Triệt phá sới bạc khủng ở Nam Định: Có thể khởi tố 3 tội danh
“Ngoài các tội phạm liên quan đến hành vi đánh bạc cần xem xét, xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng”, luật sư Giang Văn Quyết nhận định.
Như tin về đã đưa về việc Công an tỉnh Nam Định vừa đột kích phá sới bạc khủng, bắt 36 đối tượng, thu hơn 300 triệu đồng và 1 khẩu súng.
Theo đó, sau nhiều tháng theo dõi, vào 16h30 ngày 30/3, các trinh sát thuộc Công an tỉnh Nam Định nhận được thông tin ổ nhóm này đang tổ chức sát phạt tại nhà Dương Văn Sơn (46 tuổi, trú tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên).
Không để các đối tượng trốn thoát, tổ trinh sát hơn 100 cảnh sát hình sự và cơ động Công an tỉnh Nam Định được lệnh chia làm 4 mũi tấn công, bí mật áp sát, ập vào huyệt đạo bắt quả tang các đối tượng trong ổ nhóm đang mải mê sát phạt.
Bị ập vào bất ngờ, toàn bộ 36 đối tượng trong ổ nhóm bị bắt giữ tại hiện trường. Khám nghiệm ban đầu, Cơ quan công an thu được gồm 335 triệu đồng tiền mặt, 39 điện thoại di động, 3 ô tô, 15 xe máy, nhiều dụng cụ để sử dụng đánh bạc như: bảng vị, quân bài, bát đĩa…
Ngoài ra, khám nhà chủ sới Bùi Văn Lý, cơ quan cảnh sát điều tra còn phát hiện, thu giữ 1 khẩu súng ngắn với 8 viên đạn trong băng và 1 bộ bát đĩa có gắn chíp điện tử để sử dụng chơi cờ bạc bịp.
Tang vật thu giữ được tại sới bạc
Theo lời khai của các đối tượng, ổ nhóm đánh bạc này do 3 đối tượng, gồm: Bùi Văn Lý (47 tuổi), Dương Doãn Thành (27 tuổi); Phạm Văn Vượng (55 tuổi) cùng trú tại thị trấn Lâm, huyện Ý Yên cầm đầu.
Với số tài sản thu được của các đối tượng đánh bạc có giá trị lớn như vậy thì trách nhiệm hình sự trong trường hợp này sẽ là như thế nào? Vụ việc có dấu hiệu của những loại tội phạm nào? Để làm rõ vấn đề này PV báo Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với luật sư Giang Văn Quyết, giám đốc công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật, đoàn luật sư TP. Hà Nội.
Dưới khía cạnh pháp lý của vụ việc luật sư Giang Văn Quyết nhận định: “Đây là một vụ đánh bạc có quy mô lớn bởi số lượng người tham gia nhiều cùng giá trị tài sản bị thu giữ lớn. Các đối tượng sẽ bị khởi tố, điều tra về các tội phạm liên quan đến hành vi đánh bạc. Người tham gia đánh bạc và người tổ chức đánh bạc có trách nhiệm pháp lý khác nhau.
Video đang HOT
Theo Điều 248 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 xử lý về tội đánh bạc như sau: Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này (Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm”.
Theo luật sư Giang Quyết thì trong vụ việc này, tang vật của vụ án thu được là rất lớn do đó các đối tượng sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự ở khoản 2, Điều 248 với mức phạt tù từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP quy định tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Luật sư Phạm Văn Vũ – Đoàn luật sư TP. HCM
Với những đối tượng cầm đầu, có vai trò chuẩn bị địa điểm, thời gian đánh bạc sẽ bị khởi tố về tội Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc quy định tại Điều 249 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.
“Theo báo chí đưa tin thì trong số tài sản thu giữ có 1 khẩu súng ngắn với 8 viên đạn trong bang. Nên ngoài các tội phạm liên quan đến hành vi đánh bạc cần xem xét, xử lý hành vi tàng trữ, sử dụng vũ khí quân dụng”, luật sư Giang Quyết cho biết thêm.
Cũng nhận định về vụ việc, luật sư Phạm Văn Vũ, VPLS Trần Phạm & Cộng sự, Đoàn luật sư TP. HCM cho rằng: Với hành vi của các đối tượng trên sẽ bị khởi tố về tội: Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc (Điều 249 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009); Tội đánh bạc đánh bạc (Điều 248 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009).
Riêng chủ sới tên Lý sẻ bị khởi tố thêm tội: Tội chế tạo, tàng trử, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự ( Điều 230 BLHS 1999 sửa đổi, bổ sung 2009).
Trong quá trình điều tra tùy vào hành vi, tính chất mức độ của từng đối tượng cụ thể sẽ tương ứng với các tội nói trên.
Hằng Nguyễn – Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Góc nhìn pháp lý vụ 'người tố cáo tham nhũng' bị bắt
Nếu như trước đó anh Lợi báo cho cơ quan có thẩm quyền phối hợp thì chắc chắn anh Lợi không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, Ls. Thái Hùng nhận định.
Như thông tin đã đưa, chiều hôm 22/3, ông Trần Minh Lợi (SN 1968, ngụ xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) bị bắt giam và khám xét nhà riêng để điều trà hành vi đưa hối lộ với vai trò giúp sức liên quan đến việc xảy ra tại Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, mà ông là người cung cấp bằng chứng tố cáo.
Trước đó, ngày 15/1 công an huyện này bắt 6 người đánh bạc tại xã Thuận An. Trung úy Lãnh Thanh Bình đã liên hệ với gia đình những người này, "gợi ý" chi tiền để các nghi phạm được tại ngoại. Một người thân của nhóm đánh bạc đã liên hệ với ông Lợi nhờ phanh phui sự việc.
Người nhà các nghi can sau đó đã gom tiền đưa cho Bình 60 triệu đồng. Hành vi nhận tiền của viên trung úy bị ghi hình, ghi âm sau. Ông Lợi sau đó dùng chúng làm bằng chứng tố cáo với các cơ quan chức năng.
Ngày 17/3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam trung úy Lãnh Thanh Bình để điều tra về hành vi lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Công an tỉnh Đắk Nông cũng đã tạm đình chỉ công tác thiếu tá Y Nam và trung úy Trần Thanh Hải.
Sau đó, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông cũng ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Huỳnh Cao Trí (SN 1978) và Nguyễn Xuân An (SN 1985), cùng trú xã Thuận An, huyện Đắk Mil về hành vi đưa hối lộ vì liên quan đến vụ việc.
Luật sư Hà Trọng Đại - Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Dưới khía cạnh pháp lý của vụ việc luật sư Hà Trọng Đại - Công ty luật The Light - Đoàn luật sư TP. Hà Nội cho biết: "Hành vi của ông Lợi rất có thể đã cấu thành tội phạm và việc cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam và khởi tố ông Lợi về Hành vi môi giới hối lộ, đưa hối lộ theo quy định của Bộ luật hình sự là có cơ sở. Bởi các lý do sau:
Thứ nhất, ngày 15/1/2016 các đối tượng bị bắt về tội đánh bạc, sau đó nguời nhà đã gom tiền " đưa cho ông Lợi" nhờ giúp đỡ. Sau khi đưa khoản tiền đó ông Lợi đã ghi lại làm bằng chứng. Việc phát hiện có hành vi đưa và nhận hối lộ này thì ông Lợi cần tố cáo ngay với cơ quan chức năng và yêu cầu cơ quan chức năng mật phục, bắt quả tang. Không làm điều đó, ông lợi đã thực hiện xong hành vi đưa tiền, như vậy hành vi này đã hoàn thành và cấu thành tội phạm.
Thứ hai, khoảng cách thời gian từ khi đưa hối lộ đến ngày 27/2/2016 là khá dài. Và như vậy không có cơ sở khẳng định ông Lợi chủ định tố cáo kịp thời đến cơ quan chức năng. Hay vì nguyên nhân khác? Việc không tố cáo kịp thời đã khiến nhiều nguời đặt câu hỏi: liệu rằng còn vì mục đích khác hay mục đích đưa hối lộ không có kết quả nên sau đó mới tố cáo?".
Cũng có quan điểm về vụ việc luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng - Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng cho biết: "Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông đang bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi để điều tra liên quan đến vụ án đưa hối lộ. Môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ để những người này thực hiện việc đưa và nhận hối lộ.
Trong vụ việc này cần phải làm rõ nhiều vấn đề mới có thể khẳng định ông Lợi có vai trò môi giới hối lộ hay không? Có lợi dụng việc tố cáo để trục lợi hay không?
Việc này sẽ phụ thuộc vào lời khai và các chứng cứ mà cơ quan điều tra thu thập được. Thực hiện quyền công dân tố cáo tham nhũng là tốt, tuy nhiên việc cài bẫy đưa tiền rồi quay phim chụp hình làm bằng chứng nhưng không báo trước cho cơ quan chức năng có thẩm quyền để phối hợp là không đúng pháp luật".
Theo luật sư Thái Hùng nếu như trước đó anh Lợi báo cho cơ quan có thẩm quyền như công an hoặc Viện kiểm sát phối hợp thì chắc chắn anh Lợi không thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới hối lộ.
Được biết, Ông Trần Minh Lợi là người khá nổi tiếng tại Đắk Lắk và trên mạng xã hội Facebook với chủ trương "chống tham nhũng không phải của riêng ai".
Tháng 11-2014, ông Lợi gửi 20 triệu đồng tiền vật chứng "chạy án" xảy ra tại Công an huyện Cư Kuin cho Ban nội chính Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Ông Lợi cũng tố cáo nhiều lãnh đạo, cán bộ tại công an, Viện KSND liên quan đến việc chạy án, buôn lậu gỗ. Có 11 cán bộ liên quan tại Công an huyện Cư Kuin bị kiểm điểm, kỷ luật.
Từ sự việc này, ông Lợi nổi lên là một người "tích cực chống tham nhũng". Ông sẵn sàng "giúp đỡ về pháp lý miễn phí (chữ hay dùng của ông Lợi)" cho bất cứ ai tố cáo tiêu cực.
Bằng cách dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình bí mật, ông Lợi thu thập chứng cứ nhiều vụ tiêu cực của cán bộ công an liên quan đến việc chạy án, chạy việc sau đó gửi đơn tố cáo.
Hằng Nguyễn - Phương Anh
Theo_Người Đưa Tin
Vụ trao nhầm con 42 năm trước: Khó truy cứu trách nhiệm Luật sư Nguyễn Anh Thơm Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, khó truy cứu trách nhiệm trong vụ trao nhầm con 42 năm trước. Mới đây, bà Nguyễn Thị Mai Hạnh (64 tuổi, ngụ Hà Nội) cho biết cách đây 42 năm, bà Hạnh chuyển dạ và sinh con tại nhà hộ sinh quận...