Triệt để tiết kiệm, không mua xe công
Đó là một trong những nội dung quan trọng tại Nghị quyết điều chỉnh dự toán ngân sách 2013 và dự toán ngân sách 2014 vừa được Quốc hội (QH) thông qua sáng 12.11.
Quốc hội quyết định tăng bội chi ngân sách để bù đắp hụt thu, đầu tư công – Ảnh: Ngọc Thắng
Nâng mức bội chi lên 224.000 tỉ đồng
Về dự toán ngân sách 2014, QH đồng ý nâng mức bội chi lên 5,3% GDP tương đương 224.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền này chỉ được dùng để chi đầu tư và một phần trả nợ. Chính phủ phải tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ; triệt để tiết kiệm chi cho bộ máy quản lý nhà nước và sự nghiệp công; thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ chế khoán chi và bố trí kinh phí theo hiệu quả công việc.
“Năm 2014 cắt giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi công tác nước ngoài, chi cho hoạt động lễ hội, lễ kỷ niệm, khởi công, khánh thành, tổng kết và các khoản chi chưa cần thiết khác, không mua xe công (trừ xe chuyên dùng theo quy định của pháp luật)”, nghị quyết nêu rõ.
Năm 2014, QH tiếp tục đồng ý cho phép thực hiện thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2014 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu và phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Tiếp tục thực hiện miễn thuế khoán ( thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hộ, cá nhân kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động, sinh viên, học sinh; hộ, cá nhân chăm sóc trông giữ trẻ; hộ, cá nhân, tổ chức cung ứng suất ăn cho công nhân.
Điều chỉnh bội chi 2013 lên 5,3% GDP
Video đang HOT
Với đa số đại biểu đồng ý, QH đã thông qua nghị quyết điều chỉnh mức bội chi ngân sách từ mức 4,8% GDP năm 2013 lên tối đa 5,3% GDP (không quá 195.500 tỉ đồng) nhằm bù đắp số hụt thu ngân sách trung ương.
Để cân đối ngân sách, giảm hụt thu, từ nay đến cuối năm QH cũng cho phép Chính phủ thực hiện thu ngân sách nhà nước đối với cổ tức được chia năm 2013 cho phần vốn nhà nước của các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước do bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu; đồng thời, thu phần lợi nhuận còn lại sau khi trích nộp các quỹ theo quy định của pháp luật của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Ngoài ra, Chính phủ được thu vào ngân sách nhà nước 75% số tiền lãi dầu, khí nước chủ nhà được chia và tiền đọc tài liệu phát sinh trong năm 2013. Số tiền còn lại (25%) để lại cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia đầu tư theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2014 bội chi 224.000 tỉ đồng Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 782.700 tỉ đồng Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.006.700 tỉ đồng. Mức bội chi ngân sách nhà nước là 224.000 tỉ đồng (tương đương 5,3% tổng sản phẩm trong nước GDP).
Theo TNO
Kiểm soát chặt việc thành lập cơ quan mới để tránh tăng chi
Đại biểu Huỳnh Nghĩa đề xuất biện pháp giảm dần bội chi bằng cách tập trung quản lý chi tiêu thường xuyên, trong đó cần kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới cơ quan, tổ chức nhằm tránh tăng chi ngân sách.
Tập trung đột phá cải cách giá điện
Hôm nay (31-10), Quốc hội thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 và 3 năm 2011 - 2013; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và định hướng cho cả hai năm còn lại của nhiệm kỳ
ĐBQH Huỳnh Nghĩa (TP.Đà Nẵng)
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (TP.Đà Nẵng) cho rằng, nếu xét trên mục tiêu tổng quát theo nghị quyết của Quốc hội là tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô thì kết quả của năm 2013 là tích cực. Nhưng các chỉ báo ổn định kinh tế vĩ mô thiếu vững chắc, nhất là nguy cơ tái lạm phát cao trong các năm sau nếu thiếu những biện pháp đủ mạnh để tạo sự chuyển biến của tình hình. Trong khi đó năm 2013 lại xuất hiện một số vấn đề mới có nguy cơ gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, đó là sự thâm hụt ngân sách do nguồn thu không đạt kế hoạch, chỉ ước 9 tháng đạt gần 544 nghìn tỷ đồng bằng 66% dự toán năm.
Thâm hụt ngân sách diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trì trệ, doanh nghiệp trôi nổi chiếm gần 66% tổng số doanh nghiệp nộp tờ kê trong Quý 2 năm 2013. Thị trường bất động sản đóng băng nhưng chi công không giảm nên đang trở thành vấn đề khó khăn rất lớn cho bài toán ngân sách trong 2 năm 2014 - 2015.
Ông Nghĩa đề xuất: Một, kiểm soát lạm phát một cách vững chắc trên cơ sở vận hành chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ, kiểm soát bội chi ngân sách và hiệu quả đầu tư công, tiếp tục tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giải quyết nợ xấu và khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế, giải quyết tồn kho bất động sản dù phải chấp nhận phá sản một số doanh nghiệp.
Hai, kiểm soát tốt chi tiêu ngân sách, giảm dần bội chi bằng cách tập trung quản lý chi tiêu thường xuyên, kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới cơ quan, tổ chức nhằm tránh việc tăng chi tiêu ngân sách. Lấy mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội làm cơ sở tái cấu trúc đầu tư công, tạo ra tác động tích cực tới hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Điều chỉnh giảm đầu tư công để cân đối với khả năng tiết kiệm, giảm nợ công, xây dựng hệ thống đấu thầu điện tử, thành lập cơ quan độc lập trực thuộc Quốc hội có thẩm quyền giám sát thanh tra, đánh giá các dự án lớn; Tập trung đột phá cải cách giá điện, từ giá điện sẽ lan sang giá than và xăng dầu. Cấu trúc giá mới này sẽ bắt buộc và tiến hành cải cách hệ thống tiền lương trong khu vực nhà nước. Nhờ đó tạo cơ sở quyết định để đẩy mạnh cải cách bộ máy nhà nước.
Đề cập đến vấn đề bội chi ngân sách, tăng nợ công, đại biểu Phạm Quang Khải (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho rằng đây là hệ quả xấu của việc đầu tư dàn trải: "Đây là mối lo ngại của đất nước về quy hoạch và phát triển. Đã có quy hoạch vùng, vùng trọng điểm nhưng thiếu và chưa rõ nguồn lực thực hiện, thiếu tính đột phá, chưa cân đối được ngân sách trung, dài hạn để thực hiện đầu tư dàn trải lãng phí nguồn lực, nhiều dự án thiếu vốn kéo dài nên chậm phát huy hiệu quả".
Để kiểm soát, tránh đầu tư dàn trải đại biểu Khải cho rằng, chi cho đầu tư vốn trái phiếu và ngân sách cần tính toán kỹ hơn có danh mục đầu tư các công trình trọng điểm, cần trình cho Quốc hội và quá trình triển khai cần có sự kiểm soát của Ủy ban thường vụ Quốc hội. "Qua báo cáo của Chính phủ , thẩm định của Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường đối với thủy điện theo yêu cầu của Quốc hội cho thấy lĩnh vực này xảy ra đầu tư dàn trải lớn, có 424 dự án phải loại bỏ, tạm dừng 136 dự án, tiếp tục rà soát đánh giá lại 158 dự án, dự án đã triển khai có dự án không đúng quy trình, không có quy hoạch cần làm rõ trách nhiệm của bộ, ngành nào? Địa phương nào? Vốn phải chi các dự án này ai chịu trách nhiêm? cần làm rõ nguyên nhân, giải pháp khắc phục. Đầu tư các lĩnh vực khác cũng phải kiểm soát, rà soát lại thật kỹ"- ông nói.
Ngân hàng lớn không đồng nghĩa với khỏe
Đại biểu Trương Văn Vở (tỉnh Đồng Nai) thì nhắc đến đề án tái cơ cấu nền kinh tế: "Phải nói đến nay chưa có đề án tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước thì rời rạc, tái cơ cấu ngân hàng thì chưa đạt yêu cầu".
ĐBQH Trương Văn Vở, tỉnh Đồng Nai (trái) và ĐBQH Hà Sĩ Đồng (tỉnh Quảng Trị)
Để tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong quản lý điều hành thực hiện mục tiêu nhiệm vụ trong kinh tế - xã hội từ nay đến 2015 như Chính phủ đã xác định, ông Vở đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo quyết liệt, đưa ra lộ trình rõ ràng, hợp lý và khả thi trong tổ chức lập, quản lý theo quy hoạch 3 vùng kinh tế trọng điểm phục vụ cho yêu cầu triển khai tái cơ cấu ngành đến từng địa phương, nhất là sự liên kết ngành ở từng địa phương trong vùng kinh tế.
Đại biểu Hà Sĩ Đồng (tỉnh Quảng Trị) đóng góp ý kiến: Theo tôi vấn đề quan trọng số 1 trong tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong thời gian tới trước tiên là nhóm ngân hàng lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, bao gồm cả của nhà nước. Phải có đủ lượng vốn thực cần thiết đảm bảo yêu cầu hoạt động an toàn đặt trong bối cảnh rủi ro kinh doanh đang ở mức cao. Tôi muốn nhấn mạnh ngân hàng lớn không đồng nghĩa với khỏe.
Đại biểu Đồng băn khoăn với báo cáo của Ngân hàng nhà nước "chỉ ra nhóm 9 ngân hàng cổ phần yếu kém tội đồ chính gây bất ổn hệ thống đang được tái cơ cấu" và cho rằng, muốn đạt yêu cầu đủ vốn trước hết phải có đợt kiểm tra tổng thể, đánh giá lại lượng tài sản ngân hàng, bao gồm nợ tín dụng một cách thực chất. Từ đó tính toán lượng vốn tự có cần thiết, số vốn thiếu hụt phải bổ sung nếu ngân hàng đó muốn giữ quy mô hoạt động hiện hành.
Chủ sở hữu hay các cổ đông hiện hữu không có phải gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư mới, vốn trong nước không đủ phải gọi vốn nước ngoài, nếu không được phải cắt bỏ thu hẹp quy mô hoạt động đóng cửa ngân hàng. Không nên tiếp tục kiểu cơ cấu lại nợ xấu, xử lý nợ xấu qua Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) một cách tình thế và kiên cường như hiện nay. Bởi cách làm này dễ tạo ra số nợ ảo, thực trạng ảo, cũng như về cơ bản ngân hàng làm thay đổi bản chất vấn đề nợ xấu, việc này ngân hàng nhà nước khó có đủ năng lực để làm được. Cần tổ chức những đoàn hỗn hợp có chuyên gia quốc tế lo khâu kỹ thuật để hỗ trợ ngân hàng nhà nước thực thi nhiệm vụ này.
Sáng mai (1-11), Quốc hội tiếp tục thảo luận nội dung này tại hội trường.
An Huy
Theo ANTD
Mỗi người dân Việt gánh hơn 826 USD nợ công "Hiện mỗi người dân gánh 826,4 USD nợ công, nếu năm tới lại tăng bội chi thì gánh nặng nợ nần sẽ tăng thêm. Chúng ta cần có chương trình dài hạn giảm nợ công xuống", đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường nhấn mạnh. Nợ công Việt Nam vẫn ở ngưỡng an toàn (ảnh minh họa). Sáng nay 25/10, các đại biểu Quốc...