Triển vọng tăng trưởng mới của kinh tế toàn cầu
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, với thiệt hại ước tính lên tới 28 nghìn tỷ USD tính đến năm 2025.
Với hy vọng vực dậy đà tăng trưởng trong năm 2021, thế giới cần sự chung tay, đoàn kết giữa chính phủ các nước để đưa ra các kế hoạch cụ thể và hiệu quả.
Bên trong một nhà máy sản xuất xoài tươi tại Tây Ban Nha. Ảnh: Ngân hàng thế giới
Video đang HOT
Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021, theo đó dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ đạt mức 4% trong năm nay, khi các quốc gia triển khai tiêm đại trà vắc-xin ngừa Covid-19. Tuy vậy, nếu tình hình diễn biến bất lợi, dịch bệnh tiếp tục gia tăng và việc triển khai vắc-xin bị trì hoãn, mức tăng trưởng toàn cầu có thể giảm xuống 1,6%. Ngược lại, đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể đạt gần 5% trong năm 2021 nếu thế giới kiểm soát đại dịch hiệu quả. Theo WB, tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã giảm 4,3% trong năm 2020, dẫn tới việc hơn một nửa số quốc gia bị tụt hạng trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021. Bỏ lại những khó khăn, năm 2021 được kỳ vọng có thể đánh dấu sự phục hồi kinh tế giai đoạn đầu, tương tự thời kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chủ tịch WB .Man-pát đánh giá, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu vực dậy sau cuộc suy thoái sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Theo WB, GDP của các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển sẽ tăng 5% trong năm 2021, sau khi giảm 2,6% năm 2020. Trong khi đó, các nền kinh tế phát triển được dự báo sẽ phục hồi chậm và đối mặt nhiều thách thức, với mức tăng trưởng ước đạt 3,3% năm 2021, sau khi giảm 5,4% năm 2020. Tuy nhiên, tiến trình phục hồi kinh tế ở các khu vực sẽ không đồng đều và phần lớn chưa thể quay trở lại mức tăng trưởng như trước đại dịch cho tới năm 2022.
Trung Quốc là một trong những nước đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng sau đó đã phục hồi rất nhanh chóng để đạt mức tăng trưởng 2% trong năm 2020. Theo dự báo của WB, kinh tế quốc gia tỷ dân này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ cải thiện lòng tin người tiêu dùng cũng như sự phục hồi mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Chính phủ Trung Quốc đã có các biện pháp kích thích tài khóa hiệu quả.
Trong khi đó, cường quốc kinh tế khác là Mỹ hiện đang phải nỗ lực khôi phục vị thế, song song việc khống chế đại dịch Covid-19. WB dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng 3,5% trong năm 2021, sau khi giảm 3,6% vào năm 2020. Các chuyên gia kinh tế Mỹ kỳ vọng, kinh tế Mỹ có thể trở lại mức trước đại dịch vào nửa cuối năm 2021, khi việc tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 được triển khai rộng rãi.
Cũng theo báo cáo của WB, GDP của Nhật Bản được dự báo sẽ tăng 2,5% trong năm 2021, sau khi giảm tới 5,3% trong năm 2020. Nền kinh tế lớn thứ ba thế giới sẽ có nhiều động lực phục hồi mạnh mẽ, nhất là trong nửa cuối năm 2021, như việc tăng tốc triển khai vắc-xin ngừa Covid-19 và nỗ lực tổ chức Ô-lim-pích và Pa-ra-lim-pích Tô-ki-ô theo đúng kế hoạch vào tháng 7-2021.
Một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam, đã xử lý tốt dịch bệnh và tăng trưởng trở lại, hứa hẹn thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Theo WB, trong năm 2021, GDP của Việt Nam dự kiến tăng trưởng 6,8%, sau khi là một trong những nước hiếm hoi có tăng trưởng dương ở khu vực và trên thế giới năm 2020. Ngoài ra, châu Âu, nhất là các nước Bắc Âu, sẽ hồi phục đáng kể sau những thiệt hại kinh tế trong năm 2020, như tăng trưởng GDP, việc làm, sản xuất, tiêu dùng và đầu tư.
WB coi khả năng bùng phát đại dịch với biến thể mới của vi-rút gây Covid-19 là nguy cơ lớn nhất đối với sự ổn định và phát triển kinh tế, nhất là ở các nước kém phát triển tại khu vực Mỹ la-tinh, châu Phi, Trung ông hay Trung Á. Bên cạnh đó, những khoản nợ chồng chất của một số quốc gia thu nhập thấp khiến các nước này càng ít có nguồn đầu tư cho chăm sóc sức khỏe người dân. Theo Chủ tịch WB .Man-pát, cần ưu tiên hàng đầu việc kiểm soát sự lây lan của Covid-19, bảo đảm triển khai vắc-xin nhanh chóng và rộng rãi. Cùng với đó, chính phủ các nước cũng cần có sự đầu tư phù hợp để phục hồi phát triển kinh tế, tập trung vào cơ sở hạ tầng xanh giúp thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
2021 được kỳ vọng là năm mà toàn thế giới cùng chung tay đoàn kết vượt qua thách thức, sau khi trải qua năm 2020 đầy khắc nghiệt, đau thương. Tốc độ phục hồi tăng trưởng toàn cầu sẽ phụ thuộc nhiều vào việc triển khai thành công các chương trình tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, tinh thần hợp tác và đồng thuận của các quốc gia.
Vượt Mỹ, Trung Quốc trở thành điểm thu hút đầu tư nước ngoài hàng đầu thế giới
Năm 2020, Trung Quốc đã vượt Mỹ để chính thức trở thành điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.
Theo số liệu của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển, giá trị đầu tư mới từ các doanh nghiệp nước ngoài ở Mỹ đã giảm 49% trong năm 2020 trong bối cảnh cường quốc số 1 thế giới tiếp tục phải đối phó với các hệ lụy về kinh tế do dịch bệnh Covid-19 gây ra.
Trung Quốc đã vượt Mỹ để chính thức trở thành điểm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới (Ảnh: Fortune)
Trong khi đó, đầu tư trực tiếp từ các công ty nước ngoài vào Trung Quốc đã tăng 4%, ngoài ra GDP của nước này vẫn tăng trong khi chỉ số này ở hầu hết các nước đều giảm trong năm 2020.
Đầu tư nước ngoài ở Mỹ cao kỷ lục ở mức 472 tỷ USD trong năm 2016 trong khi con số này ở Trung Quốc chỉ là 134 tỷ USD. Tuy nhiên, giá trị đầu tư ở Trung Quốc đã tiếp tục tăng trong khi chỉ số này ở Mỹ lại giảm hàng năm kể từ 2017.
Các chỉ số đầu tư trong năm 2020 cho thấy nỗ lực của Trung Quốc để hướng tới trung tâm của nền kinh tế toàn cầu vốn do Mỹ kiểm soát, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp./.
Lạm phát của Hong Kong (Trung Quốc) giảm xuống gần 0% Theo số liệu của Cục Thống kê Hong Kong (Trung Quốc), chỉ số giá tiêu dùng tổng hợp (CPI) tháng 12/2020 của Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong giảm 0,7% (tính theo năm), tiếp nối đà giảm 0,2% của tháng 11/2020. Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền trợ cấp giá điện tương đối cao trong tháng 12/2020. Một cửa hàng...