Triển vọng từ cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Ukraine
Đối với cả hai, cuộc gặp diễn ra hôm nay, 9-12, tại Paris là cơ hội đánh giá đối thủ của họ trong cuộc đấu tranh có thể lâu dài về tương lai của Ukraine
Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên có cuộc gặp trực diện trong cuộc đàm phán hòa bình theo công thức Normandy ở Paris – Pháp vào ngày 9-12.
Giới phân tích cho rằng không nên mong đợi sẽ có kết quả cụ thể từ cuộc gặp mặt này nhưng có nhiều dấu hiệu cho phép dư luận lạc quan. Đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã kích hoạt Thỏa thuận Minks và bản thân lãnh đạo 2 nước Nga và Ukraine đều muốn gặp nhau.
Trước hết, trong cuộc họp 4 bên tại Paris, các nhà lãnh đạo tập trung vào nội dung của Thỏa thuận Minks, ký kết hồi tháng 5-2015 tại thủ đô Belarus, gồm các điều khoản: ngưng bắn, triệt thoái vũ khí hạng nặng, tái lập quyền kiểm soát của Kiev ở biên giới với Nga và trao thêm quyền tự trị cho các khu vực ở Đông Ukraine hiện do phe ly khai thân Nga kiểm soát.
Cả Nga lẫn Ukraine đều cáo buộc nhau không tôn trọng các cam kết của họ nhưng đã có nhiều thay đổi kể từ sau khi diễn ra cuộc gặp Normandy gần đây nhất vào năm 2016. Trong nhiều tháng qua, Moscow và Kiev đã tiến hành cuộc trao đổi tù nhân lịch sử và làm trung gian cho thỏa thuận rút quân giữa lực lượng chính phủ Ukraine và phe ly khai thân Nga.
Chuyên gia người Anh Mark Galeoleti nhận định bầu không khí hiện nay khá thuận lợi cho đối thoại. Theo đó, thời gian gần đây, Tổng thống Putin cho thấy ông sẵn sàng đàm phán, mô tả Tổng thống Ukraine là “một người nghiêm túc” và “dễ mến”. Còn đối với ông Zelensky, theo đài RFI, trước sức ép của dư luận trong nước, “chỉ cần đối thoại là thành công rồi”.
Video đang HOT
Tổng thống Volodymyr Zelensky tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Các lực lượng vũ trang ở khu vực Donetsk – Ukraine hôm 6-12. Ảnh: REUTERS
Tạp chí The National Interest cho rằng thoạt nhìn, hội nghị thượng đỉnh Putin – Zelensky dường như có tất cả các yếu tố cần thiết cho một cuộc gặp mang tính đột phá. Tuy nhiên, liệu hội nghị này có thể đáp ứng những kỳ vọng của dư luận và của hai bên liên quan hay không?
Điều rất dễ nhận ra đây là cuộc gặp gỡ giữa 2 vị tổng thống rất khác biệt nhau – một vị là chính khách lão luyện 67 tuổi với nhiều năm kinh nghiệm, một vị mới 47 tuổi xuất thân là diễn viên hài mới chập chững bước vào chính trường. Đối với cả hai ông, đây là cơ hội đánh giá đối thủ của họ trong cuộc đấu tranh có thể lâu dài về tương lai của Ukraine.
Đối với Tổng thống Putin, đây là dịp để thực hiện các bước tiếp theo nhằm giảm tình trạng cô lập của Nga liên quan đến việc sáp nhập Crimea năm 2014 và ủng hộ phe ly khai ở miền Đông Ukraine. Chuyên gia Nga Dmitry Suslov nhận xét điều quan trọng đối với Nga là giữ nguyên các thỏa thuận Minsk, vì nếu không, vấn đề đặt ra là: Vì điều gì mà nước Nga đã phải chịu đựng sự trừng phạt của Mỹ và châu Âu trong suốt những năm tháng qua?
Các chuyên gia về Nga được tờ The National Interest phỏng vấn cho biết ông Putin quan tâm đến sự ủng hộ của Tổng thống Macron và Thủ tướng Merkel hơn là chiến thắng trước ông Zelensky. “Tôi nghĩ rằng ông Putin hy vọng ông Macron và bà Merkel sẽ giải thích cho ông Zelensky lý do vì sao phải thực hiện các Thỏa thuận Minsk, điều mà nhiều người ở Kiev không thích” – chuyên gia Andranik Migranyan, Viện Quan hệ quốc tế Moscow, nói.
Theo ông này, kết quả cuộc đàm phán Normandy sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những gì hai nhà lãnh đạo Pháp và ức sẽ làm. Nếu họ ủng hộ ông Putin, ông Zelensky sẽ không còn cách nào khác ngoài việc thuận theo.
Còn nếu họ đứng về phía ông Zelensky, nhiều khả năng chiến sự sẽ lại xảy ra ở miền Đông Ukraine. Trong khi đó, điều ông Zelensky mong đợi nhất có lẽ là cuộc gặp này sẽ dẫn đến kết thúc cuộc xung đột đã tàn phá phần lớn đất nước Ukraine, khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và buộc hơn 1 triệu người rời bỏ nhà cửa.
Theo nld.com.vn
Tình báo Nga bị cáo buộc xâm nhập thư điện tử của Tổng thống Pháp
Theo Le Monde, các nhóm APT28 và Sandworm có liên hệ với cơ quan tình báo Nga đã đứng đằng sau vụ xâm nhập thư điện tử của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các cộng sự của ông.
Hòm thư điện tử của ông Macron đã bị xâm nhập hồi tháng 5/2017. (Ảnh minh họa. Nguồn: 112.international)
Báo Le Monde cho biết hai công ty phương Tây chuyên về an ninh mạng đã có bằng chứng về sự liên quan của cơ quan tình báo Nga trong vụ xâm nhập thư điện tử của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các cộng sự của ông.
Hòm thư điện tử của ông Macron đã bị xâm nhập hồi tháng 5/2017, trước vòng hai cuộc bầu cử tổng thống Pháp.
Tháng Bảy vừa qua, trang Wikileaks đã công bố 21.000 bức thư điện tử liên quan đến chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp. Khi đó, ông Macron tuyên bố tin tặc Nga đứng đằng sau vụ này, nhưng không có bằng chứng nào được đưa ra.
Theo Le Monde, các nhóm APT28 và Sandworm có liên hệ với cơ quan tình báo Nga đã đứng đằng sau vụ xâm nhập trên. Bộ Ngoại giao Anh và Công tố viên đặc biệt Mỹ Robert Mueller đã cáo buộc các nhóm tin tặc này xâm nhập thư điện tử của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Theo các nguồn tin, việc tấn công trụ sở của ông Macron được chuẩn bị trong vài tháng. Các tin tặc đã gửi email lừa đảo để đánh cắp mật khẩu và dữ liệu cá nhân của cả người thân và những người thân cận với ông Macron, cũng như các thành viên Đảng Cộng hòa Tiến bước của ông.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với sáu doanh nghiệp Nga đã đánh cắp hơn 100 triệu USD tại 40 quốc gia với sự trợ giúp của chương trình máy tính Dridex độc hại. Bộ trên cho rằng một số tin tặc liên quan đến vụ việc này có liên hệ với tình báo Nga./.
Theo vietnamplus.vn
Vẻ đẹp dịu dàng của nữ thủ tướng trẻ nhất thế giới Cựu bộ trưởng Giao thông Phần Lan Sanna Marin, 34 tuổi, sẽ trở thành nữ Thủ tướng trẻ nhất thế giới, trẻ hơn người đồng nhiệm Ukraina Oleksiy Honcharuk một tuổi. Theo Reuters, đảng Dân chủ Xã hội Phần Lan hôm 8/12 đã chọn cựu Bộ trưởng Giao thông Sanna Marin làm Thủ tướng nước này sau khi ông Antti Rinnetừ chức. Bà...