Triết lý đào tạo ‘ngược đời’ tại Viettel
Cách đây vài năm, trong một lớp đào tạo cho hơn 50 nhân viên kỹ thuật mới, vị phó tổng giám đốc tập đoàn này – ông Nguyễn Mạnh Hùng, là người đứng lớp. Thay vì thực hiện các bài giảng như thường lệ, ông Hùng yêu cầu nghiên cứu 1 chương hoặc 1 trang của bất kỳ quyển sách nào mà học viên thích, có thể không liên quan gì đến viễn thông. Tiếp đó, học viên cần phải trả lời được rất nhiều câu hỏi tại sao mà giáo viên đặt ra với nội dung có liên quan trong trang sách đó.
Lãnh đạo của Viettel giải thích: “Có 2 điều chúng tôi muốn học viên nhận thức rõ. Thứ nhất, họ phải quen với việc liên tục tự đặt câu hỏi tại sao và tìm cách trả lời được. Thứ hai, giáo viên chỉ đóng vai trò huấn luyện viên, hướng dẫn cách làm và chỉnh sửa những sai sót; còn người học là những vận động viên tự luyện mọi kỹ năng cần thiết cho mình”.
Trong vài tuần đầu tiên, các học viên khá hoang mang bởi không được dạy gì mà mỗi lần lên lớp toàn bị vặn vẹo hỏi liên hoàn hết câu hỏi tại sao này đến tại sao khác chỉ quanh quẩn nội dung trong 1 trang sách. Bên cạnh đó, điều làm họ lo lắng nữa là kết quả tốt nghiệp của toàn lớp học chỉ được công nhận khi người kém nhất lớp học qua được kỳ sát hạch.
Nếu một học sinh trong lớp không đạt yêu cầu, toàn bộ lớp học sẽ bị đánh trượt.
Video đang HOT
Theo lý giải của vị lãnh đạo Viettel, tốc độ phát triển của tổ chức tương tự như một cỗ xe ngựa; vận tốc của cỗ xe ấy sẽ phụ thuộc vào vận tốc của con ngựa yếu nhất. Chính vì thế, việc đưa ra yêu cầu học viên yếu nhất quyết định kết quả chung của toàn lớp sẽ khiến cho tinh thần tập thể, tình đồng đội phát triển mạnh và trở thành yếu tố mang tính sống còn.
Sau một thời gian hoang mang, lo sợ với cách học kỳ lạ này, lớp học gồm 57 học viên đã tự tìm ra phương pháp thích ứng. Họ phân chia ra các cặp, nhóm để đào tạo việc trả lời câu hỏi tại sao, những người giỏi nhất kèm những người yếu nhất. Họ cũng tự tìm tòi cách “ánh xạ” những kiến thức lý thuyết vào tình huống thực tiền và cùng nhau tìm cách trả lời câu hỏi tại sao cho vấn đề đặt ra…
Đến nay, sau hơn 5 năm, gần 40% những học viên của “lớp học không thầy” ngày ấy đều đã trở thành những cán bộ quản lý của Viettel.
Lớp học nói trên chỉ là một trong số những cách thức đào tạo khá kỳ lạ tại Viettel. Tập đoàn viễn thông số 1 Việt Nam là công ty trong nước đầu tiên đưa ra yêu cầu: Giám đốc phải nắm cả kỹ thuật và kinh doanh. Họ cũng là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên yêu cầu giám đốc phải có 2 bằng này và đã có 3 khóa đưa những người kỹ thuật đi học kinh doanh và sắp tới là người kinh doanh đi học kỹ thuật.
Trong các lớp đào tạo nhân viên, lãnh đạo của Viettel cũng có định hướng khác biệt về việc học so với thông thường. Thứ nhất, trước khi học, mỗi người phải xác định xem mình có vấn đề gì không để xác định mục tiêu. Thứ hai, tìm kiếm thông tin và tìm đúng cái cần đọc để giải quyết vấn đề. Thứ ba, sau khi tìm được tài liệu thì phải biết cách đọc (luôn đặt ra câu hỏi tại sao).
Bên cạnh đó, tập đoàn này cũng xác định rõ, Viettel không dạy kiến thức và kỹ năng cho nhân viên bởi đó là khoản đầu tư cá nhân của mỗi người khi bước vào làm việc tại đây. Bộ phận đào tạo ngoài việc tập trug dạy văn hóa, binh pháp Viettel thì có thêm nhiệm vụ xây dựng đề thi dành riêng cho từng loại hình công việc, từng vị trí chức danh. Hàng năm, Viettel tổ chức rất nhiều cuộc thi sát hạch trình độ nhân viên. Thông qua đó, người Viettel phát hiện được mình còn hổng kiến thức ở đâu để tự bổ sung. Đó cũng là căn cứ để sắp xếp lại công việc và vị trí cho nhân viên.
Cũng vì cách làm khác biệt nói trên mà việc tuyển dụng những người làm công tác đào tạo tại tập đoàn này không hề dễ dàng. Hiện tại, Viettel có nhu cầu tuyển dụng phó giám đốc, trưởng phòng đào tạo cho Trung tâm đào tạo của Tập đoàn. Một lãnh đạo của Viettel cho biết: “Khi tuyển dụng nhân sự vào những vị trí quan trọng này, chúng tôi muốn tìm kiếm những người chia sẻ quan điểm về đào tạo với mình. Nếu họ chia sẻ với chúng tôi những điều đó thì việc gia nhập đội ngũ Viettel sẽ rất thuận lợi. Hiện nay, Viettel cần thêm rất nhiều cán bộ quản lý để thực hiện mục tiêu trở thành một công ty toàn cầu trong giai đoạn 201-2015 và vì thế 2 chức danh đang thông báo tuyển dụng là cực kỳ quan trọng với tập đoàn”.
Theo GenK
Lý Nhã Kỳ: 'Sẽ có đám cưới trong tương lai gần'
Đại sứ Du lịch, chức danh đã khiến Lý Nhã Kỳ bận bịu hơn một năm qua. Những chuyến đi của cô, những việc cô làm, đã cho thấy nhiệt huyết của một phụ nữ trẻ vì công việc chung.
- Liên tục bận rộn với các chuyến bay quốc tế và nội địa, hẳn Lý Nhã Kỳ đang tích cực thực hiện vai trò Đại sứ Du lịch Việt Nam. Chị có thể cho biết đã làm được gì từ khi nhận trách nhiệm này?
- Những gì tôi làm được, chắc mọi người cũng đã thấy trên các phương tiện truyền thông, đó là quảng bá du lịch. Còn những công việc từ thiện, thường tôi ít khi công bố trước truyền thông, chỉ làm thật lặng thầm. Tôi cũng không có thói quen ngồi liệt kê lại những gì mình đã làm được. Có chăng trong cuộc sống, những kết quả nho nhỏ đóng góp cho đất nước, đôi lúc nghĩ lại thấy rất vui. Tôi thích nói về dự định sắp tới, đẩy mạnh quỹ từ thiện mà tôi đã lập ra khá lâu. Tôi cũng muốn quảng bá mạnh cho du lịch của những vùng khác nữa, chứ không thể chỉ mãi quảng bá cho Vịnh Hạ Long.
- Đảm nhiệm vai trò mới đồng nghĩa với thời gian dành cho nghệ thuật ít đi. Chị không còn mặn mà với điện ảnh nữa sao?
- Tôi vẫn rất đam mê nghệ thuật. Đặc biệt với điện ảnh, tôi có một cảm tình sâu sắc. Chính những lúc tôi thấy mất niềm tin vào cuộc sống, khi ba tôi cứ bệnh suốt, tôi đã có điện ảnh để nâng đỡ, vừa cho tôi niềm đam mê, vừa giúp tôi về tài chính. Chính vì vậy, dù rất bận rộn với nhiều công việc khác nhau, nhưng tôi vẫn dành ít nhiều năng lượng trong mình cho sự đam mê đó. Chính vì vậy tôi quyết định nhận vai Hoa trong "Mùa Hè Lạnh" của đại diễn Ngô Quang Hải, một kịch bản hay, một đạo diễn giỏi về ekip làm việc chuyên nghiệp đã thuyết phục tôi.
- Chị từng chia sẻ muốn được khán giả biết đến với hình tượng diễn viên thực lực. Tuy nhiên, trong "Mùa Hè Lạnh", nhân vật Hoa chị đảm nhận lại có cảnh gợi cảm. Chị có ngại những cảnh đó lấn át ấn tượng về diễn xuất?
- Chính vì vai diễn hay và đáng để người nghệ sỹ "hy sinh" như thế. Mọi người hãy đến rạp xem hết phim "Mùa Hè Lạnh" để hiểu Hoa, và hiểu vì sao Lý Nhã Kỳ lại dám "hy sinh" vì Hoa đến như vậy! (cười)
- Từng bị đồn đoán chuyện tình cản, giờ đây Lý Nhã Kỳ kín kẽ hơn. Phải chăng chị đã tìm được người đàn ông của đời mình? Liệu công chúng có thể hy vọng vào một đám cưới trong tương lai gần không? Mẫu đàn ông như thế nào sẽ thu hút được chị?
- Người đàn ông của Kỳ là một người trẻ tuổi, nhưng tài năng, hơn Kỳ về nhiều thứ. Và ở bên người đó, Kỳ thấy thật sự được bình yên, thấy được che chở, sẻ chia. Một người đàn ông dành cho người phụ nữ mạnh mẽ, họ phải mạnh mẽ về nhiều mặt, trong đó cũng phải có cả kinh tế nữa, vì cả hai phải cùng bình đẳng cuộc sống mới bền lâu được. Một đám cưới trong tương lai gần, Kỳ chưa dám tiết lộ điều gì, nói ra nhỡ đâu bạn trai Kỳ không vui thì sao? (cười).
- Chị có hài lòng với công việc mình đang làm? Nếu chỉ được chọn một trong ba vai trò doanh nhân, diễn viên và Đại sứ Du lịch, chị sẽ chọn ...
- Tôi đang rất hài lòng với những công việc tôi đang làm và những gì tôi đang có. Để chọn một trong ba vai trò, thật khó vì cả ba đều không thể thiếu trong cuộc đời tôi. Nhưng chỉ được chọn một, chắc chắn tôi sẽ chọn làm doanh nhân, vì khi làm doanh nhân tôi mới có kinh tế, tôi vẫn có thể đầu tư vào điện ảnh, hoặc có nhiều cơ hội giúp cho du lịch nước nhà.
- Con đường đưa Lý Nhã Kỳ tới trách nhiệm Đại sứ Du lịch đã từng không hề bằng phẳng, chị có sẵn lòng cho một cuộc vận động nữa để mọi người tin vào năng lực của mình?
- Đã vượt qua những sóng gió sẽ thấy mình có nhiều trải nghiệm, và thậm chí còn dám đương đầu với những sóng gió lớn hơn nữa. Lý Nhã Kỳ chỉ có một cuộc đua duy nhất, là đua với chính bản thân mình.
- Vậy chị bằng lòng với những gì mình đã làm được?
- Tôi thấy vui, chứ chưa bằng lòng. Vì tôi vẫn còn nợ trách nhiệm đại sứ nhiều việc lắm. Tôi có rất nhiều dự án quảng bá hình ảnh du lịch cho những miền đất khác nhau nữa. Năm qua, mọi người cho rằng tôi ưu ái nhiều cho Vịnh Hạ Long. Nhưng thực tế, tôi đã đến rất nhiều địa danh du lịch khác trên toàn Việt nam như Tây Nguyên, Hưng Yên, Bến Tre... Những nơi mà mọi người còn ít biết đến.
- Một tổng kết nho nhỏ cho thấy trong những doanh nhân đưa các thương hiệu nổi tiếng của thế giới vào Việt Nam thì chị là người trẻ tuổi nhất, tuổi đời mới có 30, trong khi những "đại gia" khác đều bước qua đầu sáu. Chưa kể về kinh doanh kim cương thì chị nổi bật nhất, chị có thấy tự hào?
- Thật sự tôi đã được quá khen. Tôi cũng chỉ là một phụ nữ trẻ, ham học hỏi và đam mê kinh doanh. Thú thực tôi chưa bao giờ lấy ai làm mục tiêu để "vượt", ngoài chính bản thân mình. Sau khi thành công với Enigma với hơn 10 nhãn kim cương lớn thế giới, trong năm qua tôi đã phải cố gắng rất nhiều. Có nhiều người vẫn lầm tưởng showroom kim cương này là do mẹ nuôi tôi ở HongKong bỏ vốn vào. Thực chất tôi và mẹ nuôi không hề có mối ràng buộc nào về kinh tế. Enigma Việt Nam chỉ lấy hàng từ phía HongKong để bán tại Việt Nam. Còn với showroom LYNK chuẩn bị khai trương cũng trên đường Đồng Khởi, tôi hoàn toàn độc lập về kinh tế. Kinh doanh thời trang với hơn 10 thương hiệu lớn trên thế giới hội tụ về cũng là một trong những sở thích của tôi.
- Chị đang dần ăn mặc đẹp hơn, nhưng mọi người vẫn không quên những "thảm hoạ thời trang" của chị trước đây?
- Mỗi một thời điểm, mỗi một tâm trạng tôi sẽ chọn cách ăn mặc cho phù hợp với con người tôi. Tôi mặc trước hết để thấy mình tự tin hơn, đi lại thoải mái và mặc đẹp cũng là để tôn trọng người đối diện.
Theo Megafun
Hà Nội "nói không" với tại chức, dân lập UBND TP.Hà Nội vừa có quyết định đào tạo thí điểm 500 công chức nguồn làm việc tại xã phường, thị trấn với đầu vào là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy các trường công lập. Đây là một phần trong Đề án thí điểm đào tạo 1.000 công chức nguồn giai đoạn 2012-2015 của TP.Hà Nội, để thay thế những...