Triệu Cao: Gian thần ‘khét tiếng’ giết chết cha con Tần Thủy Hoàng
Theo một số chuyên gia, Triệu Cao là thái giám khét tiếng đã âm mưu giết hại Tần Thủy Hoàng.
Sau đó, hoạn quan này đưa Tần Nhị Thế lên ngôi làm vị vua bù nhìn trước khi ép con trai Tần Thủy Hoàng nhường ngôi, tự sát.
Theo một số chuyên gia, Triệu Cao là thái giám khét tiếng đã âm mưu giết hại Tần Thủy Hoàng.
Sau đó, hoạn quan này đưa Tần Nhị Thế lên ngôi làm vị vua bù nhìn trước khi ép con trai Tần Thủy Hoàng nhường ngôi, tự sát.
Chọn Ly Sơn để xây dựng lăng mộ: Mảnh đất đắc địa khiến Tần Thuỷ Hoàng say đắm có gì?Giật mình ba lần đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng ‘hồi sinh’
Tần Thủy Hoàng là hoàng đế nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc khi thống nhất các nước chư hầu thành một quốc gia thống nhất.
Bên cạnh ông hoàng này có nhiều kẻ hầu người hạ. Trong số này, thái giám Triệu Cao được vua Tần đặc biệt trọng dụng, tin tưởng.
Triệu Cao là thừa tướng của triều đại nhà Tần, có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong suốt giai đoạn tồn tại của nhà Tần. Nhân vật này đã trải qua cả ba đời quân chủ nước Tần là Tần Thủy Hoàng, Tần Nhị Thế và Tần Tử Anh, nắm quyền hành rất lớn.
Video đang HOT
Hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng.
Trong số này có việc, thái giám Triệu Cao được cho là người đứng sau gây ra cái chết đột ngột của Tần Thủy Hoàng vào năm 200 trước Công nguyên.
Thái giám này được nhà vua tin tưởng trọng dụng nên thường đưa đi theo cùng trong các chuyến vi hành. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng còn lệnh Triệu Cao dạy luật cho con trai Hồ Hợi.
Kể từ đó, Triệu Cao trở thành nhân vật lớn trong cung và kết bè phái để ăn hối lộ cũng như củng cố quyền lực, gây ra nhiều “sóng gió” trong triều đình.
Vào năm 210 trước Công nguyên, Tần Thủy Hoàng đột ngột băng hà tại Hành cung Sa Khâu (nay nằm ở gần Quảng Tông, Hà Bắc). Nguyên nhân tử vong được công bố là vì bệnh tật.
Triệu Cao được vua Tần đặc biệt trọng dụng, tin tưởng.
Do không tiết lộ thông tin chính xác về bệnh tình nên trong suốt nhiều thế kỷ sau, sự việc này trở thành một bí ẩn lớn. Một số chuyên gia hoài nghi khi đi theo hầu, Triệu Cao bí mật giết chết Tần Thủy Hoàng.
Cụ thể, Tần Thủy Hoàng vi hành cũng thường mang theo quan Thượng khanh Mông Dự. Người này là em ruột và có mối quan hệ thân thiết với vua. Theo lý, Mông Dự sẽ tháp tùng nhà vua trong chuyến vi hành đó.
Thế nhưng, khi Tần Thủy Hoàng lâm trọng bệnh lúc vi hành, Mông Dự lại bị điều đi. Các học giả cho rằng, thái giám Triệu Cao đã tìm cách điều Mông Dự đi để dễ bề mưu sát nhà vua mà không bị ai cản trở.
Từ những chi tiết đáng ngờ này, giới học giả càng tin rằng, thái giám Triệu Cao đã hại chết Tần Thủy Hoàng để chiếm quyền khuynh đảo triều chính.
Sau khi gây ra cái chết của Tần Thủy Hoàng, thái giám Triệu Cao cùng với Tả thừa tướng Lý Tư, làm giả di chúc của nhà vua.
Một số chuyên gia hoài nghi khi đi theo hầu, Triệu Cao bí mật giết chết Tần Thủy Hoàng.
Theo nội dung di chúc giả, con trai trưởng của Tần Thủy Hoàng là Phù Tô phải tự sát theo lệnh cha và lập con trai thứ là hoàng tử Hồ Hợi làm vua. Sự kiện này được gọi là “Sa Khâu chi biến” nổi tiếng.
Sau khi đưa Hồ Hợi lên ngôi và trở thành hoàng đế Tần Nhị Thế, Triệu Cao nắm quyền lực lớn chỉ dưới nhà vua.
Do Tần Nhị Thế chỉ mải mê ăn chơi hưởng lạc nên Triệu Cao ngày càng lộng hành, mượn danh nghĩa của vua giết hại vô số trọng thần mà y căm ghét như: hai anh em tướng quân Mông Nghị và Mông Điềm, Lý Tư, 12 người con trai và 10 người con gái của Tần Thủy Hoàng.
Tần Nhị Thế trở thành vị vua bù nhìn trong khi mọi quyền lực thực tế rơi hết vào tay Triệu Cao.
Thậm chí, cuối cùng, hoạn quan này vì lòng tham quyền lực vô hạn nên đã dẫn theo cả nghìn quân lính vây kín Vọng Di cung, ép Tần Nhị Thế phải nhường ngôi cho mình.
Con trai Tần Thủy Hoàng khóc lóc thảm thiết cầu xin tha mạng nhưng không được. Cuối cùng, Tần Nhị Thế tự sát vì bất lực.
Tuy nhiên, về sau Triệu Cao bị Hàm Đàn dùng giáo đâm chết vào năm 207 trước Công nguyên trong cuộc tranh đoạt quyền lực trong triều. 40 ngày sau khi hoạn quan này chết, nhà Tần lụi tàn.
Ai Cập phát hiện 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên
Một phái đoàn khảo cổ của Ai Cập ngày 19/12 đã công bố phát hiện về 20 ngôi mộ cổ thuộc thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập cổ đại (từ năm 664 cho đến năm 332 trước Công nguyên) tại địa điểm khảo cổ Tel El-Deir ở tỉnh Damietta.
Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn lời Tổng thư ký Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập Mostafa Waziri, cho biết một số ngôi mộ cổ được làm bằng gạch bùn, trong khi một vài thi hài khác được chôn cất hết sức đơn giản.
Quan chức này khẳng định "đây là một khám phá khoa học và khảo cổ rất quan trọng vì nó sẽ viết lại lịch sử của Damietta". Ông cho biết thêm những ngôi mộ gạch bùn có thể có niên đại từ thời kỳ cai trị của các Pharaoh Saites thuộc Vương triều thứ 26 (từ năm 664 đến năm 525 trước Công nguyên).
Cũng theo các nhà khảo cổ Ai Cập, trong quá trình khai quật những ngôi mộ trên, họ đã phát hiện một bộ sưu tập các mảnh vàng bao phủ hài cốt người đã khuất với các hình dạng mô phỏng các vị thần Ai Cập cổ đại như Isis, Bastet và Horus (dưới dạng một con chim ưng có cánh). Ngoài ra họ cũng khai quật được nhiều tấm bùa hộ mệnh với hình dạng và kích cỡ khác nhau cùng với một chiếc gối tựa đầu. Các nhà khảo cổ trên còn tìm thấy một số bình lọ đại diện cho 4 người con trai của thần Horus, cũng như một bộ sưu tập các bức tượng đại diện cho các vị thần Isis, Neftis và Djehuti.
Trước đó, cũng tại Tel El-Deir, phái đoàn khảo cổ Ai Cập đã phát hiện một số ngôi mộ thuộc các thời đại khác nhau. Những ngôi mộ này cho thấy các hình thức nghi lễ chôn cất rất khác biệt được thực hiện bởi những cư dân sinh sống trong khu vực trong suốt chiều dài lịch sử của Ai Cập.
Pho tượng đất nung có tư thế kỳ lạ trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng Có một bức tượng đất nung với tư thế rất kỳ lạ đã được tìm thấy trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng, thu hút sự quan tâm rộng rãi. Đội quân đất nung là một phần của quần thể lăng mộ hoàng gia cổ đại lớn nhất thế giới - lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Khoảng 8000 bức tượng, được phát hiện ngày...