Triệt phá đường dây làm giấy tờ giả, thu lợi trên 20 tỷ đồng
Công an TP Hà Tĩnh vừa phối hợp với các đơn vị liên quan triệt phá đường dây làm giả giấy tờ, thu lợi bất chính hơn 20 tỷ đồng.
Tối 22/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố 24 bị can về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”.
Theo cơ quan điều tra, từ năm 2019 đến nay, nhóm đối tượng lừa đảo đã lên mạng quảng cáo làm giả giấy tờ, chúng đã sản xuất, in ấn và mua bán hàng ngàn bằng cấp, giấy tờ giả cho người mua ở nhiều tỉnh, thành phố.
Đây là đường dây làm giả giấy tờ, con dấu của cơ quan, tổ chức có nhiều đối tượng tham gia, hoạt động ở nhiều tỉnh, thành khác nhau, có sự cấu kết chặt chẽ, phân công vai trò với từng đối tượng và có nhiều thủ đoạn để che giấu công an.
Sau thời gian tổ chức đấu tranh, công an xác định các đối tượng có liên quan đến đường dây tội phạm này gồm: Nguyễn Văn Giỏi (SN 1994, trú tỉnh Vĩnh Phúc), Phạm Văn Mạnh (SN 1982) và Nguyễn Thị Hằng (SN 1985) cùng trú tại Hà Nội; Phạm Văn Minh (SN 1993, trú tỉnh Thái Bình).
Các đối tượng nằm trong đường dây làm giả giấy tờ. Ảnh: Công an cung cấp
Ngày 17/3, Công an TP Hà Tĩnh đã huy động 20 cán bộ, chiến sỹ, chia thành 3 mũi công tác để đấu tranh bắt giữ các đối tượng nói trên.
Khám xét nơi ở của các đối tượng, cơ quan điều tra đã thu giữ gần 2.000 con dấu các loại của nhiều cơ quan, tổ chức trên cả nước; hơn 1.900 phôi bằng trung học phổ thông, cao đẳng, đại học, chứng chỉ các loại; 4 bộ máy tính; 3 máy in màu; 1 máy khắc dấu cùng nhiều điện thoại di động và nhiều tài khoản ngân hàng các loại.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, các đối tượng khai nhận, vào năm 2019, Phạm Văn Mạnh lên mạng xã hội tìm hiểu và nghiên cứu cách thức làm các loại giấy tờ giả. Sau đó, Mạnh đăng bài quảng cáo làm giấy tờ giả và tuyển cộng tác viên thì Nguyễn Văn Giỏi đã liên lạc và nhận làm cộng tác viên tìm khách hàng.
Giấy tờ giả công an thu giữ được. Ảnh: Công an cung cấp
Khi có khách liên hệ đặt mua các loại giấy tờ giả, các đối tượng làm và yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng. Sau khi “sản xuất” xong giấy tờ giả cho khách hàng, Phạm Văn Minh có nhiệm vụ đi gửi cho khách theo địa chỉ mà Mạnh cung cấp. Tiền được chuyển vào một tài khoản do Mạnh quản lý.
Mở rộng vụ án, công an bắt giữ và khởi tố thêm 20 đối tượng trú tại nhiều tỉnh, thành cũng nằm trong đường dây làm giả giấy tờ nói trên.
Các đối tượng “làm ăn” cùng nhau nhưng chưa gặp mặt nhau. Tất cả đều sử dụng tài khoản ẩn danh để liên hệ, trao đổi và thanh toán qua các tài khoản ngân hàng không chính chủ.
Từ 2019 đến nay, các đối tượng thu lợi bất chính hơn 20 tỷ đồng.
Vụ án đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.
Báo động vấn nạn bằng cấp, tài liệu giả
Tình trạng làm giả giấy tờ, con dấu của các cơ quan tổ chức đã diễn ra trong nhiều thời điểm khác nhau.
Nhiều đối tượng đã phải vào tù vì làm giấy tờ giả, nhiều cán bộ công chức bị mất việc, mất danh dự vì sử dụng giấy tờ giả.
Thủ đoạn tinh vi
Lập đường dây khép kín, điều hành đường dây một cách chuyên nghiệp, phân công công việc với thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt cơ quan pháp luật. Thế nhưng, các đối tượng không ngờ một ngày cả nhóm bị gom vào trụ sở cơ quan Công an.
Trung tá Đặng Ngọc Khánh, Trưởng phòng Hướng dẫn điều tra tội phạm sử dụng công nghệ cao và có yếu tố nước ngoài (Phòng 9), Cục Cảnh sát hình sự cho biết, qua công tác nghiệp vụ, các trinh sát phát hiện một nhóm đối tượng làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức bán cho người mua sử dụng trái pháp luật. Nhận định hành vi làm giả tài liệu và sử dụng tài liệu giả là nguồn tội phạm khác như lừa đảo, đi nước ngoài trái phép... Cục Cảnh sát hình sự đã giao Phòng 9 tập trung lực lượng, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ thu thập tài liệu, bắt giữ đối tượng.
Các đối tượng (từ trái qua phải): Nguyễn Duy Cường, Trần Mạnh Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng.
Sau một thời gian thu thập, tài liệu chứng cứ, Cục Cảnh sát hình sự đã phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an các địa phương bắt giữ 9 đối tượng, gồm: Phạm Duy Phong (SN 1992), quê ở tỉnh Nghệ An- cầm đầu đường dây; Nguyễn Duy Cường, Trần Mạnh Hùng, Nguyễn Đức Hùng, Hoàng Thị Quỳnh Anh, Nguyễn Văn Đông về hành vi "Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức"; Thạch Thị Yến, Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Trung Hiếu về hành vi "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Căn cứ tài liệu điều tra, Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can các đối tượng trên và Viện Kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can.
Kết quả điều tra ban đầu xác định: Khoảng đầu năm 2020, Phạm Duy Phong tìm hiểu trên mạng xã hội Facebook, Zalo có thông tin quảng cáo làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức. Phong nhận thấy việc làm giả tài liệu đơn giản, có nhiều người có nhu cầu mua tài liệu giả để sử dụng nên đã tìm hiểu cách thức làm giả tài liệu bán cho người sử dụng với mục đích lấy tiền chi tiêu cá nhân. Thông qua Zalo, Phong đã kết bạn, thỏa thuận với các đối tượng trên mạng Interenet làm giả tài liệu cho Phong bán.
Tháng 6/2020, Phong tạo lập các fanpage trên Facebook đăng quảng cáo làm giả các loại tài liệu của cơ quan, tổ chức như CMND/CCCD; đăng ký xe máy, ôtô; giấy phép lái xe máy, ôtô; sổ hộ khẩu; bằng tốt nghiệp các cấp; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... Sau đó, anh ta mua sim điện thoại không chính chủ đăng ký tài khoản Zalo để sử dụng trao đổi, thỏa thuận, tuyển nhân viên chia nhóm làm việc như: Nhóm nhân viên quản lý fanpage trên Facebook đăng quảng cáo làm giả các loại tài liệu của cơ quan, tổ chức để thu thập thông tin cá nhân, số điện thoại của người mua tài liệu giả; nhóm nhân viên hướng dẫn, đào tạo nhân viên quản lý số điện thoại hotline để thỏa thuận làm giả tài liệu cho người mua tài liệu giả; nhóm nhân viên xác nhận thông tin, tổng hợp tài liệu giả chuyển cho đối tượng sử dụng Zalo để sản xuất; nhóm nhân viên lên mã đơn hàng, phân loại, đóng gói, ghi mã đơn hàng đưa đến Công ty giao hàng nhanh GHN, Viettel Post để chuyển cho người mua.
Tại cơ quan Công an, Phong khai đã làm trên 1.000 tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để bán cho nhiều người sử dụng và được hưởng lợi khoảng 500 triệu đồng.
Trung tá Đặng Ngọc Khánh cho biết, trong thời gian điều tra vụ án tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, đối tượng có trình độ chuyên môn về công nghệ cao, thông qua mạng xã hội Zalo, Facebook để quảng cáo, thỏa thuận làm, bán tài liệu giả cho người sử dụng, thường xuyên thay đổi địa điểm hoạt động, sử dụng nhiều tài khoản ngân hàng không chính chủ để nhận tiền làm giả tài liệu. Đồng thời dùng sim điện thoại không chính chủ thỏa thuận làm giả tài liệu nên công tác điều tra gặp rất nhiều khó khăn. Cục Cảnh sát hình sự đã cử nhiều tổ công tác phối hợp với Công an các địa phương chủ động nắm di biến động của đối tượng, bắt giữ đối tượng cầm đầu và các đối tượng tham gia làm giả tài liệu, ngăn chặn việc làm giả tài liệu cho người khác sử dụng thực hiện hành vi trái pháp luật.
Dùng giấy tờ giả để đi xuất khẩu lao động
Quá trình điều tra, cơ quan Công an tiếp tục phát hiện đường dây làm giả tài liệu cơ quan, tổ chức thông qua mạng Internet có thủ đoạn tương tự do Nguyễn Văn Đông cầm đầu.
Tháng 6/2020, thông qua Zalo, Nguyễn Văn Đông kết bạn, thỏa thuận với đối tượng (chưa rõ nhân thân, lai lịch) sử dụng Zalo Ly Ngoc Long làm bằng tốt nghiệp, bảng điểm giả cho Đông bán cho người sử dụng với mục đích lấy tiền chi tiêu cá nhân. Đông trao đổi với bạn tên là Nguyễn Văn Đạt về việc Đông có thể làm bằng tốt nghiệp, bảng điểm giả của các trường đại học, cao đẳng.
Tháng 12/2020, Nguyễn Văn Đạt giới thiệu cho Đông gặp, thỏa thuận làm cho Hùng một bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả với giá 10 triệu đồng. Sau đó, Đông gửi thông tin của Nguyễn Văn Hùng cho đối tượng sử dụng zalo Ly Ngoc Long trực tiếp làm bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả. Nhân viên chuyển phát nhanh đã đưa cho Đông bằng cao đẳng, bảng ghi kết qủa học tập giả có đóng dấu tên của trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải. Đông đã giao cho Hùng bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả và được Hùng trả 10 triệu đồng. Tại cơ quan Công an, Đông khai đã trả cho đối tượng sử dụng Zalo Ly Ngọc Long 5 triệu đồng, trả cho Đạt 2 triệu đồng, Đông được hưởng lợi 3 triệu đồng.
Các đối tượng Thạch Thị Yến, Hoàng Trung Hiếu, Nguyễn Văn Hùng đã sử dụng bằng cao đẳng, bảng ghi kết quả học tập giả đưa vào hồ sơ nộp tại Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Hà Nội để xin thị thực đi lao động tại Cộng hòa Séc. Tuy nhiên, hồ sơ của các đối tượng đã bị phát hiện là giả. Cơ quan điều tra đã thu giữ: 338 triệu đồng; 16 điện thoại; 2 máy tính, 10 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 1 căn cước công dân; 1 đăng ký ôtô; 1 đăng ký xe máy; 2 bằng đại học; 2 bằng cao đẳng; 2 bảng ghi kết quả học tập và 5 chứng chỉ nghề...
Hiện nay, Cục Cảnh sát hình sự đã chuyển vụ án đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An để tiếp tục điều tra theo thẩm quyền.
Quảng Nam: Thuê xe, làm giả giấy tờ rồi mang đi cầm cố lấy tiền tiêu xài Sau khi thuê xe máy, nam thanh niên ở tỉnh Quảng Nam lên mạng xã hội tìm người làm giả giấy tờ rồi mang đi cầm cố, lấy tiền tiêu xài. Chiều 9.6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Quảng Nam cho hay đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Hồ Triều Tiên (30...