Triển vọng lớn để phát triển du lịch Việt Nam
Nghị quyết của Chính phủ về phát triển du lịch ban hành năm 1992 đã đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế ngày càng quan trọng. Vì vậy, Nghị quyết số 92/NQ-CP về phát triển du lịch trong thời kỳ mới, vừa được Chính phủ ban hành, được kỳ vọng sẽ giúp ngành công nghiệp không khói “lột xác” lần thứ hai.
Hà Giang đón du khách đầu tiên trong năm 2015
Nhìn lại năm 2014, Việt Nam mất gần 1,5 triệu lượt khách quốc tế, không đạt mức 8 triệu khách quốc tế như mục tiêu đã đặt ra được ngành Du lịch cho là bởi các sự cố khách quan tác động tiêu cực. Điều này là đúng, nhưng không thể đổ lỗi hoàn toàn cho các lý do khách quan; cũng không thể coi là điểm yếu chỉ của riêng ngành Du lịch.
Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn thì 5 năm gần đây, ngành Du lịch đã có những nỗ lực, tạo ra sự phát triển mang tính bứt phá nhưng chưa tương xứng với sự giàu có, phong phú về tài nguyên, danh lam thắng cảnh của đất nước. Có cả yếu tố chủ quan và khách quan bởi trong cấu thành đầu vào tạo nên sản phẩm du lịch, ngành Du lịch chỉ đáp ứng một nửa, phần còn lại do các ngành khác đảm bảo như giao thông, ngoại giao, môi trường…
Theo đánh giá của ngành Du lịch, từ năm 2006 đến nay, phần lớn du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý “một đi không trở lại”. Đây là hệ quả của nhiều vấn đề mà du lịch Việt Nam đang đối mặt như: Ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch; nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ; tình trạng chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện trong khi chất cơ sở hạ tầng thấp, dịch vụ kém.
Tư duy làm du lịch còn hạn hẹp, du khách phàn nàn nhiều về tình trạng cả đến sân bay quốc tế, các khu du lịch năm sao (như khu bến tàu khách ở Tuần Châu, Hạ Long) cũng không được dọn vệ sinh thường xuyên, thậm chí nhiều nơi còn không có nước, không có giấy vệ sinh… mặc dù phí bến, bãi, tham quan ngày càng tăng cao.
Các địa phương làm du lịch thường chỉ chú trọng khai thác quá mức các thắng cảnh thiên nhiên, việc “ xã hội hóa” các danh thắng đã dẫn đến tình trạng hầu hết các điểm tham quan thu phí khá đắt. Điển hình như Hội An, điểm du lịch yêu thích vừa qua cũng bị du khách quay lưng vì tuỳ tiện tăng giá vé.
Video đang HOT
Ngoài ra, còn có những yếu kém khác như đầu tư cho xúc tiến quảng bá cả về nguồn lực Nhà nước và xã hội hóa còn rất khiêm tốn. Phong cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp, bị động trong việc dự báo, mở thị trường và đào tạo hướng dẫn viên…
Để khắc phục những yếu kém, Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới được ban hành ngày 8/12/2014 đã chỉ ra 5 nhiệm vụ trọng tâm: Nâng cao nhận thức của xã hội về du lịch; Tăng cường hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển du lịch; Tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo an ninh, an toàn để thu hút khách và phát triển du lịch; Tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch. Nghị quyết cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể như cho phép Bộ VH-TT&du lịch chủ động phê duyệt, phân bổ nguồn ngân sách để thực hiện 2 chương trình trọng điểm: Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia và Chương trình Hành động quốc gia về du lịch…
Nghị quyết số 92 đang được đánh giá sẽ là “dấu mốc lịch sử”. Song, du lịch mang tính liên ngành, liên vùng rất cao, do vậy để hiện thực hoá, rất cần sự phối hợp đồng bộ để khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay. Nếu các ngành và chính quyền địa phương các cấp không thực sự vào cuộc quyết liệt thì ngành Du lịch Việt Nam dù có rất nhiều lợi thế cũng khó có thể phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Kim Ngân
Theo_Báo Chính Phủ
Tây Nguyên: Phát hiện hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á
Sau 5 năm nghiên cứu, các nhà khoa học Việt Nam và Nhật Bản vừa phát hiện "quần thể" hang núi lửa ở huyện Krông Nô (Đắk Nông), trong đó có hang núi lửa dài nhất Đông Nam Á.
Hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á
Theo tin tức từ báo VietnamPlus/TTXVN, ngày 23/12, ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản cho biết, Việt Nam có hệ thống hang động rất phong phú trải dài từ khu vực Tây Bắc đến Quảng Bình, tạo nên nhiều kỳ quan thiên nhiên được thế giới biết đến như Phong Nha - Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, Tam Cốc - Bích Động.
Tuy nhiên, các hang động phát hiện trong thời gian qua là hang động đá vôi. Riêng hang động núi lửa trong đá bazan vừa được phát hiện ở Tây Nguyên là một hệ thống hang động hiếm gặp, gồm hàng chục hang động và miệng núi lửa hình thành từ quá trình phun trào dung nham cách đây hàng triệu năm.
Miệng núi lửa Chư Pluk, buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông. (Ảnh: Hà Bình/báo Tuổi trẻ).
Hệ thống hang động núi lửa này phát hiện ở tỉnh Đắk Nông, chủ yếu ở huyện Krông Nô. Hệ thống hang động núi lửa có chiều dài hệ thống hang động khoảng 25km, kéo dài từ miệng núi lửa tại buôn Choar dọc theo chiều dài sông Sêrêpốc đến khu vực thác Dray Sáp với hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau.
Cán bộ của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Đắk Nông khám phá một hang động núi lửa trong quần thể hang động núi lửa ở Đắk Nông. (Ảnh: Báo Tiền phong).
Trong đó, hang động lớn nhất có chiều dài 1.066m, bên trong rộng hàng nghìn mét, có cấu trúc rất độc đáo và đặc trưng của hang động núi lửa với dòng dung nham phun ngược, tạo nên một cảnh quan kỳ vĩ. Hang động này nằm trong rừng sâu, chưa ghi nhận dấu vết của con người nhưng có nhiều loài vật sinh sống.
Ngoài các hang động, các nhà nghiên cứu của Tổng cục Địa chất - Khoáng sản và Hội hang động Nhật Bản còn phát hiện nhiều miệng núi lửa rất đẹp. Hiện, các nhà khoa học đã đo chi tiết được ba hang động. Ngoài ra còn hàng chục hang động khác chưa được nghiên cứu kỹ.
Tiềm năng lớn về du lịch, xúc tiến thành lập công viên địa chất toàn cầu
Trao đổi trên báo Tuổi trẻ, bàn về sự khác biệt giá trị của hệ thống hang động này sơ với các hang núi lửa của các nước, ông Nguyễn Văn Thuấn, tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản chia sẻ: "Tôi cũng đã đến miệng hang núi lửa ở đảo Jeju của Hàn Quốc, về giá trị cảnh quan thì những hang núi lửa của chúng ta đẹp hơn.
Một hang động tại khu vực thác Gia Long, Đray Sáp liên thông đến miệng núi lửa ở buôn Choah cách đó trên 10km. (Ảnh: Hà Bình/báo Tuổi trẻ).
Vì vậy, có thể nói việc phát hiện và có kết quả nghiên cứu về "quần thể" các hang núi lửa tại đây có ý nghĩa rất lớn về giá trị khoa học về thiên tạo, giá trị về tiềm năng du lịch.
Chắc chắn những thông tin về "quần thể" hang động núi lửa này sẽ có ý nghĩa rất lớn với thế giới vì ít nơi nào có cả "quần thể" hang động núi lửa, miệng núi lửa như ở Krông Nô.
Điều này cũng sẽ là sức hút rất lớn về du lịch, về nghiên cứu khoa học, về di sản của hoạt động núi lửa để lại từ cách đây hàng triệu năm".
Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất - Khoáng sản cho biết thêm, khi có đầy đủ số liệu về 12 hang núi lửa tại đây, Tổng cục sẽ công bố trên toàn thế giới, sau đó kiến nghị cho thành lập công viên địa chất toàn cầu như ở Hà Giang.
Theo nguồn tin từ báo VietnamPlus/TTXVN, dự kiến, ngày 26/12 tới, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản sẽ công bố việc phát hiện ra hệ thống hang động núi lửa này. Trên cơ sở đó, sẽ huy động thêm các nhà đầu tư, tài trợ cho việc nghiên cứu tiếp tục. Sau khi hoạt động nghiên cứu kết thúc, sẽ tiến hành công bố với thế giới, xúc tiến thành lập công viên địa chất toàn cầu.
Theo NTD
Thủ tướng duyệt chi tiền cho chương trình hành động, xúc tiến du lịch Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. 2 chương trình (Hành động Quốc gia về Du lịch và Xúc tiến Du lịch Quốc gia) trong năm 2015 được duyệt chi tiền ngân sách để triển khai. Theo Nghị quyết, các cấp, các ngành cần nâng cao...