Triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với qui mô lớn
Sau một thời gian theo dõi và lập án đấu tranh, mới đây Công an TP Thanh Hoá đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với qui mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt tạm giam 7 đối tượng trong đường dây này về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh…
7 đối tượng bị Công an TP Thanh Hóa bắt giữ gồm: Nguyễn Văn Hưng (SN 1990, trú tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông); Trương Quốc Phong Dinh (SN 1997) và em trai Trương Quốc Dũng (SN 1998), đều trú tại phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ; Nguyễn Thị Kiều Trang (SN 1991, trú tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội); Nguyễn Văn Tài (SN 1998, trú tại xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định); Nguyễn Hoàng Chung (SN 2006, trú tại xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) và Ngô Tiến Thành (SN 1990< trú tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).
Tang vật trong vụ đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả bị bắt giữ.
Quá trình phá án, Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hoá đã tiến hành khám xét khẩn cấp 5 địa điểm là nơi sản xuất, nơi cất giấu hàng hoá, nơi làm việc của các đối tượng trên địa bàn TP Hà Nội, TP Cần Thơ và tỉnh Bến Tre.
Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ các sản phẩm thuốc tân dược giả chủ yếu là thuốc kháng sinh, gồm: 657 hộp thuốc Cefuroxim 500mg, 3.258 hộp thuốc Cefixim 200mg, 100 hộp thuốc Augxicine g, 100 hộp thuốc Panadol Extra, 724 hộp thuốc Panactol dạng vỉ nén, 1.080 lọ thuốc Panactol. Đồng thời, thu giữ nhiều nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc kháng sinh giả, gồm: 2,2 tấn phụ gia, tá phẩm; 1.000 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefuroxim, 10 vỏ thùng vỏ hộp Panactol, và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất thuốc tân dược giả như: máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán…
Theo kết quả điều tra ban đầu: Lợi dụng thói quen của nguời dân là tự kê đơn mua các loại thuốc chữa bệnh và sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm tại các quầy thuốc, nhà thuốc, Nguyễn Văn Hưng là đối tượng cầm đầu đã câu kết với Trương Quốc Phong Dinh thành lập Công ty TNHH dịch vụ y tế Tích Hợp, đăng ký trụ sở tại TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre để ngụy trang cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc tân dược giả, đặc biệt các loại thuốc kháng sinh như: Cefuroxim 500mg; Cefixim 200mg; Augxicine 1g; Panadol Extra; Panactol… Trong đó, Hưng giao cho Dinh trực tiếp tìm nguồn mua máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, tá dược, in bao bì…để sản xuất thuốc tân dược giả.
Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ chuyên mua bán thuốc cho các Công ty dược, Trương Quốc Phong Dinh đã thông qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook,… để thu mua các loại thuốc ngoại nhập trôi nổi trên thị thường, sau đó dùng cồn hoặc hóa chất khác tẩy xóa phần chữ in trên vỉ thuốc, dùng máy in lại thông tin (tên, thành phần, hoạt chất) trên vỉ thuốc tạo thành loại thuốc mới. Ngoài ra, Dinh còn thu mua thuốc tân dược sản xuất nội địa, có nguồn gốc xuất xứ, giá rẻ, sau đó ngâm vào nước để bong tróc tem nhãn gốc của nhà sản xuất dán trên ống thuốc, đặt in và dán tem nhãn giả thành thuốc ngoại nhập, đưa ra thị trường tiêu thụ với giá cao.
Nguyễn Văn Hưng (X) và các đối tượng trong đường dây sản xuất, mua bán thuốc tân dược giả.
Video đang HOT
Trong đường dây này, Hưng và Dinh phân công: Trương Quốc Dũng (em trai Dinh), Nguyễn Văn Tài và Nguyễn Hoàng Chung trực tiếp đi thuê kho, xưởng làm địa điểm sản xuất tại khu vực vắng người trên địa bàn TP Bến Tre và TP Cần Thơ, sau đó thuê công nhân sản xuất là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương này. Quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng sản xuất của Công ty, không ra ngoài. Đồng thời, Dinh sẽ phân công vai trò cho từng người phụ trách từng khâu từ trộn thành phần, ép vỉ, ép màng kính, cắt vỉ,…
Sau đó, Trương Quốc Phong Dinh thông qua các trang mạng xã hội để quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của các Công ty chính hãng “tuồn” ra từ nguồn hàng thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực không xuất được hóa đơn nên giao bán rẻ hơn so với hàng chính hãng để tiêu thụ tại các đại lý thuốc ở các địa phương trên địa bàn cả nước. Bằng thủ đoạn trên, Hưng và Dinh đã bán ra ngoài thị trường một khối lượng lớn thuốc tân dược giả cho các đối tượng có nhu cầu và người tiêu dùng với số lượng lớn, đa phần hướng tới nhóm dược sỹ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc phía Bắc và phía Nam.
Căn cứ tài liệu, chứng cứ thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hoá đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 7 bị can nói trên về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh” quy định tại khoản, 2 Điều 194 Bộ luật hình sự.
Qua vụ án này, cơ quan Công an khuyến cáo người dân khi phát hiện đơn vị, cơ sở nào kinh doanh thuốc tân dược qua mạng, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc không có số đăng ký hoặc quảng cáo gây nhầm lẫn giữa thuốc và thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thể báo lên ứng dụng y tế trực tuyến hoặc đường dây nóng của Công an tỉnh hoặc Sở Y tế để phối hợp kiểm tra và xử lý.
Bắt 6 đối tượng trong đường dây sản xuất, bán thuốc giả
Liên quan đến đường dây sản xuất thuốc tân dược giả khủng, ngày 24/12, Công an quận 8 TP Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt giam với 6 bị can về các tội "Sản xuất hàng giả là thuốc chữa bệnh" và "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh".
6 bị can gồm Nguyễn Xuân Cường (46 tuổi), Ao Vạn Hạnh (25 tuổi), Trương Phong Hào (24 tuổi), Trương Thùy Trinh (49 tuổi) cùng ngụ quận 8; Huỳnh Nhật Khoa (24 tuổi), Phạm Quốc Quyền (43 tuổi) cùng ngụ quận 10. Ngoài ra, Đặng Văn Hóa (40 tuổi, ngụ Đồng Nai) cũng đang bị cơ quan Công an củng cố hồ sơ để tiếp tục xử lý.
Qua điều tra, Cơ quan Công an xác định chủ mưu là Nguyễn Xuân Cường. Đối tượng này thuê những người khác để sản xuất thuốc giả, tuồn bán đi khắp nơi.
Các đối tượng Nguyễn Xuân Cường, Huỳnh Nhật Khoa, Ao Vạn Hạnh (từ trái qua phải) là ba trong 6 đối tượng vừa bị khởi tố, bắt giữ.
Như Báo CAND Online đã thông tin, khoảng 11h30 ngày 13/12, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ Công an quận 8 ập vào một bãi xe trên đường Cao Lỗ, phường 4, quận 8, bắt quả tang nhóm của Cường đang sản xuất thuốc giả.
Qua kiểm tra, Cơ quan Công an phát hiện 10.000 lọ thuốc nhãn hiệu các loại như: Terpin Codein, Decotyl, Asmacort, Glotal... Ngoài ra, Công an còn thu nhiều dụng cụ được dùng để sản xuất thuốc giả các nhãn hiệu nổi tiếng.
Làm việc với Cơ quan Công an, Cường khai thuê Hạnh, Hào và Huy (chưa rõ lai lịch) để sản xuất thuốc chữa bệnh giả tại tại bãi xe và trả tiền công theo tháng. Riêng Hạnh khai rằng không biết nguồn gốc bán nguyên liệu từ đâu và cũng không biết thuốc chữa bệnh giả sau khi sản xuất được Cường chuyển đi tiêu thụ ở đâu.
Công an kiểm tra các thùng thuốc giả.
Cường khai mua nguyên liệu sản xuất chữa bệnh giả của nhiều người khác nhau ở TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hưng Yên qua mạng xã hội. Sau khi đem về bãi xe, Cường cho đồng bọn làm thuốc tân dược giả.
Nhóm của Cường xếp vỏ viên nang vào khuôn cho bột vào ép thành viên rồi cho vào lọ dán nhãn, đậy nắp... Còn thuốc dạng viên nén thì nhóm của Cường lấy viên nén có sẵn cho vào lọ đậy nắp và dán nhãn.
Nhóm này chủ yếu sản xuất các loại thuốc chữa bệnh như: Gold 500, Celecod 200, Cephalexin 500, Terpin Codein viên nang, Terpin Codein viên nén, Ciproxacin 500, Decotyl, Asmacort, Cepha Pharmacy 500, Cefadroxil 500, Amoxicilin 500...
Thuốc chữa bệnh giả sau khi xuất xưởng được Cường mang bán cho nhiều người, nhà thuốc ở quận Gò Vấp, quận Bình Tân, quận 10... Khách mua hàng của Cường đều thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Trong số những người mua thuốc giả của Cường có Khoa và Quyền. Sau khi bắt giữ Khoa, Quyền và khám xét hai căn nhà gần chợ thuốc quận 10, Công an thu giữ hàng chục ngàn lọ, hộp thuốc nhãn hiệu nổi tiếng...
Nhiều loại thuốc tân dược giả bị phát hiện.
Khoa và Quyền khai nhận trao đổi, thỏa thuận mua bán thuốc chữa bệnh với Cường thông qua mạng. Khoa biết Cường bán thuốc giả nên nhiều lần mua với tổng số tiền là gần 1,4 tỷ đồng. Còn Quyền mua của Cường tổng số thuốc giả gần 900 triệu đồng. Hóa khai tự mua nguyên vật liệu, dụng cụ để tổ chức sản xuất thuốc giả tại nhà ở TP Biên Hòa.
Ngoài ra, Quyền khai còn mua thuốc tây giả của Hóa. Từ lời khai, Công an quận 8 đã ập vào một căn nhà ở TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, bắt giữ Hóa. Tại đây, Công an thu giữ hơn 2.500 lọ thuốc nhãn hiệu các loại cùng dụng cụ sản xuất thuốc giả.
Hóa khai từng kinh doanh thuốc với Quyền. Mới đây, Quyền đặt thuốc tây nên Hóa tự mua nguyên vật liệu, dụng cụ để tổ chức sản xuất thuốc giả.
Quá trình điều tra, Công an đã mời nhiều người mua thuốc của Quyền, Khoa tới làm việc và đang củng cố hồ sơ xử lý theo quy định
Nhận đơn hàng qua zalo rồi chuyển ma túy từ Hà Nội vào Thanh Hóa bằng ô tô riêng Công an TP Thanh Hóa vừa bắt giữ 5 đối tượng trong đường dây mua bán ma túy từ Hà Nội vào Thanh Hóa tiêu thụ, thu giữ 100 viên thuốc lắc, 450g ketamine và 28 túi ma túy dạng lỏng (nước vui) cùng nhiều tang vật khác có liên quan... Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Đội Cảnh sát điều...