Triệt phá hoạt động vận chuyển ma túy trên Thái Bình Dương
Cơ quan chức năng Mexico đã tịch thu 1,2 tấn cocaine trên 1 chiếc thuyền cao tốc và bắt giữ 7 đối tượng vận chuyển ở ngoài khơi khu vực bờ biển bang Chiapas, giáp Thái Bình Dương.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, đợt thu giữ trên là kết quả của sự hợp tác trao đổi thông tin chống tội phạm giữa Bộ Hải quân, Bộ Quốc phòng Mexico và Bộ Hải quân Colombia.
Lực lượng chức năng Mexico đã huy động trực thăng MI-17 và 2 tầu tuần tra để vây bắt khi chiếc thuyền cao tốc vận chuyển ma túy đang chạy với tốc độ 138km/h.
Cùng ngày, Bộ Công an Costa Rica cũng thông báo lực lượng chức năng nước này vừa thu giữ 1 tấn cocaine và bắt 4 đối tượng trên một xuồng cao tốc ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương, nhờ sự phối hợp của Cơ quan Chống ma túy Mỹ (DEA).
Video đang HOT
Theo thông tin điều tra ban đầu, 2 vụ vận chuyển ma túy nói trên đều có đích đến là Mỹ.
Mexico được biết đến là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nạn buôn bán ma túy.
Trong giai đoạn 2006-2018, cuộc chiến chống ma túy và các vụ thanh toán giữa các băng đảng ma túy nhằm kiểm soát những tuyến đường và trạm trung chuyển ma túy đã cướp đi sinh mạng của trên 250.000 người./.
Theo Việt Hùng (P/v TTXVN tại Mexico City)
Mỹ ra sức đối phó Trung Quốc ở Thái Bình Dương
Ngoại trưởng Mike Pompeo ngày 5.8 cho biết Mỹ đã bắt đầu đàm phán với ba đảo quốc Thái Bình Dương về chuyện gia hạn một thỏa thuận an ninh có thể giúp giới chức Washington chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại đây.
Ngoại trưởng Mỹ (ngoài cùng bên trái) gặp ba nhà lãnh đạo Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau vào ngày 5.8 - Ảnh: Reuters
"Hôm nay tôi xác nhận rằng Mỹ sẽ giúp các bạn bảo vệ chủ quyền, an ninh, quyền được sống trong tự do - hòa bình. Tôi rất vui mừng thông báo hoạt động đàm phán vấn đề gia hạn hiệp ước giữa chúng ta đã bắt đầu. Hiệp ước giúp duy trì nền dân chủ trước nỗ lực phân chia lại Thái Bình Dương từ Trung Quốc", Ngoại trưởng Pompeo phát biểu sau cuộc gặp ba nhà lãnh đạo Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau.
Thỏa thuận an ninh mà Ngoại trưởng Pompeo nhắc đến là Hiệp ước Liên kết tự do (COFA), theo đó quân đội Mỹ có đặc quyền hoạt động tại vùng biển cùng không phận ba đảo quốc nêu trên. Đổi lại ba đảo quốc nhận về nhiều khoản viện trợ tài chính.
Tháng 5 vừa qua, Tổng thống Donald Trump đón tiếp ba nhà lãnh đạo Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau ngay tại Nhà Trắng, qua đó đặt nền tảng cho hoạt động đàm phán COFA.
COFA chuẩn bị hết hạn vào năm 2014. Bất kỳ sai lầm nào cũng có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc - thế lực không ngừng mở rộng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương.
Vì nỗ lực bành trướng của giới chức Bắc Kinh mà Micronesia, Quần đảo Marshall và Palau giữ vai trò ngày càng quan trọng về mặt chiến lược. Chuyên gia chính sách đối ngoại Jonathan Pryke thuộc Viện Nghiên cứu Lowy phân tích: "Micronesia là một phần trong chuỗi đảo thứ hai (do Mỹ lập ra) nhằm kiềm chế Trung Quốc. Mối quan hệ rất quan trọng, nhưng Trung Quốc đang theo đuổi mạnh mẽ".
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc vươn lên trở thành bên cho vay lớn nhất tại Thái Bình Dương. Hầu hết khoản vay ưu đãi chảy vào những quốc gia mà họ xây dựng được quan hệ ngoại giao tốt như Fiji, Papua New Guinea, Tonga, Samoa và Vanuatu.
Cẩm Bình (theo Reuters)
Theo motthegioi
Lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu họp kín tại Bắc Đới Hà Cuộc họp kín của lãnh đạo Trung Quốc dường như khai mạc hôm 3/8, khi nhiều quan chức cấp cao nước này tới khu nghỉ mát Bắc Đới Hà. Cảnh quan khu nghỉ dưỡng Bắc Đới Hà. Ảnh: Kyodo. "Thay mặt Tổng Bí thư Tập Cận Bình, ông Trần Hi, ủy viên Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản và Trưởng ban Tổ...