Triệt phá băng trộm trâu bò bằng… ô tô
Sáng 3/10, Công an huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đã bắt được Tống Đức Văn (35 tuổi, quê huyện Đại Từ, Thái Nguyên) khi đang lẩn trốn tại tỉnh Bình Dương.
Đây là một trong số các đối tượng sử dụng ô tô trộm cắp trâu bò bị Công an huyện Tuy Đức bắt quả tang.
Trước đó, đêm 30/9, trong lúc Tống Đức Văn, Vi Văn Bằng (37 tuổi, ở cùng quê) và Lê Ngọc Quế (51 tuổi, trú tại khu phố 4, phường Long Bình, tỉnh Đồng Nai) đang trộm 6 con trâu của 2 hộ dân ở xã Đắk R’tih thì bị lực lượng Công an huyện Tuy Đức bắt quả tang.
Lợi dụng đêm tối, Văn và Bằng đã chạy thoát, còn Quế bị bắt giữ cùng tang vật là một chiếc ô tô mang BKS 63L-7009 và 6 con trâu.
Bước đầu các đối tượng khai nhận do nắm bắt được thói quen và quy luật chăn thả trâu bò của người dân, nên đã rủ nhau lên địa bàn xã Đak R’tih, huyện Tuy Đức trộm cắp đưa lên ô tô mang đi tiêu thụ.
Theo thượng tá Dương Danh Quế, Phó trưởng Công an huyện Tuy Đức, thời gian qua trên địa bàn xã Đắk R’tih đã xảy ra 3 vụ với 13 con trâu bò bị mất trộm trị giá gần 400 triệu đồng.
Theo Xahoi
Trộm trâu trắng trợn, nông dân trắng tay
Hết trộm chó lại đến trộm trâu, vùng quê vốn yên ả đang xôn xao vì nỗi lo bị mất "đầu cơ nghiệp". Người dân huyện miền núi Như Thanh - Thanh Hóa không ngừng cầu cứu các cơ quan chức năng trước nạn trộm trâu đang diễn ra ngày một trắng trợn.
Video đang HOT
Khu vực ven hồ Bến En, nơi thường xuyên mất trộm trâu
"Trâu tặc" hoành hành
Một ngày giữa tháng 9-2013, chúng tôi có mặt tại xã Xuân Thái của huyện miền núi Như Thanh, qua thống kê, số lượng trâu trong xã bị mất trộm đã lên đến con số hàng trăm. Trường hợp mất nhiều trâu nhất là gia đình ông Vi Văn Minh với 23 con trâu trưởng thành. Ông Minh ngậm ngùi: "Đó là tất cả những gì gia đình tôi tích cóp trong mấy chục năm qua. Nếu có quy ra tiền thì cũng vài trăm triệu đồng chứ có ít đâu".
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hữu Sang - Chủ tịch UBND xã Xuân Thái cho biết: "Kẻ trộm trâu hoạt động bất kể ngày đêm. Thậm chí, ngày trộm trong rừng, đêm trộm trâu trong chuồng. Song, những ngày qua nhân dân bức xúc nhất là hành vi kích điện trộm trâu trong hồ nước".
Cũng theo ông Sang và người dân địa phương thì một phần nguyên do bởi, từ cuối năm 2012, Ban quản lý rừng quốc gia Bến En (thuộc huyện Như Thanh) không cho phép người dân thả trâu trong rừng theo cách chăn nuôi truyền thống. Bằng mọi cách, người chăn nuôi phải đưa hết đàn trâu hàng nghìn con trong rừng về nhà. Một lượng trâu chưa thể lùa về, còn một số lượng lớn đã lùa về song không có chỗ chăn thả. Mặc dù đã bán đi nhiều với giá rẻ mạt, song trong khi chờ đợi giải pháp tiếp theo, người chăn nuôi đưa những con trâu còn lại ra khu vực ven hồ Bến En thả tạm. Kẻ trộm trâu biết được và dùng kích điện để bắt trâu.
Ông Bùi Văn Trường, người có đàn trâu bị mất cho biết, thay vì phải lẩn trốn, rình mò bắt trâu trong rừng, kẻ trộm sắm luôn thuyền và kích. Hè nắng, trâu xuống hồ đầm cũng là lúc trộm ra tay. Trâu bị điện giật chết, được buộc dây vào chân kéo ra khu vực kín đáo để làm thịt. Chân, cẳng, đầu, nội tạng trâu vứt ngay tại chỗ, còn thịt thì được cho vào bao tải chở xuống phía bờ hồ, rồi cho lên xe máy chuyển về xuôi bán lại cho các nhà hàng, đầu mối lái buôn.
"Nhiều hôm đi thăm trâu, chỉ thấy cái đầu và những vết tiết trâu loang lổ. Vừa xót của, lại vừa tủi cho hoàn cảnh nhà mình khi tài sản duy nhất chỉ có vài con trâu, thế mà cứ mất dần, mất mòn hết cả" - ông Trường ngậm ngùi.
Không kể là nghé, trâu chửa hay trâu tơ, tiện con nào, trộm dùng kích bắt ngay con đó. Một hành động tàn nhẫn mà đến giờ ông Quách Ngọc Bút vẫn chưa quên là con trâu sắp đẻ nhà ông bị trộm làm thịt, con nghé chưa kịp chào đời bị vứt xuống nước làm mồi cho cá.
Cả gan hơn, trộm còn vào tận chuồng phóng điện bắt trâu, mang ra suối làm thịt như trường hợp trâu của bà Lê Thị Lương. Hay như anh Quách Văn Mạnh, nghe tiếng súng bắn trâu nhà mình nhưng không dám lại gần vì thân cô thế cô giữa rừng sâu.
Trộm không nương tay, ngược lại càng ngày càng hoành hành trắng trợn hơn. Theo thống kê, cứ độ vài ba ngày lại có một con trâu bị bắt trộm. Với giá trâu như hiện nay, trung bình 25 triệu đồng/con, mức thiệt hại của các hộ nuôi trâu bị mất lên đến vài trăm triệu đồng như trường hợp hộ ông Vi Văn Minh.
Ông Quách Ngọc Bút bức xúc kể về nạn "trâu tặc"
Sểnh ra là mất
Không phải những ngày gần đây mới có tình trạng trâu bị mất trộm. Theo ông Sang, khi nhà chăn nuôi thả trâu trong rừng cũng là lúc hình thành nạn trộm trâu. Song, trong cách chăn nuôi truyền thống ấy, không phải lúc nào trộm ra tay người chăn nuôi cũng biết. "Sau một ngày, hai ngày, thậm chí cả tháng không thấy người ta mới biết trâu đã bị bắt trộm" - ông Sang cho biết thêm.
Trở lại hình thức nuôi trâu của người dân xã Xuân Thái những ngày trước khi có nạn kích trộm. Được biết, đó là hình thức: Thả rông trong rừng. Mặc cho mưa gió, bệnh tật, chỉ cần cắt tai, đánh dấu trâu nhà mình rồi thả vào rừng, lúc nào muốn bán trâu thì cho người lên rừng lùa về.
"Đúng là, sau khi thả trâu vào rừng, chúng tôi hầu như không quan tâm đến việc trâu sống như thế nào, đặc biệt có những con tách đàn ăn sâu vào rừng lại càng không được để ý. Bởi thế, trộm men theo đường mòn, đến lùa đi dăm bảy con vào rừng sâu rồi tìm cách xâu mũi, dắt đi thế là mất trâu" - ông Quách Ngọc Bút thừa nhận.
Thực tế cho thấy, nhiều khi người ta không thể biết số trâu đó đã mất hay đã bị lạc, hoặc đinh ninh rằng trâu đang ăn quanh quẩn đâu đó nên không chủ tâm đi tìm. Hoặc có đi tìm nhưng "đi sau trộm" như lời ông Quách Ngọc Bút: "Khi phát hiện mất trâu, tôi về báo cho người nhà, xác định các điểm mấu chốt mà kẻ trộm nhất định phải đi qua rồi chia người nấp vào bụi, rình bắt quả tang. Hết rình, rồi dò la tìm hiểu, cuối cùng nhận được thông tin, trộm dắt trâu ra khỏi rừng rồi chúng tôi mới đến đóng chốt".
Từ việc không lùa hết được đàn trâu về, các hộ nuôi trâu tại lại phải bận tâm với hai đàn trâu. Một đàn sống trong rừng, một đàn sống ở ven hồ. Với nạn trộm trâu hoành hành, điều đó đồng nghĩa với việc số trâu sống trong rừng đang phải đối mặt với nạn dắt trộm, bẫy trộm, còn số trâu đã về thì đối mặt với nạn kích trộm. Đúng là đôi ngả éo le.
Còn lại nỗi lo
Là người mất trâu nhiều nhất xã Xuân Thái, ông Vi Văn Minh bức xúc: "Mỗi khi ra tay, trộm luôn có người canh giữ nên muốn bắt quả tang hành vi trộm cắp cũng không phải là chuyện dễ".
"Báo chính quyền ư? Báo rồi lại báo. Báo mãi nhưng trộm vẫn cứ trộm, trâu thì vẫn cứ mất như thường" - ông Quách Ngọc Bút nói thẳng. Giải thích thêm về điều bức xúc đó, ông Bút nói, trước đây cũng có đoàn công an huyện về vây bắt kẻ trộm trâu, nhưng bắt được mấy hôm lại thấy thả. Chúng tôi là những người có tài sản bị mất cắp mà chẳng được mời lên giải quyết. Mặt khác, nạn trộm trâu không những không giảm mà ngày càng mạnh hơn, công khai hơn nên hầu hết bà con tôi đều chán nản, đôi khi không lên báo nữa.
Cũng như xã Xuân Thái, các xã Thanh Tân, Phúc Đường, Xuân Phúc thuộc huyện Như Thanh, xã Bình Lương, Phú Bình thuộc huyện Như Xuân đều xảy ra nạn mất trâu. Qua trao đổi, ông Nguyễn Huy Duân - Chủ tịch UBND xã Xuân Phúc cho hay, ở xã cũng có nhiều hộ nuôi trâu theo hình thức thả rông trong bìa rừng quốc gia Bến En. Vừa rồi, nạn trộm trâu ghê quá nên nhiều hộ tính bán trâu vì không dám mạo hiểm thả tiếp. Điều đó đồng nghĩa với việc người dân phải lựa chọn hình thức kinh tế khác.
Làm cách nào để ngăn chặn tình trạng trộm trâu? Đó đang là nỗi lo, nỗi bức xúc của người dân và nỗi bất lực chính quyền địa phương trước nạn "trâu tặc" đang diễn ra ở một vùng quê nghèo.
Kiều Trang - Nguyễn Nghĩa
Theo ANTD
Hàng chục trinh sát đội mưa phá sới bạc trên đỉnh đồi Khi các con bạc vừa khởi động được 30 phút, một tổ trinh sát phối hợp với tổ phục kích sẵn trên núi dùng hơi cay ném vào sới. Ngày 21/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã quyết định khởi tố vụ án Hoàng Kim Hưng cùng đồng bọn tổ chức đánh bạc và đánh bạc tại đồi keo Đát...