Griffin (Mỹ), "Có thể một đĩa đệm cột sống (một vòng sụn hình tròn ở giữa các đốt xương sống có tác dụng như một bộ giảm chấn) chèn lên dây thần kinh cột sống". Nếu không được điều trị, các dây thần kinh này có nguy cơ sẽ bị tổn thương vĩnh viễn. Và thật khó vận động nếu bạn không còn cảm giác về chân.
7. Chân đau và sưng tấy
Chân bạn bỗng dưng đau nhức tại một nơi nhất định, đặc biệt là sưng lên, đỏ tấy và ấm nóng khi chạm vào, có thể chân bạn mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu (sự hình thành một cục máu trong mạch máu) hay còn gọi là DTV.
Nó hình thành như thế nào? Có thể là ngồi máy bay quá lâu, hoặc công việc khiến bạn phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ đồng hồ. Máu bắt đầu tích tụ ở dưới chân và hình thành những cục máu đông. Khi những cục máu này lớn sẽ trở thành vật cản gây tắc nghẽn trong tĩnh mạch hoặc động mạch. Do đó những vùng xung quanh sẽ bị đau nhức và sưng tấy. Những người thường xuyên hút thuốc và phụ nữ dùng thuốc tránh thai sẽ có nguy cơ cao mắc chứng cục máu đông này.
Để chữa trị, bạn không được mát-xa vùng đau nhức, hoặc đi lại với hy vọng các triệu chứng sẽ biến mất bởi vì nếu cục máu đông này vỡ ra và di chuyển tự do, nó sẽ theo tĩnh mạch đi lên phổi và cắt đứt nguồn cung cấp ôxy cho cơ thể. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sỹ, họ sẽ chụp CT scan hoặc siêu âm.
BS Suzanne Steinbaum, giám đốc Viện Tim mạch tại Bệnh viện Lenox Hill Hospital (Mỹ) cho biết: "Nếu bị cục đông, bạn sẽ cần đến một chất làm loãng máu, có thể mất đến 1 năm để làm việc này".
(Theo Dân trí)
Làm sao "chống" tiểu ban đêm? Nhiều người nói rằng thật không gì bực mình và khổ sở cho bằng nửa đêm phải vào buồng tắm để... xả cho nhẹ bụng. Các liệu pháp y khoa đều có tác dụng phụ Tiểu đêm là do lượng nước tiểu được sản sinh ra tăng cao hoặc do bọng đái không đủ sức giữ nó lại, hoặc do một vấn đề...