Triệt ngay những mầm mống phát sinh tội phạm
Bộ Công an vừa công bố Chiến lược phòng, chống ma tuý, tội phạm và mua bán người giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định quyết tâm ngăn chặn tình hình tội phạm ngày càng phức tạp.
Trước sự gia tăng về số lượng và tính chất phức tạp của các loại tội phạm, trong đó có tội phạm mua bán người và tội phạm ma túy, cơ quan chức năng đã khẩn trương đề ra các biện pháp tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn cũng như trấn áp mạnh mẽ loại tội phạm này.
Bộ Công an vừa công bố Chiến lược phòng, chống ma tuý, tội phạm và mua bán người giai đoạn 2011-2015. Trong đó, cơ quan chức năng của Việt Nam khẳng định quyết tâm ngăn chặn tình hình tội phạm ngày càng phức tạp.
Mỗi năm hơn 1 nghìn người bị lừa bán
Một trong những loại tội phạm gây nhức nhối nhất là tội phạm buôn bán người. Theo số liệu điều tra của Bộ Công an, 5 năm qua, cả nước xảy ra gần 2.600 vụ buôn bán người, với 4.500 đối tượng. Hơn 5.750 người bị lừa bán. Trong đó, 60% số vụ mua bán là sang Trung Quốc, 11% sang Campuchia, số còn lại bị bán sang Lào, qua tuyến đường biển, hàng không tới một số nước khác và trong nội địa… Tình hình này so với 6 năm trước đã tăng gấp đôi số vụ, tăng 2,5 lần số đối tượng và 3 lần số nạn nhân.
Bọn tội phạm lợi dụng người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, văn hóa thấp để lừa đảo bằng cách hứa tìm việc làm có thu nhập cao, rồi đưa ra nước ngoài. Nguy hiểm hơn, bọn tội phạm lợi dụng địa bàn miền núi vắng vẻ, đột nhập nhà dân giết người, chiếm đoạt, bắt cóc trẻ em, mua bán trẻ sơ sinh và trẻ trong bào thai; mua bán nam giới; nội tạng…
Theo Bộ Công an, trong hơn 5 năm qua, nhà chức trách điều tra, khám phá trên 2.200 vụ, bắt gần 3.600 đối tượng, giải cứu hơn 1.500 nạn nhân trong các vụ án và tiếp nhận hơn 4.500 nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng… Số lượng cũng như tỉ lệ phá án như vậy là rất cao, thể hiện sự nỗ lực và quyết tâm của lực lượng công an. Tuy nhiên, điều khiến người ta phải suy nghĩ không phải là chuyện phá được bao nhiêu vụ án, cứu được bao nhiêu nạn nhân, xử lý được bao nhiêu đối tượng, mà chính là phải triệt ngay những điều kiện, mầm mống phát sinh tội phạm để ngăn chặn, kéo giảm tiến tới không còn loại tội phạm này, chấm dứt những cảnh gia đình chia lìa, tan nát gây nhức nhối cho xã hội.
Cảnh sát 141 góp phần tích cực giữ gìn an ninh trật tự Thủ đô. Ảnh: TL
Video đang HOT
Giải pháp nào?
Theo Trung tướng Phạm Quý Ngọ, Thứ trưởng Bộ Công an, một trong những giải pháp là phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này. Việt Nam đặc biệt coi trọng xây dựng và hoàn thiện thể chế với nhiều văn bản pháp luật, chiến lược, chương trình và kế hoạch dài hạn như Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; Chiến lược quốc gia phòng chống ma tuý; Chương trình quốc gia phòng chống mua bán người; Luật Phòng, chống ma tuý và Luật Phòng, chống mua bán người… Được biết, trong thời gian tới Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 13 đạo luật quan trọng liên quan, góp phần tạo hành lang pháp lý cần thiết, đáp ứng công tác phòng chống tội phạm ở Việt Nam. Lãnh đạo Bộ Công an cũng cho biết, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đã được huy động để triển khai các nội dung trên với những giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các loại tội phạm. Đồng thời, tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực này. Việt Nam là một trong 8 quốc gia trên thế giới thí điểm xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác chung giữa Chính phủ với các tổ chức của Liên Hợp Quốc giai đoạn 2012-2016.
Bộ Công an đã phối hợp với các cơ quan chức năng khác đề ra Chương trình hành động phòng, chống mua bán người xác định những mục tiêu cụ thể như tạo chuyển biến cơ bản về nhận thức và hành động trong toàn xã hội đối với công tác phòng, chống mua bán người.
Đặc biệt, chương trình xác định rõ 5 mục tiêu gắn liền 5 đề án của Chương trình với các chỉ tiêu thực hiện. Đó là, tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và hành động cho mọi tầng lớp nhân dân; nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; nâng cao hiệu quả công tác xác minh, tiếp nhận, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân khi trở về, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Theo PLXH
Mầm mống sụp đổ của ngành game Việt Nam
Cuộc đổ bộ của game online vào nước ta mở màn cho một kỉ nguyên giải trí mới của giới trẻ. Thay bằng những trò chơi dân dã thường ngày, chúng ta đắm mình vào thế giới kì ảo của game online trong những chuyến phiêu lưu, những thử thách, những cột mốc cần chinh phục. Có thể nói, game online đã mang đến một tầm mức hoàn toàn khác cho giới trẻ về thứ gọi là giải trí.
Cũng từ đó, sau cuộc đổ bộ của MU online với những server lậu, ngành game của nước nhà cũng dần phát triển từng bước, cho đến nay, có lẽ chúng ta đã có được một thị trường kinh doanh khá ổn định, với gần như hầu hết các NPH đều là doanh nghiệp trong nước, thừa sức đáp ứng nhu cầu của game thủ nước nhà. Chúng ta cũng bắt đầu làm game với những kết quả khá khả quan. Đó là những tín hiệu mừng.
Tuy nhiên, phàm cái gì phát triển nhanh cũng không thể tốt và bền vững. Chúng ta đang tiến nhanh, nhưng lại không có một nền móng thật sự vững chắc. Liệu có phải tất cả đã ổn định cho game thủ nước nhà có thể thỏa thích giải trí, yên tâm đầu tư chơi game?
Phát triển nhanh nhưng lại chưa có móng
Chúng ta được đánh giá là thị trường lớn nhất Đông Nam Á với doanh thu cao nhất và lượng game thủ cũng đông nhất. Nó được ví như thể chúng ta đang đứng trên một cái mỏ tài nguyên và thỏa sức đầu tư khai thác.
Với dân số gần 90 triệu người, lượng người trong độ tuổi thành niên là hơn 35 triệu, đó là một con số rất lớn. Lượng người đó có thể xem là các người chơi tiềm năng, và họ đang cần một sân chơi để giải trí. Nắm bắt điều đó, hàng loạt công ty liên tục mở ra để phát hành game phục vụ người chơi nước nhà.
Tuy nhiên, điều trước hết chúng ta cần nhìn rõ, đó là chúng ta không hề có trường lớp nào đào tạo để làm game. Chính vì điều đó, lượng nhân viên có thể đảm đương công việc làm game một cách chuyên sâu là rất ít. Hầu hết họ từ các lĩnh vực khác nhảy vào làm, với một chút hiểu biết có về game. Một số khác lại đi lên từ vị trí một game thủ. Tóm lại là hầu như không có ai qua đào tạo bài bản.
Vì vậy, việc vận hành game không phải lúc nào cũng trơn tru, ngon lành. Những năm gần đây, liên tục các công ty mở ra, game mới ồ ạt về, nhưng những bức xúc của khách hàng cũng tăng lên theo. Game vận hành không tốt, liên tục lỗi, thậm chí mau chóng đóng cửa, đó là tình trạng nhức nhối mà hậu quả hầu hết là do game thủ phải chịu.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh game thường có tư duy rằng chỉ cần mở công ty phát hành game, rồi sau đó tìm cách kiếm tiền thật mau, thật nhiều, cái đó gọi là có lãi, là lợi nhuận béo bở. Bởi vậy, chúng ta có một loạt game "cùi bắp" được nhập về, vài tháng sau đóng cửa. Với tư duy kiểu "ăn xổi ở thì" đó, thị trường không có được sự bền vững mà rất bấp bênh, còn game thủ thì ngay ngáy lo âu.
Tôi chợt nhớ lại câu chuyện về những đàn cá hồi vẫn vượt thác để đẻ trứng vào cuối vòng đời của mình. Thịt cá quá ngon, và người ta thay nhau đánh bắt ồ ạt, khiến cho cá không về nổi đến đầu nguồn sông để đẻ trứng, và năm sau, không còn những đàn cá đông đúc vượt thác cho người ta khai thác nữa. Thế nên người ta phải rút kinh nghiệm, chỉ đánh bắt một ít, còn lại để chúng sinh sôi, những năm sau còn có cái khai thác.
Kinh doanh game cũng cần phải có một kiểu "tư duy cá hồi" như thế.
Chữ tín cần được coi trọng
Kiểu tư duy cò con đã tồn tại từ lâu, và không chỉ trong lĩnh vực game, mà vô số lĩnh vực khác cũng vẫn có những doanh nghiệp làm ăn theo kiểu đó. Lợi nhuận tức thời khiến cho người ta lóa mắt, và người ta cứ nhắm mắt làm, để hậu quả cho khách hàng lãnh chịu.
Nếu như gọi việc game đóng cửa khi game thủ vẫn đang muốn chơi là đơn phương chấm dứt hợp đồng, vậy thì các NPH có phải đền bù cho game thủ cái gì không? Có luật nào bắt buộc NPH phải công khai hình thức mua game, thời gian được phép vận hành game theo hợp đồng với NSX không? Những câu hỏi đó chỉ dẫn tới một điều là game thủ luôn chỉ nắm đằng lưỡi.
Âu thì cũng chỉ là game - một trò chơi thôi mà! Nếu như một bên "chán chơi", họ có quyền nghỉ! Cái giá họ phải trả chính là uy tín của mình. Nếu như họ nghĩ rằng nhảy vào làm game, lấy một chút tiền lời rồi rút, thì có thể coi như game thủ đã bỏ ra một chút tiền để nhận được một vài bài học.
Những doanh nghiệp tận tâm, có năng lực dần dần sẽ trụ lại, được game thủ tin tưởng. Âu đó cũng là điểm tốt. Khi đó, họ có thể yên tâm chơi game của NPH mình đặt niềm tin. Phải trải qua thì mới biết được đâu là nơi đáng tin, đâu là nơi không thể tin. Sự cạnh tranh sẽ chọn ra những NPH có năng lực, có tâm huyết, và game thủ chính là người được lợi từ điều đó.
Sự phát triển nhanh chóng, vượt bậc là điều đáng mừng. Game về nhiều thì game thủ càng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng sẽ tốt hơn nếu như mỗi NPH đều lấy chữ tín lên làm đầu trong việc kinh doanh game, khi đó, thị trường mới thực sự bền vững như mong muốn của đôi bên.
Theo Game Thủ
7 yếu tố ngầm phá hủy hôn nhân của bạn Có thê hôn nhân của bạn đang hạnh phúc nhưng nêu ân chứa những yêu tô ngâm sau đây sẽ rât dê dâng lên thành sóng và phá hủy tât cả. Môt vài cặp vợ chông không hiêu vì sao mình lại có thê chia tay, chỉ đên khi mọi chuyên xảy ra họ mới thảng thôt vì đã xa nhau quá lâu...