Triệt phá nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy đặc biệt lớn trong đợt cao điểm
Trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, (từ ngày 15/12/2020 đến ngày 28/2/2021), lực lượng công an đã bắt 29 vụ, 69 đối tượng, thu giữ gần 73 kg heroin, 236 kg và 112.600 viên ma túy tổng hợp, cùng nhiều tang vật, tài sản, tài liệu liên quan.
So với cùng kỳ đợt cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, bắt giữ tăng 6 vụ, 9 đối tượng, vật chứng thu giữ tăng 23 kg heroin, 180 kg ma túy tổng hợp và tăng 56.400 viên ma túy tổng hợp.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục C04 cho biết, thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, công điện của Bộ trưởng Bộ Công an về việc thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự, bảo vệ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, C04 đã ban hành kế hoạch, chỉ đạo các đơn vị khắc phục khó khăn, tập trung lực lượng, phương tiện, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị trong và ngoài ngành, công an các địa phương.
Lực lượng chức năng triệt phá thành công nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy đặc biệt lớn trong đợt cao điểm
Qua đó, lực lượng công an đã đấu tranh triệt phá thành công nhiều đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy đặc biệt lớn, phức tạp và xuyên quốc gia, thu giữ số lượng lớn các chất ma túy, triệt xóa cả đường dây, bắt được các đối tượng chủ mưu, cầm đầu.
Kết quả, trong đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy (từ ngày 15/12/2020 đến ngày 28/2/2021), C04 đã chủ trì và phối hợp các đơn vị và công an các địa phương bắt 29 vụ, 69 đối tượng (có 4 đối tượng truy nã, trong đó có 1 đối tượng truy nã là người nước ngoài). Thu giữ gần 73 kg heroin, 236 kg và 112.600 viên ma túy tổng hợp, cùng nhiều tang vật, tài sản, tài liệu liên quan. So với cùng kỳ đợt cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, bắt giữ tăng 6 vụ, 9 đối tượng, vật chứng thu giữ tăng 23 kg heroin, 180 kg ma túy tổng hợp và tăng 56.400 viên ma túy tổng hợp.
Điển hình, ngày 23/12/2020, Cục C04 chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an TP. Hà Nội, Công an tỉnh Lạng Sơn triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Sơn La, Thanh Hóa về Ninh Bình, Hà Nội và các tỉnh tiêu thụ, bắt quả tang 02 đối tượng là Nguyễn Văn Hùng, sinh năm 1987 và Nguyễn Mạnh Cường, sinh năm 1988 (cả hai đối tượng đều trú tại Nho Quan, Ninh Bình), thu giữ 27kg ma túy tổng hợp dạng đá, 20 bánh heroin và 01 xe ô tô dùng làm phương tiện vận chuyển ma túy.
Tang vật bị lực lượng công an bắt giữ trong 1 chuyên án ma túy
Từ tài liệu thu thập được và lời khai của đối tượng, cơ quan chức năng bắt giữ thêm 04 đối tượng gồm: Lò Thị Cới, sinh năm 1997 ở Mường Lát, Thanh Hóa; Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1986 ở Nho Quan, Ninh Bình; Nguyễn Mạnh Hùng, sinh năm 1990 ở Nho Quan, Ninh Bình và Nguyễn Mạnh Tân, sinh năm 1979, ở Đông Anh, Hà Nội; khám xét chỗ ở của Nguyễn Mạnh Tân thu giữ 1 kg ma túy tổng hợp dạng đá, 01 bánh heroin, gần 50.000 viên hồng phiến.
Về chuyên án thứ 2, ngày 08/1/2021, Cục C04 đã chủ trì phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an, Công an tỉnh Bắc Ninh phá thành công đường dây tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy do giám đốc một doanh nghiệp tư nhân cầm đầu, sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài sản.
Vật chứng thu giữ 37 máy POS, mPOS, 04 máy nhập dữ liệu thẻ (làm thẻ giả), 02 máy tính, hơn 1.600 hóa đơn thanh toán (tương đương 7,4 tỷ đồng), 150 bánh nghi là heroin.
Video đang HOT
Các đối tượng chủ mưu, cầm đầu có trình độ, am hiểu công nghệ thông tin, tài chính ngân hàng, phương thức thủ đoạn che giấu rất tinh vi. Chúng lợi dụng không gian ảo trên internet, các trang mạng xã hội để liên lạc, giao dịch nên khó xác định được địa bàn cụ thể, danh tính, địa chỉ thật. Số đối tượng, người bị hại, người liên quan nhiều, trải rộng trên 20 quốc gia, vùng lãnh thổ và nhiều tỉnh thành trên cả nước, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: liên quan đến 15 ngân hàng ở Việt Nam, xuất nhập cảnh, quản lý cư trú…. số tiền bị chiếm đoạt đặc biệt lớn.
Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt, khởi tố 06 đối tượng, trong đó có 03 đối tượng người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam…
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, những chiến công, thành tích kể trên thể hiện quyết tâm, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, chiến sĩ lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. kết quả đạt được trong đợt cao điểm khẳng định sự quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với tội phạm về ma túy, đánh trúng, đánh đúng các đường dây mua bán, vận chuyển ma túy lớn, phức tạp, xuyên quốc gia và có yếu tố nước ngoài, ngăn chặn từ xa ma túy thẩm lậu vào nước ta, góp phần răn đe, phòng ngừa tội phạm, ổn định tình hình an ninh, trật tự và củng cố niềm tin của nhân dân với lực lượng vũ trang, nhất là công an nhân dân.
Ngày 38 người chết trong biểu tình Myanmar
Cảnh sát mạnh tay trấn áp khiến 38 người chết, hàng trăm người bị bắt trong cuộc biểu tình đẫm máu nhất tại Myanmar hôm 3/3.
Hàng trăm nghìn người Myanmar ngày 3/3 tiếp tục xuống đường biểu tình phản đối chính quyền quân sự, hơn một tháng kể từ khi quân đội Myanmar tiến hành đảo chính ngày 1/2.
Trong ảnh, người biểu tình tháo chạy khi cảnh sát chống bạo động bắn hơi cay vào đám đông ở Yangon.
Giáo viên mặc đồng phục và đội nón truyền thống của Myanmar trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Các cuộc biểu tình tiếp diễn bất chấp việc lực lượng an ninh Myanmar ngày 1/3 bắn đạn thật vào người dân, khiến 18 người chết và 30 người bị thương. Trước phản ứng quyết liệt từ dư luận quốc tế, chính quyền quân sự Myanmar sau đó yêu cầu cảnh sát không dùng đạn thật với người biểu tình.
Người biểu tình ở Mandalay trốn hơi cay và cảnh sát chống bạo động cùng binh lính hôm 3/3.
Tuy nhiên, khi biểu tình không có dấu hiệu hạ nhiệt, cảnh sát Myanmar tiếp tục sử dụng đạn thật. Trong cuộc biểu tình hôm qua, hai người bị bắn chết ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai đất nước, trong đó có một nữ sinh 20 tuổi. Một thiếu niên thiệt mạng ở Myingyan, trong khi con số thương vong lớn nhất được ghi nhận là ở thị trấn miền trung Monywa, nơi 6 người chết trong các cuộc biểu tình phản đối chính quyền quân sự.
Hôm 3/3 trở thành ngày đẫm máu nhất với 38 người thiệt mạng, theo đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener. Đã có hơn 50 người đã chết kể từ sau cuộc đảo chính và nhiều người bị thương.
Người dân tỏ lòng tiếc thương trước quan tài của Kyal Sin, sinh viên đại học 20 tuổi bị bắn trúng đầu khi tham gia biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Người biểu tình tràn xuống đường phố khắp đất nước, bất chấp lực lượng an ninh liên tục sử dụng hơi cay, đạn cao su và đạn thật để giải tám đám đông, cũng như bắt những người tham gia.
Người biểu tình viết số điện thoại để liên lạc trong tình huống khẩn cấp lên tay một người khác ở Yangon hôm 3/3.
Tại Yangon, các nhân chứng nói rằng ít nhất 8 người thiệt mạng, một người chết vào buổi sáng, và 7 người tử vong khi lực lượng an ninh sử dụng vũ khí tự động vào đầu giờ tối.
"Tôi nghe thấy rất nhiều tiếng súng liên tiếp. Tôi nằm xuống đất, họ bắn nhiều phát và tôi thấy hai người thiệt mạng tại chỗ", người biểu tình Kaung Pyae Sone Tun, 23 tuổi, kể.
Người biểu tình mang theo khiên làm tạm từ tấm sắt trong cuộc đối đầu với cảnh sát ở Yangon hôm 3/3.
Lực lượng an ninh cũng bắt hàng trăm người, trong đó có nhiều nhà báo. Ít nhất 8 nhà báo, bao gồm phóng viên Thein Zaw của hãng tin AP, đã bị bắt. Anh bị buộc tội vi phạm luật an ninh công cộng và đối mặt án tù ba năm.
Người biểu tình nấp sau hàng rào chướng ngại vật được dựng bằng bàn ghế đối đầu với lực lượng an ninh ở Mandalay hôm 3/3.
Các ngoại trưởng ASEAN, trong đó có đại diện quân đội Myanmar Wunna Maung Lwin, trước đó đã thảo luận về cuộc khủng hoảng tại một cuộc họp trực tuyến đặc biệt. Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi bày tỏ thất vọng vì quân đội Myanmar thiếu hợp tác. Singapore, nhà đầu tư lớn nhất của Myanmar, lên án chính quyền quân sự sử dụng vũ lực gây chết người.
Chướng ngại vật làm từ gạch, bao cát, trong cuộc biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc dự kiến họp kín về tình hình Myanmar ngày 5/3 theo yêu cầu của Anh. Tuy nhiên, Hội đồng Bảo an khó ra quyết định trừng phạt Myanmar, bởi hai thành viên thường trực là Trung Quốc và Nga đều coi đây là vấn đề nội bộ của Myanmar. Một số quốc gia đã hoặc đang cân nhắc áp đặt biện pháp trừng phạt riêng.
Cảnh sát và binh lính mang theo súng, ná và khiên chắn tiến về phía người biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Bà Burgener ủng hộ Hội đồng Bảo an ra quyết định trừng phạt Myanmar, cho biết mỗi ngày nhận được hơn 2.000 tin nhắn từ những người ở Myanmar bày tỏ tuyệt vọng "khi không thấy cộng đồng quốc tế hành động".
Một cảnh sát thò người ra từ xe bọc thép, tay cầm ná quan sát người biểu tình ở Mandalay hôm 3/3.
Sau cuộc biểu tình đẫm máu hôm 3/3, các nhà hoạt động tại Myanmar tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường.
"Chúng tôi biết có thể bị bắn chết bằng đạn thật, nhưng cũng chẳng nghĩa lý gì nếu sống dưới chính quyền quân sự, thế nên chúng tôi chọn con đường nguy hiểm này để giải thoát mình", người biểu tình Maung Saungkha hôm nay cho hay. "Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi cách có thể."
Cảnh sát Myanmar dùng lựu đạn choáng giải tán biểu tình Cảnh sát Myanmar bắn chỉ thiên, dùng lựu đạn choáng nhằm giải tán đám đông phản đối một quan chức được quân đội bổ nhiệm ở khu Tamwe, Yangon. "Chúng tôi thực sự sợ hãi", một cư dân giấu tên đề cập đến cuộc trấn áp của lực lượng cảnh sát chống bạo động đêm 25/2. Người dân tại khu Tamwe sáng hôm...