‘Triệt hạ Huawei quan trọng hơn đàm phán thương mại với Trung Quốc’
Theo chiến lược gia từng thân cận ông Donald Trump, tổng thống Mỹ coi việc “tống cổ” Huawei khỏi thị trường phương Tây quan trọng hơn chuyện hòa hoãn thương mại với Trung Quốc.
Cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc Mỹ – Trung leo thang lên đến cực điểm căng thẳng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố đưa Huawei vào danh sách hạn chế giao dịch với các doanh nghiệp Mỹ.
Trong thời gian ngắn, Huawei gần như bị cô lập khi một loạt công ty Mỹ như Google, Intel, Qualcomm, Xilinx, Broadcom… đều ngừng cung cấp linh kiện, dịch vụ. Một số nhà mạng Á, Âu từ chối sử dụng sản phẩm của hãng di động lớn thứ 2 thế giới đến từ Trung Quốc.
Giữa tình hình đó, báo South China Morning Post ông Steve Bannon, cựu chiến lược gia hàng đầu của Tổng thống Trump, khẳng định các nỗ lực của Mỹ sẽ không dừng lại ở đó.
Tổng thống Donald Trump và cựu chiến lược gia thân cận Stenve Bannon.
Việc cắt đứt hoạt động của Huawei tại Mỹ, châu Âu và các nước phương Tây nói chung, theo ông này, còn “quan trọng hơn 10 lần” so với việc ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc.
Không còn làm việc trực tiếp với Tổng thống Trump, nhưng ông Bannon cho biết ông muốn ông chủ Nhà Trắng đi đến cùng trong kế hoạch này. Ông muốn loại hết các hãng công nghệ đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Trung Quốc khỏi thị trường vốn của Mỹ.
Video đang HOT
SCMP phân tích động cơ của việc Mỹ liên tục đẩy mạnh những hành động pháp lý và chính sách ngăn chặn với hãng di động lớn thứ 2 thế giới này được cho là do những lo ngại về “vấn đề an ninh quốc gia của các nước phương Tây”.
Huawei lọt vào tầm ngắm của Nhà Trắng do những lo ngại an ninh của Mỹ và phần còn lại của thế giới. Và Mỹ đã liên tục bám đuổi Huawei từ nhiều năm nay, trước cả khi chiến tranh thương mại Mỹ bùng nổ vào năm ngoái. Cho đến nay đại diện Huawei liên tục phủ nhận mọi cáo buộc.
Chi tiết rủi ro bảo mật trên các sản phẩm công nghệ của Huawei cũng chưa được đưa ra. Tuy nhiên, tình hình khó khăn vẫn liên tục bủa vây hãng này.
Huawei cũng đã công khai lên tiếng đáp trả trước hành động của Mỹ, cho đây là hành động có động cơ chính trị, “bắt nạt” và tranh thủ một số nước lớn ở châu Âu như Đức để bảo vệ quyền lợi và tiếp tục phát triển.
Ông Trump ký sắc lệnh phong tỏa Huawei.
Theo chuyên gia Jude Blanchette, thuộc công ty tư vấn kinh doanh và rủi ro Crumpton (Mỹ), đang có sự đồng thuận rộng rãi ở Washington về những lo ngại an ninh từ các thiết bị Huawei. Tuy nhiên, những sắc lệnh và động thái của Tổng thống Trump vẫn gây nên những biến động và bất ngờ đối với thị trường.
Sau bao năm mở cửa và tạo điều kiện đầu tư vào kinh tế tỷ dân, tổng thống Mỹ đang có những sách lược riêng, mạnh mẽ để “chống lại các vấn đề đe dọa rủi ro an ninh. Tuy nhiên, đây được coi là những vấn đề nhạy cảm, khó xác định trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Blanchette nói tiếp.
Trong khi đó, theo ông Bannon, Huawei cần phải bị loại bỏ hoàn toàn khỏi các thị trường phương Tây. Ông cũng cho rằng Tổng thống Trump đã chưa đủ “cứng rắn” khi rút lại lệnh trừng phạt tương tự từng áp cho ZTE – nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn khác của Trung Quốc, vào năm ngoái khi họ chịu nhượng bộ.
Vào tháng 3 năm nay, Bannon đã cho khôi phục Ủy ban các vấn đề nguy cơ đương đại (CPD) từng hoạt động tích cực hồi chiến tranh Lạnh với mục tiêu nhằm Trung Quốc.
Bannon cho hay ông sẽ kiên trì “nói chuyện với các quan chức cấp cao của Nhà Trắng hàng ngày về vấn đề Trung Quốc”. Mục tiêu cuối cùng là ép chính quyền Bắc Kinh phải có những cải cách cơ bản.
Theo Zing
Trump: Triều Tiên sẽ là cường quốc nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân
Triều Tiên có thể trở thành một trong những "cường quốc kinh tế" của thế giới nếu từ bỏ vũ khí hạt nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ngay trước thềm gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên tại Hà Nội.
Tổng thống Donald Trump
Viết trên Twitter, ông Trump cho biết Triều Tiên có "tiềm năng phát triển nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác", theo BBC.
Bình luận của ông chủ Nhà Trắng được đưa ra vài giờ sau khi Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng Bình Nhưỡng vẫn là mối đe dọa hạt nhân.
Ông Trump sẽ gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un lần thứ hai vào ngày 27-28.2 tại Hà Nội.
"Cả hai chúng tôi đều mong đợi tiếp tục đạt được tiến bộ như tại hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore", ông Trump viết trên Twitter, đề cập đến cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo ở Singapore vào tháng 6 năm ngoái.
Phát biểu tối 24.2, Tổng thống Trump cũng tiết lộ, ông đã phát triển một "mối quan hệ rất tốt" với nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh, không cần phải vội vàng đạt được một thỏa thuận với nhà lãnh đạo Kim Jong-un, miễn là Triều Tiên vẫn tiếp tục đình chỉ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này.
"Tôi không hề vội", ông Trump nói. "Mọi bên đều vui vẻ, miễn là không có một vụ thử nào".
Ông cũng cho biết, Mỹ sẽ không dỡ bỏ cấm vấn đối với nước này. "Tôi không hề đẩy nhanh tốc độ đàm phán, chúng ta sẽ không dỡ bỏ cấm vận", Tổng thống Trump nói với các thống đốc bang tại Nhà Trắng vào tối qua (24.2). Theo Bloomberg, nhà lãnh đạo Mỹ không hề đưa thêm chi tiết gì về tuyên bố không dỡ bỏ cấm vận Triều Tiên của mình.
Triều Tiên từ lâu đã khẳng định sẽ không từ bỏ kho vũ khí hạt nhân trừ khi Mỹ rút hoàn toàn quân đội khỏi Hàn Quốc.
Theo Danviet
Các cánh cửa đồng loạt đóng trước Huawei Các sản phẩm của Huawei đang bị Mỹ và hàng loạt nước cấm cửa vì lo ngại an ninh quốc gia. Chuyện Giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt là dấu ấn rõ nhất cho một năm cực kỳ gian nan với Huawei - tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc (TQ) chuyên sản xuất điện thoại thông minh và...