Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em qua từng thời kì như thế nào?
Sởi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất dễ bùng phát và gây ra đại dịch nếu không được kiểm soát kịp thời, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bé và có hướng điều trị phù hợp nhất.
Bệnh sởi ở trẻ em được xác định do virus thuộc chủng Morbillivirus của họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh có thể lây truyền cấp tính thông qua đường hô hấp. Trẻ em khi mắc bệnh có thể bị sốt, viêm kết mạc mắt, nổi phát ban đỏ ở mặt đến tay, chân, có thể lan ra khắp cơ thể. Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ có hướng điều trị phù hợp nhất.
1. Vì sao bệnh sởi ở trẻ em có thể diễn biến nhanh và nặng?
Nếu như trước đây bệnh sởi ở trẻ em thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân, thì hiện nay, bất cứ thời điểm nào trong năm bệnh cũng có thể bùng phát và lây lan mạnh mẽ.
Bệnh sởi ở trẻ em là bệnh lây lan cấp tính và lây trực tiếp từ người sang người nếu tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Chính điều ấy, những khu vực dông dân như trường học, khu dân cư,… sẽ khiến bệnh lây lan nhanh hơn. Từ đó khiến bệnh phát triển thành dịch sởi nếu chúng ta không thể kiểm soát được.
Trẻ em là những đối tượng có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nặng và gây ra nhiều biến chứng như viêm não, viêm phổi,… Nhiều trường hợp có thể bị tử vong.
Bệnh sởi hiện nay có thể được điều trị bằng cách khắc phục triệu chứng bệnh, cải thiện chế độ dinh dưỡng, giữ vệ sinh sạch sẽ. Cha mẹ nên lưu ý để giúp con chóng khỏi bệnh.
Bệnh sởi có thể lây lan nhanh và nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: Internet)
2. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em
Video đang HOT
Thông thường, trẻ em khi bị bệnh sởi có thể gây ra tình trạng sốt, mệt mỏi, nổi ban đỏ, ho khan kéo dài, chảy nước mũi, nước mắt. Tùy từng thời kỳ phát bệnh mà triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ khác nhau. Các bác sĩ chỉ ra 4 giai đoạn phát triển của bệnh, cụ thể:
- Thời kỳ ủ bệnh: Giai đoạn này sẽ kéo dài từ 8 – 11 ngày, lúc này sẽ chưa có nhiều triệu chứng lâm sàng, nên người lớn sẽ khó có thể phát hiện bệnh được.
- Thời kỳ khởi phát: Giai đoạn này kéo dài trong 3 – 4 ngày. Lúc này triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em bao gồm: Sốt nhẹ đến sốt cao, viêm kết mạc dẫn đến mắt đỏ, có gỉ mắt kèm theo, mi mắt bị sưng nề, mắt nhập nhèm không nhìn rõ. Ngoài ra, bé có thể bị viêm xuất tiết ở mũi và họng, chảy nước mắt, nước mũi. Nhiều trường hợp sẽ có thể xuất hiện hạch ngoại biên to.
- Thời kỳ toàn phát: Thường kéo dài từ 4 – 6 ngày. Triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em lúc này nặng hơn và xuất hiện nhiều hơn với các vết ban đỏ. Vết ban đỏ sẽ xuất hiện trong 3 ngày, lan từ mặt xuống chân tay và lan ra khắp người. Các vết ban đỏ ở trẻ em sẽ là dạng ban hồng, dát sẩn,… Ban có thể mọc rải rác hoặc lan rộng đến khi gặp nhau tạo thành đám tròn từ 3 – 6mm.
- Thời kỳ lui bệnh: Lúc này các vết ban sẽ mất dần theo thứ tự như lúc mọc và để lại các vết thâm trên da. Khi ban đỏ hết thì trẻ cũng hết sốt. Chỉ một số trường hợp sẽ có xuất hiện biến chứng và bé sẽ vấn bị sốt dù đã hết ban.
Nếu triệu chứng bệnh sởi ở trẻ nặng hơn, xảy ra một số trình trạng như: Sốt cao liên tục trên 40 độ, khó thở, thở nhanh, mệt mỏi, không ăn uống gì, luôn lơ mơ, phát ban toàn thân và vẫn sốt,… thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra chính xác tình trạng.
Trên đây là một số triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em, cha mẹ có thể lưu ý để dễ dàng theo dõi sức khỏe các bé, từ đó có hướng điều trị thích hợp.
Nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả (Ảnh: Internet)
Kết luận
Trẻ em có sức đề kháng kém và rất dễ mắc các bệnh lây nhiễm. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe con trẻ, phụ huynh nên chú ý, có những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả. Ngoài ra, nhận biết sớm triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em sẽ giúp sớm phát hiện những nguy hiểm tiềm ẩn, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất, tránh gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Vắc xin sởi đơn tiêm khi 9 tháng và sởi phối hợp tiêm lúc 12 tháng: Mẹ có 2 lựa chọn cho con nên cần phân biệt chúng khác nhau thế nào?
Tiêm càng sớm càng tốt hay tiêm vắc xin phối hợp cùng một lúc phòng 3 bệnh nguy hiểm cho con là điều khiến nhiều mẹ lăn tăn.
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây ra bởi virus lây qua đường hô hấp và thường gặp vào vụ Đông - Xuân. Trẻ em dưới 5 tuổi và người chưa được tiêm phòng hoặc tiêm phòng chưa đầy đủ chính là những đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất. Bệnh sởi có thể bùng phát thành dịch và nguồn lây truyền của bệnh chính là con người.
Bệnh sởi có giai đoạn ủ bệnh từ 12-14 ngày, hoặc lên đến 21 ngày. Những dấu hiệu của bệnh sởi là: Sốt, viêm kết mạc, phát ban, viêm long đường hô hấp... Sau khi sốt 3-4 ngày, người bệnh bắt đầu bị nổi ban lần lượt theo thứ tự từ sau tai, trán, xuống vùng ngực, lưng rồi đến đùi và bàn chân. Sau đó các nốt ban mất dần, bong vảy và để lại vết thâm trên da.
Bệnh sởi có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm não, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc dẫn tới mù lòa, tiêu chảy, viêm loét hoại tử hàm mặt... thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên dễ gặp biến chứng khi mắc bệnh sởi. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh sởi cũng có thể dẫn tới dị tật thai nhi, sảy thai, đẻ non, thai nhi mắc sởi tiên phát...
Tiêm phòng là cách phòng bệnh sởi hiệu quả và chủ động nhất.
Hiện tại bệnh sởi chưa có thuốc đặc trị, vì vậy việc tiêm phòng vắc xin sởi là các phòng bệnh hiệu quả và chủ động nhất.
Với những người mẹ có con nhỏ khi tìm hiểu về vắc xin phòng bệnh sởi, chắc chắn không ít người sẽ có thắc mắc giữa việc nên tiêm vắc xin sởi đơn khi con được 9 tháng tuổi hay vắc xin phối hợp phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella khi bé được 12 tháng tuổi. Vậy các mẹ hãy cùng tìm hiểu về 2 loại vắc xin này để có thể chọn loại phù hợp cho con mình nhé.
Vắc xin sởi đơn/vắc xin phối hợp giống và khác nhau ở điểm nào?
Giống nhau: Cả hai loại đều là vắc xin sống, giảm độc lực, ở dạng bột đông khô được pha hồi chỉnh trước khi tiêm.
Vắc xin sởi đơn và vắc xin sởi phối hợp đều của thể dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Hiệu quả phòng bệnh của hai loại vắc xin giống nhau, nếu tiêm đủ liều và đúng thời điểm khuyến cáo, vắc xin có thể giúp phòng sởi lên tới 99,7%.
Khác nhau:
- Vắc xin sởi đơn: Hiện tại ở Việt Nam, vắc xin sởi đơn thường được sử dụng là vắc xin MVVAC, được sản xuất tại Việt Nam theo công nghệ Nhật Bản. Đây là vắc xin sống, giảm độc lực chủng virus AIK-C, được nuôi cấy trên tế bào phôi gà sạch SPF tiên phát.
Vắc xin sởi đơn MVVAC được tiêm cho trẻ em từ 9 tháng tuổi (hiệu quả miễn nhiễm bệnh là 95%), nhắc lại liều 2 có thành phần sởi lúc 18 tháng tuổi (thường là vắc xin sởi - rubella MR). Nếu trong trường hợp có dịch sởi bùng phát, hoặc trẻ sống trong vùng có nguy cơ cao nhiễm sởi thì có thể tiêm vắc xin MVVAC lúc 6 tháng tuổi (hiệu quả miễn nhiễm bệnh là 85%). Vắc xin này được sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
- Vắc xin phối hợp sởi - quai bị - rubella: Vắc xin này có tên MMR II, sản xuất tại Mỹ, là vắc xin sống, giảm độc lực giúp tạo miễn dịch phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubbella.
Vắc xin MMR II được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ 12-15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con. Mũi tiêm nhắc lại thứ 2 được tiêm khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch sởi bùng phát.
Vắc xin MMR II sử dụng trong chương trình tiêm chủng dịch vụ, giá tham khảo: 299.000 - 366.000 đồng, tùy theo từng cơ sở tiêm chủng khác nhau.
Nên tiêm vắc xin sởi đơn hay vắc xin phối hợp?
Nếu trẻ đã viêm vắc xin sởi đơn MVVAC lúc 9 tháng tuổi thì đến 15 tháng tuổi vẫn có thể tiêm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella MMR II mũi 1, mũi nhắc lại thứ 2 tiêm sau 4 năm.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo, nên tiêm chủng vắc xin sởi đơn lúc trẻ 9 tháng tuổi ở vùng bệnh lưu hành. Còn với vùng bệnh ít lưu hành thì có thể tiêm vắc xin phối hợp khi trẻ 12 tháng tuổi.
Như vậy việc lựa chọn tiêm vắc xin sởi đơn hay phối hợp cho bé, phụ thuộc vào thời điểm và việc bé đang sống ở vùng bệnh lưu hành hay ít lưu hành. Mẹ cần cân nhắc để lựa chọn mũi tiêm phù hợp, giúp con phòng bệnh tối đa.
Bệnh sởi là gì? Tất tần tật những điều cha mẹ nên biết Bạn đã biết gì về sự nguy hiểm của bệnh sởi? Sởi là một trong các loại bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm vac-xin phòng bệnh cho trẻ dưới 5 tuổi. Vậy bệnh sởi là gì, nguy hiểm như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. Hiện nay, tình trạng các ca mắc bệnh sởi ở trẻ nhỏ...