Triệt phá nhóm lừa đảo thầu đề bằng phần mềm
Ngày 2.11, Cơ quan CSĐT Công an H.Phước Long ( Bạc Liêu) đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 5 nghi phạm, gồm: Võ Văn Phương (50 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp); Nguyễn Hữu Cường (40 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang); Ngô Hồng Thảnh (53 tuổi, ngụ tỉnh Bến Tre); Phạm Quốc Việt (43 tuổi) và Dương Thành Luân (24 tuổi, cùng ngụ H.Phước Long, Bạc Liêu) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đồng bọn của Luân tại cơ quan công an – Ảnh: Lê Cang
Theo cơ quan CSĐT, ngày 18.10.2015, Luân dùng điện thoại nhắn tin cho thầu đề Trương Văn Son (72 tuổi, ngụ ấp Thọ Tiền, xã Phước Long, H.Phước Long) để mua con đề số 62 (dựa theo kết quả xổ số kiến thiết tỉnh Hậu Giang – gọi tắt là đài Hậu Giang), với số tiền 800.000 đồng.
Chiều cùng ngày, đài Hậu Giang cho kết quả xổ con số 61, nhưng Luân lại đến yêu cầu ông Son chung tiền. Ông Son kiểm tra lại tin nhắn trong điện thoại của mình thì thấy tin Luân nhắn đặt mua số 62 trước đó đã biến mất, thay vào đó là con số 61 nên chấp nhận chung cho Luân số tiền trúng thưởng là 60 triệu đồng.
Tuy nhiên, do nghi ngờ bị lừa nên giữa ông Son và Luân xảy ra tranh cãi dữ dội. Sự việc đã được Công an H.Phước Long vào cuộc, kiểm tra và phát hiện hành vi lừa đảo của Luân.
Video đang HOT
Tại cơ quan công an, Luân khai nhận đã cùng đồng bọn thực hiện hành vi lừa đảo ông Son nhằm chiếm đoạt tài sản bất chính. Theo đó, Luân cùng đồng phạm thường dùng thủ đoạn sử dụng phần mềm giả lập tin nhắn Fake SMS để nhắn tin cho các chủ thầu đề mua số. Đợi khi có kết quả xổ số, nếu không trúng thì bọn chúng có thể dễ dàng thay đổi con số đề đã mua thành con số trúng. Bằng cách này, tin nhắn trong hộp thư của chủ thầu đề cũng bị thay đổi theo. Sau đó, đối tượng chỉ cần cầm theo tin nhắn đến lãnh tiền trúng số.
Mặc dù có nghi ngờ nhưng do sợ bị bại lộ việc thầu đề nên chủ thầu số đề đành “ngậm bồ hòn” chung tiền cho bọn chúng.
Lê Cang – Trần Thanh Phong
Theo Thanhnien
Triệt phá sàn vàng ảo IMMS: Mua phần mềm từ nước ngoài để lừa nhà đầu tư
Để qua mắt khách hàng và che giấu hành vi phạm tội, Đặng Hữu Trung đã đầu tư 5.000 USD để đặt mua phần mềm giao dịch mua bán vàng từ nước ngoài. Do phần mềm đã được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống điều hành của Công ty IBFX ở Australia nên tất cả khách hàng đều nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng.
Theo tin tức báo An ninh thủ đô, ngày 29/9, Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đã tạm giữ hình sự Đặng Hữu Trung - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư truyền thông và tiếp thị Sài Gòn (gọi tắt là IMMS Holdings) để điều tra về hành vi kinh doanh trái phép. Cơ quan CSĐT cũng quyết định tạm giữ 3 đồng phạm khác là Nguyễn Đại Phong - Giám đốc phụ trách kinh doanh, Phạm Thị Thương - Kế toán trưởng và Đỗ Đồng Đức - Trưởng chi nhánh IMMS tại Hà Nội.
Công an khám xét nơi ở và nơi làm việc của Trung (Ảnh: báo An ninh thủ đô)
Trước đó, vào tháng 3/2015, qua công tác trinh sát, Cục Cảnh sát Hình sự phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phát hiện Công ty IMMS Holdings có biểu hiệu kinh doanh sàn vàng trái phép và huy động hàng trăm tỷ đồng của nhiều khách hàng. Sau khi xác lập chuyên án và tập trung điều tra, cơ quan công an xác định hệ thống kinh doanh sàn vàng và huy động vốn trái phép do Đặng Hữu Trung cầm đầu hoạt động vô cùng tinh vi, sử dụng nhiều thủ đoạn đối phó.
Theo các trinh sát Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, các giao dịch vi phạm pháp luật của Công ty IMMS Holdings đều được thực hiện một cách bí mật. Chỉ cần nghi ngờ cơ quan chức năng vào cuộc, Trung lập tức đóng lại toàn bộ hệ thống. Đặc biệt, để qua mắt khách hàng và che giấu hành vi phạm tội, Đặng Hữu Trung đã đầu tư 5.000 USD để đặt mua phần mềm giao dịch mua bán vàng từ nước ngoài.
Do phần mềm đã được nghiên cứu xây dựng theo hệ thống điều hành của Công ty IBFX ở Australia nên tất cả khách hàng đều nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng. Bị hại trong vụ án này không hề biết toàn bộ tiền của mình đã bị Công ty IMMS Holdings sử dụng vào việc kinh doanh bất động sản và một số lĩnh vực khác.
Dẫn nguồn tin từ VOV.vn, đến ngày 25/9, các trinh sát Cục C45, C50, Cục An ninh tài chính - tiền tệ và đầu tư đã bất ngờ ập vào đại bản doanh của Trung trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1 (TP Hồ Chí Minh), bắt quả tang công ty này đang tiến hành giao dịch vàng và huy động vốn trái phép. Tiến hành khám xét tại nơi làm việc và nhà riêng của Trung ở một chung cư thuộc phường An Phú, quận 2, lực lượng Công an còn thu giữ nhiều tang vật và tài liệu liên quan đến việc làm ăn trái pháp luật của đối tượng.
Trung bước đầu khai nhận, sau khi Nhà nước cấm kinh doanh sàn vàng vào năm 2011 và nhất là khi lực lượng Công an liên tục triệt phá những sàn giao dịch vàng không phép thì giới đầu tư loại hình này rơi vào tình trạng "đói" giao dịch. Thấy thời cơ đến, Trung đã họp các cổ đông trong công ty đề nghị chuyển hướng sang kinh doanh vàng. Ngay khi chuẩn bị cho ra đời sàn giao dịch vàng ảo, Trung đã thuê hai phòng làm việc tại lầu 10, tòa nhà Martine Bank trên đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, TP Hồ Chí Minh, cải tạo lại thành sàn giao dịch vàng.
Để đánh lừa khách hàng là những nhà đầu tư, Trung đặt mua phần mềm của nước ngoài và sau thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng, Trung yêu cầu phía đối tác xây dựng hệ thống phần mềm quản trị theo một sản phẩm tài chính toàn diện của Công ty IBFX tại Australia. Thông qua phần mềm này, khách hàng giao dịch tài khoản cứ nghĩ mình đang đầu tư vào một công ty tài chính nước ngoài được phép kinh doanh vàng, nhưng thực chất nguồn tiền này không được đầu tư vào bất kỳ công ty hay dự án nào, mà Công ty IMMS Holdings đã sử dụng số tiền này để mua nhà đất và đầu tư vào các lĩnh vực khác kiếm lời.
Thiếu tá Nguyễn Thị Thu Hằng, Phó trưởng Phòng Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, Cục C50, cho biết: Trong vụ này, khi khách hàng tham gia giao dịch kinh doanh vàng trên sàn IMMS, phần mềm MT4 sẽ chạy giao dịch giá của thế giới. Thế nên khách hàng thực hiện lệnh giao dịch thì cứ nhầm tưởng rằng mình đang giao dịch tài khoản với một công ty nước ngoài.
Cùng với việc kinh doanh vàng trái phép, Công ty IMMS Holdings của Trung còn thực hiện các chương trình huy động vốn trái phép với lời hứa số tiền ấy sẽ được đầu tư vào những công ty tài chính lớn của nước ngoài để mang lại nguồn lợi nhuận lớn gấp nhiều lần lãi suất ngân hàng. Tin lời của Trung và các thuộc cấp, nhiều người đã gửi tiền vào, nhưng thực chất Trung đã lấy số tiền này sử dụng vào các việc cá nhân như mua nhà cửa, xe đắt tiền.
"Tất cả các hoạt động của Công ty IMMS Holdings đều không được pháp luật cho phép, bởi từ năm 2011, nhà nước đã cấm kinh doanh sàn vàng và trong giấy phép hoạt động của công ty này cũng không có mục được huy động vốn. Qua đây cũng xin cảnh báo đối với bà con nhân dân, nhất là những nhà đầu tư đừng vì một ít lợi nhuận trước mắt mà bỏ những đồng tiền mồ hôi nước mắt của mình vào đấy để rồi sau đó sẽ mất cả vốn lẫn lãi. Không những công ty này, mà hiện nay có nhiều các công ty khác cũng đưa ra những mức lợi nhuận cao đến khó cưỡng để đánh vào lòng tham của một số cá nhân và sau khi bà con gửi tiền vào, họ không mang đầu tư, mà chiếm đoạt để sử dụng vào mục đích cá nhân", Thiếu tá Hằng cho biết thêm.
Đề nghị những ai từng là nạn nhân hoặc đang tham gia giao dịch với IMMS nhanh chóng đến trình báo để cơ quan Công an xử lý nghiêm nhóm đối tượng này theo quy định của pháp luật.
NINH LAN (tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
"Dụ" khách hàng gửi hàng triệu tin nhắn rác giá 250 nghìn đồng Thời gian gần đây, nhiều người bất ngờ nhận được lời mời mua phần mềm có thể gửi hàng nghìn thư rác cùng lúc với giá 250 nghìn đồng/tháng... Dịch vụ gửi hàng nghìn tin nhắn cùng lúc Chị Nguyễn Thị Thu Hà (27 tuổi, quận Hải Châu) cho biết, thời gian gần đây, chị nhận được nhiều tin nhắn mời chào mua...