Triệt phá băng nhóm buôn ma túy xuyên biên giới có vũ trang
Ngày 19.6, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị cho hay một băng nhóm chuyên buôn bán, vân chuyên ma túy từ Lào về Việt Nam với số lượng lớn, có vũ trang vừa bị triệt phá.
Theo đó, lúc 15 giờ ngày 18.6, lực lượng phòng chống ma túy của BĐBP tỉnh Quảng Trị, Đoàn đặc nhiệm miền trung (Bộ tư lệnh BĐBP) phối hợp với Công an tỉnh Savanakhet (Lào) đã bí mật mật phục tại một địa điểm gần đường biên (đối diện cửa khẩu Lao Bảo, H.Hướng Hóa) và phát hiện 3 nghi phạm có hành vi đáng ngờ.
Thấy động, cả nhóm chạy toán loạn vào rừng và dùng súng K54 chống trả quyết liệt. Nhưng bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng đã tóm gọn cả 3, gồm: Tua Pau Hạ (63 tuổi, trú H.Backadinh, tỉnh Bolykhamxay), Thạo Văn (52 tuổi, trú H.Sepon), Ket Xa May (25 tuổi, trú H.Muongphin, tỉnh Savanakhet, Lào).
Ba nghi phạm…
… cùng số tang vật tại cơ quan chức năng
Video đang HOT
Tang vât thu giữ tại hiên trường gồm: 10 bánh heroin trọng lượng khoảng 3,5 kg, 1 khâu súng K54 cùng 9 viên đạn, 1 ô tô mang biên kiêm soát Lào.
Tại cơ quan điều tra, các nghi phạm bước đầu khai nhận đã mua sô ma túy trên tại Vientian (Lào), sau đó dùng ô tô vân chuyên theo đường xuyên Á đên sát biên giới đê tâp kêt hàng và môc nôi với người Viêt đưa ma túy vào nôi địa tiêu thụ.
Hiên các nghi phạm, tang vật vụ việc đã được bàn giao cho Công an Lào tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo vietbao
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á?
Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết.
Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 Triumf. Việc bán S-400 cho Trung Quốc đang trở thành một vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận thế giới.
Ngay chính nội bộ nước Nga cũng nổ ra khá nhiều cuộc tranh luận về việc có nên bán S-400 cho Trung Quốc hay không khi mà nạn sao chép lậu vũ khí Nga đang khiến Moscow phải đau đầu. Nhưng có một thực tế là Moscow rất cần sự ủng hộ của Bắc Kinh về phương diện chính trị, bán vũ khí cho Trung Quốc cũng là một phần quan trọng trong hợp tác giữa 2 nước tạo nên một cực khác chống chọi lại với Mỹ và NATO.
Sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-400 là điều không phải bàn cãi. Nó xuất hiện ở đâu sẽ thay đổi cán cân quân sự ở đó.
Khả năng Trung Quốc sẽ mua được S-400 là rất cao. Nếu Bắc Kinh thực sự mua được S-400, đó sẽ là thảm họa đối với khu vực châu Á, điều đó sẽ đẩy khu vực nhạy cảm này vào một cuộc chạy đua vũ trang với hậu quả khôn lường.
Đối tượng đầu tiên sẽ phải hứng chịu những "thiệt thòi" nếu Trung Quốc có S-400 là Đài Loan. Hòn đảo này đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn để duy trì sức mạnh phòng thủ khi mà Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ ý định thu phục đảo này bằng vũ lực.
Hiện nay, những hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc đang triển khai là S-300 và HQ-9. Những hệ thống này đã có khả năng vươn tới một phần nhỏ lãnh thổ phía tây bắc Đài Loan. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có S-400 thì toàn bộ lực lượng không quân hòn đảo này đều nằm trong tầm bắn của nó.
Vasily Kashin, một nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Moscow, nhận định: "S-400 cho phép Trung Quốc tiêu diệt các máy bay chiến đấu Đài Loan ngay khi vừa cất cánh lên. Khả năng bảo vệ không phận của hòn đảo này bị đánh phủ đầu một cách trực diện".
Không quân Đài Loan gần như hết cơ hội cất cánh tham chiến nếu Trung Quốc có S-400.
Việc Trung Quốc đàm phán mua S-400 đồng nghĩa với việc Đài Loan sẽ trở nên khó khăn hơn trong cuộc tìm kiếm máy bay thay thế cho tiêm kích thế hệ thứ 4 F-16 của họ, chương trình nâng cấp F-16 sẽ trở nên vô nghĩa nếu S-400 có mặt tại Trung Quốc.
Ian Easton, chuyên gia tại Viện 2049 cho biết, đến năm 2023 Đài Loan cần có tiêm kích thế hệ 5 F-35, nếu Mỹ từ chối như đã từng làm với đề nghị mua F-16C/D thì hòn đảo này chỉ còn một con đường duy nhất là tự phát triển tên lửa hành trình hay tên lửa đạn đạo tầm xa để duy trì sức mạnh.
Ông cho biết thêm: "Việc Trung Quốc triển khai hoạt động hệ thống S-300PMU2 phía đối diện eo biển đã gây sức ép đáng kể lên các phi công chiến đấu Đài Loan, nếu có S-400 nó sẽ nối gót S-300 triển khai tại tỉnh Phúc Kiến, lúc đó tình hình thậm chí còn tồi tệ hơn".
York Chen, cựu thành viên Hội đồng An ninh Đài Loan chia sẻ: "Khi S-400 đi vào hoạt động cùng với các máy bay chiến đấu trên đất liền và trên biển, lúc đó Trung Quốc sẽ tự tin hơn trong việc thống trị không phận Đài Loan. Điều đó sẽ chiếm lấy sự kháng cự của Đài Loan và ngăn chặn sự can thiệp của Mỹ".
Ông Chen bình luận thêm: "Mỹ nên dành thêm thời gian suy nghĩ lại một cách nghiêm túc đề nghị xuất khẩu tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 Harm trang bị cho F-16 của Đài Loan". Mặc dù để sở hữu S-400 Trung Quốc phải chờ ít nhất sau năm 2017 nhưng ngay từ bây giờ Đài Loan cần phải hành động.
Trung Quốc có S-400 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến Đài Loan mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác như: Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và những quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.
Với những gì Bắc Kinh đang thể hiện thời gian qua thì rất nhiều quốc gia trông chờ vào việc Moscow sẽ từ chối bán hệ thống tên lửa phòng không chiến lược này. Châu Á sẽ không còn là khu vực bình yên nếu S-400 có mặt trong biên chế quân đội Trung Quốc
Theo vietbao
Trung Quốc sắp mang lại thảm họa cho châu Á? Việc Trung Quốc có hệ thống tên lửa S-400 sẽ kéo khu vực châu Á vào một cuộc chạy đua vũ trang không có hồi kết. Thời gian gần đây, Bắc Kinh bày tỏ sự quan tâm muốn mua tiêm kích thế hệ 4 Su-35 và hệ thống tên lửa phòng không tầm siêu xa S-400 Triumf. Trong đó, Bắc Kinh đặc biệt...