Triệu chứng của người nhiễm biến thể Delta khác gì người nhiễm chủng khác?
Biến thể Delta đang khiến nhiều nước trên thế giới đau đầu, trong đó có Việt Nam với số mắc tăng rất nhanh.
Vậy các triệu chứng nhiễm bệnh liệu có gì thay đổi so với các biến chủng trước đó?
2 năm trước, hắt hơi hoặc ho không phải là nguyên nhân đáng lo ngại, nhưng giờ đây, ngay cả những triệu chứng nhẹ nhất cũng có thể khiến nhiều người tự hỏi “Tôi có bị Covid-19 không?”
Thời kỳ đầu của đại dịch, các dấu hiệu nhận biết của bệnh có thể bao gồm mất vị giác và khứu giác, sốt, ho, khó thở và mệt mỏi. Giờ đây với biến thể Delta, các triệu chứng nhiễm bệnh liệu có gì thay đổi?
Ảnh minh họa.
Theo tờ New York Times , thực tế có rất ít dữ liệu về câu hỏi này. Biến thể Delta có khả năng lây lan gần gấp đôi so với các biến thể trước đó và cũng dễ lây lan như bệnh thủy đậu. Nó nhân lên nhanh chóng trong cơ thể, và mọi người mang theo một lượng lớn virus trong mũi và cổ họng của họ.
Tiến sĩ Andrew T. Chan, một nhà dịch tễ học và bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và là một trong những điều tra viên chính của Nghiên cứu về triệu chứng Covid-19, đã theo dõi hàng triệu người từ Anh, Hoa Kỳ và Thụy Điển thông qua một ứng dụng yêu cầu người tham gia theo dõi triệu chứng.
Theo đó, thì những người được tiêm chủng được bảo vệ tốt chống lại biến thể Delta. Nó có xu hướng tạo ra các triệu chứng nhẹ hơn và thời gian ngắn hơn, triệu chứng giống cảm lạnh thông thường.
“Chúng tôi vẫn thấy những người có biểu hiện ho, nhưng tỷ lệ người có biểu hiện như sổ mũi và hắt hơi cao hơn. Đau đầu và đau họng là những phàn nàn hàng đầu khác. Sốt và mất vị giác và khứu giác được ghi nhận ở mức độ nhẹ hơn”, tiến sĩ Chan nói.
Sốt, ho, mệt mỏi, đau đầu và đau họng là “biểu hiện kinh điển của Covid-19″ ở những trẻ có triệu chứng.
Tại Việt Nam, theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, phân tích trên 2.359 bệnh nhân cho thấy 62% người bệnh không có triệu chứng, 21% có triệu chứng nhẹ. Khoảng 11% ở mức độ trung bình, suy hô hấp nhẹ gồm: 7% người bệnh ở mức độ trung bình, 3% có suy hô hấp, thở ôxy, 0,6% có suy hô hấp, thở ôxy gọng kính và 0,4% phải thở ôxy dòng cao HFNC.
Đặc biệt, khoảng 5% người bệnh nặng, rất nặng, nguy kịch. Trong đó, thở máy không xâm nhập chiếm 1%, thở máy xâm nhập là 3,7% và ECMO là 0,3%.
TS.BS Vũ Minh Điền, Phó Giám đốc Trung tâm phòng chống dịch, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cũng cho biết tại Việt Nam chưa có thống kê đầy đủ về điều này. Tuy nhiên theo nhiều cáo báo trên thế giới thì biểu hiện chung về lâm sàng của bệnh nhân nhiễm biến thể Delta không có thay đổi nhiều, vẫn là các biểu hiện ho, sốt, đau mỏi người, đau đầu, nặng hơn thì viêm phổi, suy hô hấp. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt là tỷ lệ bệnh nhân bị mất khứu giác, vị giác thấp hơn so với biến chủng Alpha (được phát hiện lần đầu tiên tại Anh).
“Có đến 70-80% bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng vì thế việc thống kê các biểu hiện lâm sàng cần thực hiện trên cỡ mẫu rất lớn, tỷ lệ này có sự thay đổi theo quần thể. Điều các nhà nghiên cứu nhận thấy có sự khác biệt rõ nhất là tỷ lệ người có biểu hiện mất khứu giác, vị giác”, BS Điển nói.
Theo Bộ Y tế, các dấu hiệu nhiễm SARS-CoV-2 nếu có gồm:
- Ho
Video đang HOT
- Sốt (trên 37,5 độ C)
- Đau đầu
- Đau họng, rát họng
- Sổ mũi, chảy mũi, ngạt mũi
- Khó thở
- Đau ngực, tức ngực
- Đau mỏi người, đau cơ
- Mất vị giác
- Mất khứu giác
- Đau bụng, buồn nôn
- Tiêu chảy
Tự bảo vệ an toàn phòng nhiễm như thế nào
Các chuyên gia khuyến cáo, bên cạnh thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, người dân cần tuân thủ 5K gồm: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tụ tập – Khai báo y tế và tiêm vắc xin khi đến lượt.
Cụ thể:
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang theo quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Khử khuẩn: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế.
Theo chuyên gia, vắc xin phòng Covid-19 là loại vắc xin mới, được cấp phép theo điều kiện khẩn cấp nên các chuyên gia chưa biết chắc chắn rằng việc tiêm vắc xin có làm giảm được khả năng nhiễm bệnh và lây truyền bệnh hay không. Tuy nhiên, việc tiêm sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm nguy cơ tử vong. Vì thế, dù đã tiêm đủ liều vắc xin, người dân vẫn cần tuyệt đối tuân thủ 5K.
An toàn tiêm chủng là ưu tiên hàng đầu
Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Việt Nam. Ngoài việc khoanh vùng, truy vết, thực hiện "5K" thì vắc xin chính là giải pháp phòng, chống dịch hiệu quả.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 lớn nhất lịch sử, vẫn có những băn khoăn nhất định.
Hà Nội Ngày nay đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia xung quanh vấn đề này.
- Thưa bà, Việt Nam đang triển khai chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử, không chỉ tiến hành tiêm vắc xin tại các bệnh viện mà còn triển khai tiêm tại các trạm y tế, cơ sở lưu động. Vậy làm sao để bảo đảm mục tiêu an toàn, thưa bà?
- Đằng sau mỗi mũi tiêm là sức khỏe, tính mạng của con người. Để công tác tiêm chủng diễn ra an toàn, ngành Y tế đang nỗ lực giám sát ở từng khâu, từ tiếp nhận, bảo quản, vận chuyển cho đến tận bàn tiêm; đảm bảo tiêm chủng đúng đối tượng, xử lý nhanh chóng và hiệu quả các trường hợp phản ứng sau tiêm (nếu có). Tham gia cùng hệ thống tiêm chủng còn có hệ thống khám chữa bệnh với 1.400 bệnh viện công, hơn 300 bệnh viện ngoài công lập, 30 phòng khám ngoài công lập, 11.000 trạm y tế. Các hệ thống y tế ngành, y tế công an, y tế quân đội cũng đang tham gia vào chiến dịch tiêm chủng lớn nhất với đội ngũ nhân lực được tập huấn đầy đủ, kỹ càng.
Bên cạnh đó, chúng tôi đã yêu cầu các tỉnh phải đảm bảo công tác an toàn tiêm chủng tại địa phương trên nguyên tắc "4 tại chỗ"; thành lập Ban an toàn tiêm chủng cấp tỉnh với 7 nhiệm vụ và tổ chức đội cấp cứu lưu động để hỗ trợ kịp thời các điểm tiêm chủng.
Với các điểm tiêm chủng lưu động, Bộ Y tế, Chương trình Tiêm chủng mở rộng đã có những hướng dẫn cụ thể về việc lập kế hoạch tổ chức triển khai, hình thức triển khai tiêm chủng tới các địa phương để đảm bảo sử dụng vắc xin kịp thời, an toàn, hiệu quả nhất.
- Các nhân viên y tế phải lưu ý điều gì để đảm bảo an toàn tiêm chủng, nhất là khi đã từng xảy ra một số trường hợp phản ứng bất hợp sau tiêm?
- Vắc xin phòng Covid-19 cũng như bất kỳ một loại vắc xin nào khác, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định, bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sản sinh miễn dịch phòng bệnh, và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa tới sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời.
Cho đến nay, với hơn 7 triệu liều vắc xin đã được tiêm, Việt Nam đã ghi nhận số trường hợp phản ứng thông thường từ khoảng 14 - 20% tùy theo từng địa phương. Tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO. Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vắc xin đã xảy ra, tuy nhiên, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế, xử trí kịp thời.
So với thế giới, tỷ lệ tai biến tiêm chủng của Việt Nam ở mức thấp, nhưng không có nghĩa chúng ta được phép chủ quan. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, chúng tôi nghiêm túc đề nghị các cán bộ y tế trước khi tiêm phải khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe đối với người được tiêm, để mỗi mũi tiêm thực hiện đều đảm bảo an toàn, hạn chế thấp nhất rủi ro.
- Với tiến độ tiêm vắc xin như hiện nay, khi nào chúng ta đạt được mục tiêu về tỷ lệ tiêm chủng để có miễn dịch cộng đồng?
- Để đạt được miễn dịch cộng đồng, chúng ta phải tiêm cho trên 70% dân số, tương đương với khoảng 150 triệu mũi tiêm an toàn. Cho đến thời điểm này, Việt Nam đã hoàn thành nhiều đợt tiêm chủng và sử dụng an toàn, hiệu quả, kịp thời số vắc xin đã được cung ứng. Độ bao phủ về tiêm chủng phụ thuộc vào tiến độ cung ứng vắc xin và năng lực của hệ thống tiêm chủng.
Trong trường hợp nguồn cung vắc xin dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của Việt Nam, Bộ Y tế đã có kế hoạch huy động tối đa nhân lực của hệ thống y tế, bao gồm cả giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng y tế trên toàn quốc, các cơ sở y tế tư nhân tham gia vào chiến dịch tiêm chủng quốc gia. Như vậy thì thời gian đạt được mục tiêu sẽ rút ngắn so với khi chỉ triển khai trong hệ thống tiêm chủng mở rộng.
- Liệu có nên tính tới phương án tiêm vắc xin dịch vụ để đẩy nhanh tiến độ không thưa bà?
- Bên cạnh nguồn vắc xin được các tổ chức quốc tế hỗ trợ, nguồn vắc xin mua từ ngân sách nhà nước thì trong Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ đã nêu rõ ý khuyến khích các đơn vị, cá nhân tiêm chủng tự nguyện và tự chi trả.
- Thưa bà, hiện nay, nguồn cung vắc xin cụ thể ra sao? Quan điểm của bà về việc tiêm phối trộn vắc xin, liệu việc này có mang lại hiệu lực bảo vệ cao so với tiêm cùng một loại?
- Thực hiện chiến lược tiêm chủng của Chính phủ, từ tháng 3-2021 đến nay, Bộ Y tế đã tiếp nhận các loại vắc xin có công nghệ sản xuất khác nhau (vắc xin AstraZeneca, Pfizer/BioNtech, Moderna, Sinopharm, Sputnik V...), hy vọng là từ nay đến cuối năm 2021 có đủ 150 triệu liều vắc xin. Đồng thời, Việt Nam cũng đang nỗ lực tăng cường năng lực sản xuất vắc xin trong nước, trong đó có vắc xin NanoCovax và Covivax đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, sẽ sớm đưa vào sử dụng nếu được Bộ Y tế cho phép.
Qua nghiên cứu bước đầu tại một số quốc gia, đến nay, đã có bằng chứng về việc tiêm phối hợp mũi 1 là vắc xin AstraZeneca và mũi 2 là vắc xin Pfizer cho thấy đáp ứng miễn dịch tốt, tuy nhiên có thể tăng nhẹ phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Để việc triển khai tiêm chủng an toàn, tăng diện bao phủ và đạt hiệu quả sử dụng tối đa vắc xin từ các nguồn khác nhau, Bộ Y tế hướng dẫn "những người đã tiêm mũi 1 vắc xin nào thì tốt nhất tiêm mũi 2 bằng vắc xin đó". Trong trường hợp nguồn vắc xin hạn chế, có thể phối hợp bằng cách tiêm mũi 2 vắc xin Pfizer/BioNtech cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca, nếu người được tiêm chủng đồng ý, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 8 - 12 tuần.
Bộ Y tế yêu cầu không sử dụng vắc xin Moderna hoặc các vắc xin khác để tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 vắc xin AstraZeneca. Ngoài ra, những người đã tiêm vắc xin Sinopharm, Pfizer, Moderna mũi 1 thì mũi thứ 2 chỉ tiêm vắc xin cùng loại. Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng dịch chủ động, hiệu quả . Ảnh: Quang Thái
- Nhiều người dân cho rằng tiêm vắc xin đủ 2 mũi là không lo mắc Covid-19, bà nhận định thế nào về tâm lý này?
- Phải nói rằng vắc xin là vũ khí hiệu quả để phòng, chống bệnh truyền nhiễm một cách bền vững nhất. Trong bối cảnh bình thường, thời gian nghiên cứu, sản xuất vắc xin mất khoảng 4 - 5 năm, thậm chí 10 năm. Riêng vắc xin ngừa Covid-19 thì chỉ chưa đầy một năm và được cấp phép sử dụng theo điều kiện khẩn cấp nên hiệu quả phòng bệnh cũng có những chênh lệch nhất định giữa các loại vắc xin.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng chưa có nghiên cứu về việc tiêm xong bao lâu thì có hiệu quả phòng bệnh, cũng chưa rõ hiệu quả ngăn cản quá trình lây lan dịch bệnh. Chỉ có một điều chắc chắn đã được chứng minh là vắc xin sẽ giúp giảm triệu chứng nặng và giảm tỷ lệ tử vong sau khi mắc Covid-19. Do đó, kể cả sau khi tiêm đủ vắc xin thì chúng ta vẫn không được chủ quan, vẫn phải bảo đảm "5K".
- Vi rút SARS-CoV-2 liên tục có những biến chủng mới, trong đó có biến chủng Delta đang gây lây lan dịch rất nhanh tại Việt Nam. Liệu vắc xin phòng Covid-19 đang lưu hành có tác dụng với biến chủng mới, thưa bà?
- Vắc xin phòng Covid-19 hiện đều là vắc xin mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc xin phòng Covid-19 được nêu theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi biến chủng mới và hiệu quả của vắc xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy vắc xin phòng Covid-19 vẫn có tác dụng phòng bệnh với một số biến chủng mới của vi rút SARS-CoV-2.
Thực tế cho thấy các biến chủng của vi rút không thể ngay lập tức làm vô hiệu hóa hiệu quả của vắc xin. Vì thế, Tổ chức Y tế thế giới tiếp tục khuyến cáo rằng, tiêm vắc xin là biện pháp phòng Covid-19 chủ động và hiệu quả.
- Trân trọng cảm ơn bà!
Trực thăng đưa vắc xin phòng Covid-19 ra Côn Đảo 5.000 liều vắc xin phòng Covid-19, vật tư y tế đã được trực thăng đưa đến huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) để tiêm chủng cho nhân dân. Ngày 13/8, Bộ Quốc phòng cho biết, vừa qua, trực thăng của Công ty Trực thăng Miền Nam (Binh đoàn 18) đã đưa 12 bác sĩ, nhân viên y tế của Bộ Chỉ...