Triệu chứng báo trước bệnh ung thư từ 2 đến 5 năm
Trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng nếu chịu khó chú ý, chúng ta có thể nhận ra những triệu chứng sớm của bệnh để phòng ngừa và chữa trị.
1. Ung thư phổi và ung thư gan
Triệu chứng 1: 5 năm không bị sốt
Những người này nên cẩn thận. Vì không bị sốt, tự mình cảm thấy sức khoẻ rất tốt, nhưng thực ra do vì hệ miễn dịch quá kém, các chức năng của cơ thể xuống dốc, không có dấu hiệu phản ứng và đối kháng lại các nguyên nhân dẫn đến bệnh.
Triệu chứng 2: Thường hay bị tỉnh giấc về ban đêm
Thời gian tỉnh giấc từ 1 đến 3 giờ là khả năng dễ bị ung thư gan. Thời gian tỉnh giấc từ 3 giờ đến 5 giờ là khả năng các bệnh liên quan đến phổi.Tình trạng này thường diễn ra trước khi bị bệnh ung thư 2 đến 3 năm.
2. Ung thư vú
Triệu chứng: Hai bên ngực to nhỏ rõ ràng
Video đang HOT
Hai bên ngực kích thước không đều quá rõ ràng, lúc đến kì kinh nguyệt rất dễ bị tức giận hoặc cảm thấy khó chịu. Nếu như không bị bệnh này thì cũng rất dễ bị u nang buồn trứng hoặc u xơ tử cung.
Những bệnh nhân nữ như vậy trong y học cổ truyền dễ bị chẩn đoán là âm hư và nóng trong người, bởi vì lúc đến kì kinh nguyệt thường có các triệu chứng: nóng trong lòng bàn chân và bàn tay, chóng mặt, đau đầu. Trong trường hợp này, nếu như uống thuốc hoặc chè thanh nhiệt thì khả năng bị ung thư càng cao.
Triệu chứng: Táo bón (chất phân khô) và trong phân có kèm theo máu. Đi phân khô trong một thời gian dài , trong phân có kèm theo máu, số lần đi đại tiện trong ngày tăng dần lên, có người còn xuất hiện gia tăng dịch nhầy.
Những người có tình trạng như vậy nhất thiết phải làm cách cho chất phân lỏng, có thể thông qua ăn uống và uống thuốc đông dược điều trị. Chất phân quá khô, thời gian ở trong đại tràng quá lâu và khả năng ma sát với đại tràng quá lớn rất dễ kích thích các khối u phát triển. Quan trọng hơn nữa, nếu như các chất thải ở trong đại tràng quá lâu thì các chất độc tố sẽ rất dễ bị hấp thu bào trong máu qua niêm mạc của đại tràng.
4. Các loại khác
- Chỉ cần tầm 2 năm không bị nổi mụn, dù ăn một lượng lớn đồ cay nóng dầu mỡ cũng không bị.
- Thường ngày đến đúng giờ ăn cũng không thấy đói.
- Vốn bị nấm chân (dermatophytosis) đột nhiên không thấy ngứa
- Luôn cảm thấy cơ thể nóng (phát sốt) nhưng khi đo nhiệt độ lại thấy không cao.
- Da trên cơ thể căng nhưng không có tính đàn hồi.
- Đúng giờ vào mỗi buổi chiều tự cảm thấy cơ thể phát sốt nhẹ.
- Lòng trắng mắt hiện rõ các mạch máu đỏ.
- Sắc mặt thay đổi thành màu xanh hoặc đen hơn trước là cần phải cẩn thận.
Biện pháp tốt nhất là đi kiểm tra, nếu như kiểm tra không ra thì phải theo dõi, bởi vì ung thư thời kì ban đầu rất khó phát hiện.
Để không bị mắc bệnh ung thư, chỉ cần chịu khó chú ý và thay đổi cách sống là được. Bởi vì trong cơ thể mỗi người đều có các tế bào có khả năng dẫn đến ung thư, nhưng chỉ cần hệ miễn dịch tốt thì không phải lo lắng, phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Tạp chí Sống Mới
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Mức độ độc hại, gây biến chứng và tử vong của nhiễm khuẩn bệnh viện cao hơn so với nhiễm khuẩn cộng đồng, chủ yếu do bệnh nhân đề kháng yếu và có nguy cơ tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn đa kháng thuốc chỉ có trong bệnh viện.
Chị Tâm (quận 3, TP HCM) vừa về nhà sau gần một tháng nằm viện vì phẫu thuật cắt ung thư đại tràng. "Những người mổ như tôi chỉ nằm viện một tuần rồi về. Nhưng bác sĩ chẩn đoán miệng nối đại tràng bị xì, bị nhiễm khuẩn bệnh viện nên phải nằm đây cả tháng trời". Đây là một trong số những bệnh nhân mắc phải nhiễm khuẩn bệnh viện. Theo đó, nhiễm khuẩn bệnh viện là những lây nhiễm người bệnh mắc phải trong 48 - 72 giờ sau khi nhập viện.
"Tất cả các bệnh nhân khi nhập viện đều đối mặt với nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, từ viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng ổ bụng... Đặc biệt, với bệnh nhân trải qua thủ thuật xâm nhập như phẫu thuật, dù trong điều kiện nào thì 90% các vết mổ khi khâu lại đã có sự hiện diện của vi trùng. Nhiều người bệnh có tâm lý chịu đau kéo dài mới vào viện, khiến việc mổ trễ, mổ nhiều lần dẫn đến nhiễm trùng, trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng. Tại những nước tiên tiến nhất trên thế giới như Mỹ, dù được can thiệp đúng nguyên tắc, sử dụng thuốc tốt, tỷ lệ tử vong rất cao, đến 35%", Giáo sư, bác sĩ Lê Quang Nghĩa, chủ tịch hội Phẫu thuật tiêu hoá TP HCM nhận định.
Nhiễm khuẩn bệnh viện gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện, trở thành gánh nặng chăm sóc y tế.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đánh giá, tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện tại các quốc gia châu Âu khoảng 5%, trong khi con số này tại các nước thu nhập thấp và trung bình là 5,7%-19,1%. Đây là một trong các nguyên nhân hàng đầu đe dọa sự an toàn của người bệnh, tăng biến chứng, ngày điều trị, chi phí nằm viện, tỷ lệ tử vong. Nhiễm khuẩn bệnh viện cũng gây quá tải, giảm chất lượng và uy tín bệnh viện và trở thành gánh nặng chăm sóc y tế. Nguyên nhân là do chưa đủ nguồn lực cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, bệnh viện quá tải, đánh giá về sự nguy hiểm của nhiễm khuẩn bệnh viện còn chưa đúng mức.
Theo các chuyên gia y tế, biện pháp đơn giản và ít tốn kém nhất để phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện là vệ sinh bàn tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, cũng cần phải thực hiện nghiêm ngặt các kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi...
Kháng sinh cũng hữu hiệu để chống nhiễm trùng bệnh viện đối với nhiễm trùng ngoại và nội khoa. Đặc biệt với nhiều loại phẫu thuật có nguy cơ rủi ro cao, nếu biết dùng đúng kháng sinh sẽ có tác dụng tốt trong việc chống lại nhiễm khuẩn bệnh viện. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc đang khiến cho tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng, xuất hiện nhiều loại vi khuẩn đa kháng thuốc, gây khó khăn cho công tác điều trị. Mỗi khi kháng được một loại kháng sinh, vi khuẩn trở nên nguy hiểm hơn. "Việc nghiên cứu và sản xuất ra kháng sinh mới có thể kéo dài đến vài chục năm, trong khi tiến trình đề kháng kháng kháng sinh của vi khuẩn diễn ra rất nhanh. Do đó, hiện không nhiều hãng dược phẩm đầu tư vào thị trường này, dẫn đến khan hiếm nguồn kháng sinh", Giáo sư Nghĩa cho biết thêm.
Phương Thảo
Theo VNE
Thay đổi ở da, chị em nghĩ ngay đến... ung thư Bạn nên đi khám ngay lập tức để tầm soát ung thư nếu thấy một trong các triệu chứng "báo động đỏ" dưới đây. 1. Chảy máu bất thường Ho ra máu có thể là dấu hiệu của ung thư phổi. Vệt máu sẫm trong phân có thể là dấu hiệu ung thư đại tràng hoặc trực tràng. Ung thư cổ tử cung...