Triệt phá đường dây sản xuất, bán phân bón giả cung cấp thị trường miền Trung – Tây Nguyên
Sau thời gian theo dõi, trinh sát đường đi của phân bón giả bán các tỉnh, thành miền Trung và Tây Nguyên, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán phân bón giả quy mô lớn này.
Ngày 1/3, Thượng tá Trần Anh Dũng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã khởi tố đối tượng Nguyễn Đức Đề (SN 1977, thường trú thôn Hà Nhai, xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh), Giám đốc Công ty TNHH MTV Việt Đức về hành vi sản xuất, buôn bán trên 271 tấn phân bón giả.
Phòng Cảnh sát kinh tế thực hiện lệnh khởi tố đối với Nguyễn Đức Đề, Giám đốc Công TNHH MTV Việt Đức.
Lực lượng Cảnh sát kinh tế kiểm tra kho phân bón giả của Công TNHH MTV Việt Đức.
Trước đó, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh đã tổ chức khám xét Công ty TNHH MTV Việt Đức, địa chỉ Lô G6, Cụm công nghiệp Quán Lát, xã Đức Chánh, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Tại các kho sản xuất, chứa hàng của Công ty TNHH MTV Việt Đức, lực lượng Công an phát hiện trên 271 tấn phân bón vi lượng giả gồm 2 loại: “Phân bón lúa 1,2″ và “Phân bón lúa 3″.
Phòng Cảnh sát kinh tế cũng đã phối hợp Cục Quản lý thị trường, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Quảng Ngãi tổ chức lấy mẫu phân bón để giám định.
Kể thêm về quá trình phát hiện, đấu tranh triệt phá thành công đường dây này, Thượng tá Trần Anh Dũng, Phó Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh cho biết, từ thông tin của bà con nông dân ở vùng Tây Nguyên, miền Trung về việc nhiều người dân sử dụng phân bón giả gây cháy lá cây nông nghiệp và hoa màu làm thiệt hại quá trình canh tác, các trinh sát đã tỏa đến nhiều địa phương nắm bắt đường đi của phân bón giả.
“Tại sào huyệt sản xuất phân bón giả ở huyện Mộ Đức, các trinh sát phải ăn chực nằm chờ để nắm được quy trình hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra phương án triệt phá. Ngay sau khi lực lượng chức năng ập vào, các đối tượng khai báo vòng vo, quanh co nhằm chối tội, nhưng trước các chứng cứ đã các đối tượng thú nhận việc sản xuất phân bón trái pháp luật của mình”, Thượng tá Trần Anh Dũng chia sẻ và cho biết thêm, Công ty TNHH MTV Việt Đức bán phân bón đến các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh miền Trung. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn làm theo các đơn đặt hàng từ các đại lý yêu cầu.
Video đang HOT
“Do phân bón giả giá thành rẻ nên chất lượng thấp và ảnh hưởng sản xuất cây trồng của bà con nông dân. Nhiều bà con nông dân đã sử dụng phân bón giả gây cháy lá cây nông nghiệp và hoa màu làm thiệt hại quá trình canh tác”, Thượng tá Trần Anh Dũng cho biết.
Việc đấu tranh, triệt phá của lực lượng Công an Quảng Ngãi đã kịp thời ngăn chặn cơ sở đầu não sản xuất phân bón giả khu vực miền Trung, Tây Nguyên.
Hiện vụ việc đang được Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo một chuyên gia nông nghiệp, người nông dân rất khó phân biệt được phân bón giả, kém chất lượng vì chỉ nhìn cảm quan qua bao bì, nhãn mác thì phân bón giả, kém chất lượng cũng có đầy đủ logo thương hiệu, hàm lượng các chất đầy đủ. Chỉ đến khi sử dụng phân bón sau vài tháng, đánh giá hiệu quả sử dụng, người dân mới nghi đấy là hàng giả.
Trong khi đó, nếu dùng phải phân bón giả, hàm lượng dinh dưỡng không đạt tiêu chuẩn thì năng suất rất thấp, vừa gây hại đất, ảnh hưởng môi trường, nguồn nước, người nông dân vừa thua lỗ nặng. Với những hộ trồng cây ăn trái, thì thiệt hại về đất, cây trồng có thể sau vài năm mới phát hiện và phục hồi…
Lời khai của nữ doanh nhân trốn truy nã 28 năm
Bị cáo Trần Xuân Hoa (73 tuổi, cựu doanh nhân) vừa bị TAND TP HCM tuyên án chung thân về tội 'Lừa đảo' và 'Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản'.
Bị cáo Hoa tại phiên xử. (Ảnh: Trần Tiến)
Bị cáo từng là doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh chế biến nông sản, lương thực, phân bón... tại các tỉnh miền Tây và TP HCM hơn 30 năm trước. Bị cáo từng làm Giám đốc Xí nghiệp tư doanh Quyết Thắng, Tiền Giang, sau này là GĐ Cty TNHH Quyết Thắng tại TP HCM.
Theo cáo trạng, từ 1990 - 1994, trong quá trình điều hành Cty, bị cáo đã ký kết nhiều hợp đồng tín dụng, mua bán phân bón, gạo... với hàng chục đơn vị kinh tế quốc doanh, Nhà nước, cá nhân, tập thể. Tuy nhiên, bị cáo chỉ thực hiện một phần hoặc không thực hiện hợp đồng, chiếm đoạt tiền, hàng rồi bỏ trốn.
Khoảng tháng 2/1994, bị cáo với tư cách là GĐ Cty Quyết Thắng đã ký nhiều hợp đồng gia công, mua bán hơn 1,5 triệu tấn gạo với Cty Lương thực Trung ương 3 chi nhánh TP HCM (Vinafood III). Quá trình thực hiện hợp đồng, bị cáo dùng lượng lớn số gạo đối tác gửi tại kho của mình để bán cho DN khác, hoặc mang đi thế chấp cho ngân hàng, chiếm đoạt hơn 24 tỷ.
Bị cáo còn mua 10.000 tấn phân bón của Vinafood III nhưng không trả tiền đủ, chiếm đoạt thêm 2 tỷ đồng tiền hàng. Tương tự, bị cáo ký hợp đồng bán hơn 20.000 tấn gạo cho Cục Dự trữ quốc gia - Chi cục I, tổng trị giá hơn 40 tỷ đồng và được đối tác trả trước hơn 28 tỷ. Tuy nhiên, bị cáo mới thực hiện được một phần hợp đồng, không hoàn trả phần tiền dư đã nhận, chiếm đoạt của đơn vị này hơn 11,2 tỷ đồng.
Bị cáo còn bị xác định lợi dụng sự tin tưởng của nhiều tổ chức, cá nhân chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng thông qua các hợp đồng mua bán, vay mượn tiền vàng. Cũng trong thời gian này, bị cáo cùng nhiều nhân viên thực hiện loạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân. Đến ngày 26/10/1994, bị cáo bỏ trốn qua Campuchia, sau đó sang Mỹ.
Cáo trạng xác định bị cáo đã có hành vi chiếm đoạt tổng cộng hơn 4,8 triệu USD, 82 tỷ đồng và 852 lượng vàng (tương tương 131 tỷ đồng tại thời điểm gây án) của hơn 20 đơn vị, tổ chức, DN và 11 cá nhân. Nữ doanh nhân bị khởi tố về 3 tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa", "Lừa đảo chiếm tài sản công dân" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân", theo BLHS 1985, với khung hình phạt tổng hợp cao nhất lên đến tử hình.
Năm 1997, TAND TP HCM và TAND tối cao tại TP HCM xét xử một số nhân viên của Hoa với vai trò đồng phạm, trong đó em trai của bị cáo phải lĩnh án tử hình. Các cơ quan tố tụng đồng thời tịch thu kê biên, xử lý nhiều bất động sản, ô tô và hàng hóa để khắc phục thiệt hại vụ án.
Tháng 4/2021, nữ doanh nhân bị trục xuất về nước, các cơ quan tố tụng đã phục hồi điều tra, áp dụng quy định có lợi cho bị can - thay đổi quyết định khởi tố, điều tra truy tố về 2 tội "Lừa đảo" và "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" theo BLHS 2015, khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Phiên xử vừa qua không có bị hại và người liên quan, bởi quyền lợi của họ đã được giải quyết trong bản án năm 1997.
Trả lời HĐXX, bị cáo cho biết, 30 năm trước có thực hiện nhiều hợp đồng hợp tác với các đơn vị và nợ vài chục tỷ đồng. Đêm 26/10/1994, bị cáo đi theo đường bộ trốn sang Campuchia, sau đó qua Mỹ. Suốt thời gian bỏ trốn bị cáo sống lang thang, không nhà cửa, giấy tờ tùy thân nên đến tháng 4/2021 thì bị trục xuất về nước.
Bị cáo nói, lúc trốn khỏi Việt Nam còn một số lượng lớn tài sản, trong đó có 3 kho lúa gạo nhưng không biết xử lý thế nào. Chủ tọa phiên tòa cho biết, vấn đề tài sản đã được giải quyết trong bản án trước nên phiên tòa này sẽ không đề cập.
Bị cáo sau đó xin tòa khoan hồng, xem xét giảm nhẹ hình phạt. Hiện bị cáo bị thoái hóa 2 khớp, thoát vị đĩa đệm và nhiều bệnh khác không thể tự đi lại. "Em trai bị cáo đã phải nhận mức án tử hình trong vụ án do bị cáo gây ra. Mấy mươi năm qua bị cáo không được nhìn người thân một lần. Từ ngày về nước, bị cáo cũng chưa được gặp lại con trai", bị cáo trình bày.
Phát biểu quan điểm về vụ án, đại diện VKS cho rằng hành vi của bị cáo là rất nghiêm trọng, chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn. Tuy nhiên, bị cáo hiện sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn... nên đề nghị tòa giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự, tuyên phạt 24 - 26 năm tù về 2 tội danh.
Phía LS cho biết, trong thời gian bị giam, bị cáo nhiều lần phải nhập viện điều trị; có người con trai duy nhất nhiều năm qua cũng phải sống lang thang gầm cầu, hiện bị liệt nửa người... nên xin tòa xem xét giảm nhẹ.
HĐXX tuyên phạt bị cáo mức án tù chung thân về 2 tội danh. "Bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tuổi già, sức khỏe yếu, hoàn cảnh khó khăn nhưng cần phải xử mức cao nhất của khung hình phạt mới công bằng với những người cùng thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án", HĐXX nhận định.
Bắt tạm giam giám đốc sản xuất, buôn bán phân bón giả Ngày 14/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Trà Vinh đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Kiều Xuân Cường (SN 1981, ngụ tỉnh Phú Yên), Giám đốc Công ty Cổ phần hóa chất và phân bón Phúc Mỹ để điều tra về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là phân bón. Công ty Cổ phần hóa...