Triết lý “6 cây 2 con” đất nghèo Quảng Trị: Đưa tiêu Cùa sang Mỹ
Giống tiêu Quảng Trị được đánh giá là 1 trong 5 giống tiêu có chất lượng hàng đầu Việt Nam, được thị trường đặc biệt ưa chuộng. Một số công ty nước ngoài, đặc biệt là Mỹ đã ký kết bao tiêu sản phẩm hạt tiêu Quảng Trị.
Lời dạy của tiền nhân
Vùng Cùa, huyện Cam Lộ gồm có 2 xã Cam Nghĩa và Cam Chính. Thời chiến tranh, vùng đất đỏ bazan này được ví là “túi bom” của miền Trung, hứng chịu rất nhiều đau thương, mất mát.
Trồng tiêu giúp người dân Quảng Trị thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Ảnh: H.C
Quảng Trị định hướng đến năm 2020 sẽ có 2.500 – 2.700ha hồ tiêu, năng suất đạt 2 tấn/ha. Năm 2020 có khoảng 250ha hồ tiêu trồng theo ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm; xây dựng được 5-7 vườn cây đầu dòng hồ tiêu để nhân giống.
Bước ra khỏi chiến tranh, vùng Cùa cũng như bao nơi khác trên mảnh đất Quảng Trị xơ xác như đống tro tàn. Mãi đến sau năm 2000, đời sống người dân vùng Cùa mới cơ bản ổn định, nhưng vẫn còn rất khó khăn. Thời điểm đó, ông Nguyễn Văn Cảnh (57 tuổi, trú thôn Mai Lộc 2, xã Cam Chính) đọc được thông tin, từ thế kỷ 18, trong tác phẩm “Phủ biên Tạp lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã nhắc đến tiêu Cùa như một sản vật nổi tiếng, được nhiều thương lái nước ngoài tìm đến thu mua và xem đó là “vàng đen”.
Video đang HOT
Tiền nhân đã nói vậy nên ông Cảnh quyết định vay mượn khắp nơi trồng 400 gốc tiêu. Chăm sóc kỹ càng và mở rộng quy mô, đến nay, ông Cảnh có 1.000 gốc tiêu, bình quân mỗi năm thu hoạch 3-5 tạ, lãi khoảng 100 triệu đồng.
Từng là một trong những hộ nghèo kinh niên, thế nhưng bà Nguyễn Mai (ở huyện Vĩnh Linh) cũng đã thoát nghèo vào năm 2015 khi gia đình bắt đầu thu hoạch 500 gốc tiêu xanh tốt. Bà Mai cho biết, được nhà nước tạo điều kiện cho vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật nên bà đã mạnh dạn đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm, bón phân vi sinh cho tiêu… Từ đó, vườn tiêu của gia đình bà phát triển nhanh, ít bệnh tật và cho năng suất cao.
Các xã vùng Đông huyện Vĩnh Linh được xem là thủ phủ hồ tiêu Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Bài – nguyên Giám đốc Sở NNPTNT Quảng Trị cho rằng, tiêu Quảng Trị được thị trường ưa chuộng không chỉ vì hàm lượng cao, mùi thơm cay đặc biệt mà còn vì tiêu sạch. Dẫn chúng tôi đi tham quan các hộ trồng tiêu ở xã Vĩnh Thành, ông Bài nói rằng, tiêu được người dân trồng trong vườn nhà nên chẳng ai phun thuốc bảo vệ thực vật.
Nơi đây, nhà nào cũng nuôi gia súc, gia cầm nên người dân tận dụng phân chuồng để bón cho tiêu và tăng cường sử dụng phân vi sinh thay vì bón phân hóa học. Mỗi nhà dân ở các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ đều trồng tiêu, và cứ như vậy dần dần hình thành vùng chuyên canh, người dân cùng liên kết với nhau trồng tiêu, tìm thị trường tiêu thụ…
Đưa hạt tiêu sang Mỹ
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng tự hào cho biết, từ lâu địa phương được biết đến với sản phẩm tiêu thơm ngon nổi tiếng. Với đặc thù khí hậu và đất đai đã tạo cho hạt tiêu Quảng Trị có những đặc điểm riêng về chất lượng, khác với hạt tiêu ở nhiều nơi trong nước và thế giới. Dung trọng bình quân tiêu Quảng Trị đạt 550-630g/l, xếp hạng đặc biệt về chất lượng.
Tiêu Quảng Trị có hạt nhỏ tròn đều, vị cay nồng và hương thơm đặc trưng. Tiêu đen có hai sản phẩm chính là tiêu đen và tiêu ngũ sắc. Giống tiêu Quảng Trị đã được Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đánh giá là một trong năm giống tiêu có chất lượng hàng đầu Việt Nam, đồng thời sản phẩm tiêu Quảng Trị đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Ông Hùng cho biết, giữa tháng 7 vừa qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Bộ Ngoại giao phối hợp tổ chức chương trình “Quảng bá địa phương Việt Nam tại Mỹ”. Trong 7 địa phương được tham gia sự kiện có Quảng Trị. Và đương nhiên, tỉnh đã mang theo một ít hạt tiêu do Tổng Công ty cổ phần Thương mại Quảng Trị (Công ty Thương mại) cùng nông dân hợp tác sản xuất để giới thiệu.
Tại đây, dưới sự chứng kiến của Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francico, Tập đoàn Noble House Spice bang California đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty Thương mại Quảng Trị cam kết cùng nhau hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tiêu Quảng Trị để xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Ông Hùng cho biết thêm, bà Heidi Kuhn – Giám đốc điều hành Tổ chức Roots of Peace (Mỹ) đã nếm thử hạt tiêu Quảng Trị và cho rằng đây là loại tiêu tốt nhất thế giới. Bà Heidi Kuhn tin rằng, với chất lượng cao, tiêu Quảng Trị sẽ xuất hiện nhiều hơn trên bàn ăn của người Mỹ trong thời gian tới.
Theo ông Hùng, nếu việc hợp tác thuận lợi, có thể Tập đoàn Noble House Spice sẽ đóng nhà máy ở Quảng Trị để thu mua, đóng gói và chứng nhận chất lượng, tạo thuận lợi để tiêu Quảng Trị xuất sang Mỹ.
Ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho hay, hiện nay Quảng Trị có trên 2.200ha hồ tiêu, sản lượng 2.000 tấn/năm, doanh thu đạt trên 300 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, năng suất hồ tiêu Quảng Trị còn rất thấp, chỉ 1-1,2 tấn/ha (bằng 1/3 so với trung bình cả nước). Vì vậy, thời gian tới tỉnh ưu tiên chính sách xây dựng các mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất thâm canh, phát triển chuỗi giá trị bền vững, nhất là mở rộng diện tích trồng tiêu hữu cơ có chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Theo Danviet
Người "vác tù và" và chuyện giảm tiêu, tăng nuôi dê ở ấp Phong Phú
Nhiều người gọi ông Vũ Viết Thụ, sinh năm 1947, ở ấp Phong Phú, xã Long Phước, TP.Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là người "vác tù và" bởi những đóng góp của ông đối với công tác Hội và phong trào nông dân địa phương.
Năm 2013, ông Thụ được hội viên trong chi hội tín nhiệm bầu giữ chức danh chi hội trưởng. Từ đó, ông luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ do Hội ND và chi bộ phân công. Ông thường xuyên gặp gỡ hội viên, nông dân để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời kiến nghị cấp trên giải quyết và vận động hội viên, nông dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như tích cực tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật nông nghiệp.
Hiện nay, ông Thụ canh tác 0,7ha hồ tiêu, nhờ học tập kinh nghiệm và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên mỗi năm thu hoạch trên 2 tấn tiêu hạt, với giá hạt tiêu thời gian trước thì gia đình ông thu nhập gần 300 triệu đồng mỗi năm.
Nhận thấy địa bàn ấp Phong Phú có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi dê, đầu năm 2015, ông đã đầu tư chuồng trại và tổ chức chăn nuôi dê sinh sản. Hiện đàn dê của ông có 34 con.
Ông Vũ Viết Thụ (phải) chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê với các hộ dân trong ấp Phong Phú. ảnh: Văn Minh
Ông còn là tổ trưởng tổ vay vốn và tiết kiệm, đã giúp trên 50 hộ nông dân trong ấp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH với tổng dư nợ trên 2 tỷ đồng phát triển sản xuất. Để giúp người vay sử dụng vốn có hiệu quả, ông Thụ thường xuyên đến từng hộ hướng dẫn phương pháp trồng trọt, chăn nuôi, định hướng cho hội viên, nông dân chọn giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế để sản xuất.
Nhờ thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở, hướng dẫn của chi hội, nên thành viên trong tổ vay vốn luôn sử dụng vốn có hiệu quả, không có nợ quá hạn và lãi tồn, nhiều hộ nay đã thoát nghèo, người vay trong tổ còn gửi tiền tiết kiệm trên 100 triệu đồng./.
Theo Danviet
Giá tiêu giảm sâu, lại thêm nỗi đau tiêu chết, nông dân hoang mang Thời gian qua, nhiều vườn hồ tiêu của bà con nông dân Thôn Gia Bắc 2, xã Tân Nghĩa (Di Linh, tỉnh Lâm Đồng) phát triển tốt và đang trong giai đoạn cho trái thì xảy ra hiện tượng cây chết, không chỉ gây thiệt hại kinh tế mà còn khiến nhiều người ở đây lo lắng. Những năm qua, khi giá cả...