Triệt phá 2 xưởng sản xuất hàng hiệu giả mạo ở ‘thủ phủ hàng nhái’ La Phù
Quản lý thị trường phối hợp với Công an H.Hoài Đức ( Hà Nội) vừa triệt phá 2 cơ sở sản xuất hàng hóa thời trang giả mạo các thương hiệu nổi tiếng như: Adidas, Tommy Hilfiger, Uniqlo tại xã La Phù.
Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường ( Bộ Công thương), ngày 30.10 vừa qua, Đội Quản lý thị trường số 24, Cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội phối hợp Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế m.a tú.y, Công an H.Hoài Đức ( Công an TP.Hà Nội) đã kiểm tra, triệt phá 2 cơ sở sản xuất hàng hóa giả mạo các thương hiệu thời trang nổi tiếng.
Cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn sản phẩm thời trang giả mạo các thương hiệu lớn tại 2 cơ sở sản xuất tại xã La Phù, H.Hoài Đức, TP.Hà Nội. ẢNH. Q.L
Cụ thể, đoàn liên ngành đã kiểm tra điểm kinh doanh tại địa chỉ số 27 ngõ 23 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, H.Hoài Đức và phát hiện 1 lao động sử dụng 1 máy gắn nhãn mác kỹ hiệu Tudor TD-3730 để thực hiện việc dập nhãn mác các nhãn hiệu Adidas, Tommy Hilfiger, Uniqlo vào các sản phẩm tất chân. Ngoài ra, cơ sở này còn có 1 lao động đang đóng gói sản phẩm vào túi ni lông để đưa tiêu thụ.
Tại hiện trường, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện 17.000 chiếc nhãn mác hiệu Uniqlo, 20.000 chiếc nhãn mác hiệu Tommy Hilfiger.
Ngoài ra, đoàn kiểm tra phát hiện số lượng lớn hàng hóa thành phẩm gồm 2.000 đôi tất chân nhãn hiệu Adidas, 4.900 đôi tất chân nhãn hiệu Tommy Hilfiger, 23.100 đôi tất chân nhãn hiệu Uniqlo.
Video đang HOT
Sản phẩm tất được dập nhãn các thương hiệu nổi tiếng chờ đưa đi tiêu thụ. ẢNH: Q.L
Toàn bộ số hàng hóa trên có chữ và hình nhãn hiệu Adidas, Tommy Hilfiger, Uniqlo đã in trực tiếp vào sản phẩm, không thể bóc tách, tháo rời khỏi sản phẩm. Nhưng khi làm việc với đoàn kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được hóa đơn, chứng từ có liên quan đến số hàng hóa nói trên.
Cùng ngày, đoàn kiểm tra liên ngành của Đội Quản lý thị trường 24 và Công an H.Hoài Đức tiếp tục kiểm tra điểm kinh doanh số 21 ngõ 204 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù, phát hiện cơ sở này có 1 lao động đang sử dụng 1 máy may để thực hiện việc may kín đầu sản phẩm tất.
Sau đó, những sản phẩm này tiếp tục được đưa vào thiết bị định hình, bó lại và đưa hàng hóa về địa điểm kinh doanh ở số 27 ngõ 23 đường La Phù, thôn Chùa Tổng, xã La Phù để dập nhãn hiệu Adidas, Puma…
Cơ quan chức năng phát hiện hàng chục nghìn nhãn mác giả mạo thương hiệu nổi tiếng chờ dập vào sản phẩm. ẢNH: Q.L
Qua kiểm tra, đoàn đã lập biên bản tạm giữ 150 đôi tất chân sản phẩm có in sẵn chữ và hình nhãn hiệu Adidas, 2.400 đôi tất chân nhãn hiệu Adidas, 2.900 đôi tất chân nhãn hiệu Puma.
Cũng tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở này không xuất trình được hóa đơn, chứng từ có liên quan đến số hàng hóa trên; toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas, Puma.
Trong nhiều năm nay, La Phù được coi là “thủ phủ” sản xuất bánh kẹo giả mạo, nhái theo các thương hiệu nổi tiếng. Khu vực này còn có những cơ sở sản xuất hàng giả trong lĩnh vực thời trang.
Trong 2 vụ việc nêu trên, đoàn kiểm tra liên ngành của Đội Quản lý thị trường 24 và Công an H.Hoài Đức đã tiến hành lập biên bản tạm giữ toàn bộ số hàng hóa, máy móc và nhãn mác phát hiện trong quá trình kiểm tra để tiếp tục điều tra, làm rõ.
Mất hơn 400 triệu đồng vì răm rắp làm theo kẻ giả danh công an
Tin và làm theo hướng dẫn của kẻ giả danh công an, người đàn ông ở Hà Nội đã cài đặt phần mềm dịch vụ công "giả mạo" rồi bị mất hơn 400 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.
Ngày 31/10, Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, vừa tiếp nhận đơn trình báo của người đàn ông trên địa bàn về việc bị mất hơn 400 triệu đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công "giả mạo".
Cụ thể, vào ngày 20/10, ông N. (SN 1972, ở Cầu Giấy) có nhận được điện thoại của đối tượng tự xưng là cán bộ Công an quận Tây Hồ, yêu cầu ông xác nhận hộ khẩu điện tử cho con gái.
Đối tượng đã hướng dẫn ông N. cài đặt phần mềm dịch vụ công "giả mạo" để đồng bộ dữ liệu dân cư cho con. Sau khi ông N. cài đặt, đối tượng yêu cầu ông quét mã QR ngân hàng và căn cước công dân trên điện thoại.
Tiếp đó, ông N. phát hiện tài khoản ngân hàng bị mất hơn 400 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.
Từ vụ việc nêu trên, Công an TP Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn của tội phạm. Đây không phải thủ đoạn mới, nhưng vẫn còn nhiều người dân ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí, mất cảnh giác nên "sập bẫy".
Cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài đặt các phần mềm, ứng dụng theo yêu cầu của các đối tượng lạ gọi đến.
Nếu cài đặt phần mềm giả mạo, người dân có nguy cơ sẽ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Các tin nhắn, cuộc gọi đến máy điện thoại của nạ.n nhâ.n sẽ được ứng dụng kiểm soát, ngầm chuyển về máy chủ do đối tượng quản lý, không hiển thị trên điện thoại của nạ.n nhâ.n.
Nguy hiểm hơn, các đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại di động từ xa, sau đó truy cập vào tài khoản ngân hàng, chuyển hết tiề.n của bị hại.
Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừ.a đả.o, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
Bị nhân viên điện lực 'dỏm' lừa 650 triệu đồng và lời cảnh báo từ công an Người đàn ông thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên điện lực 'dỏm' nên bị lừa mất 656 triệu đồng trong tài khoản; qua vụ việc công an đã đưa ra lời cảnh báo. Công an tỉnh Tiề.n Giang vừa đưa ra cảnh báo thủ đoạn lừ.a đả.o bằng hình thức giả mạo nhân viên điện lực gọi hỗ trợ cập nhật...