Triển vọng hợp tác nông nghiệp Việt Nam-Bỉ
Nhân dịp kỷ niệm 40 năm Hợp tác Phát triển Bỉ tại Việt Nam, Đại sứ quán Bỉ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vào ngày 23.11 đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam” tại khách sạn InterContinental. Hội thảo đã chỉ ra những thách thức mà ngành nông nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt cũng như những cơ hội trong tương lai và các biện pháp cần thực hiện để nắm bắt được những cơ hội này.
Trình bày về các thách thức và cơ hội của ngành nông nghiệp Việt Nam trong thời gian tới, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cho rằng dù đạt tỷ trọng lớn trong GDP và là ngành duy nhất xuất siêu của Việt Nam, ngành nông nghiệp vẫn phải đối mặt nhiều thách thức như thị trường, quá trình đô thị hóa, hợp tác xã còn yếu ớt, biến đổi khí hậu, sử dụng, khai thác tài nguyên bừa bãi và làn sóng công nghệ mới. Tuy nhiên, ông Anh Tuấn khẳng định, trong mỗi thách thức sẽ có cơ hội để chính phủ, các doanh nghiệp và chính những người nông dân tận dụng và nắm bắt. Để làm được những điều đó, Việt Nam không thể tiếp tục phát triển nông nghiệp theo cách cũ theo chiều rộng (tận dụng tài nguyên sẵn có, bán sản phẩm thô) mà phải xem xét, cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu.
Viện trưởng Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn
Cụ thể, để có ngành nông nghiệp giá trị cao và bền vững, Việt Nam đã xác định 6 việc cần cấp bách cần làm: một là định hướng sản xuât theo nhu cầu thị trường, đồng thời thích nghi được biến đổi khí hậu về điều kiện tự nhiên; hai là phải tổ chức lại sản xuất, chuyên nghiệp hóa, bài bản hóa nông dân, thành lập các hợp tác xã nhằm thúc đẩy hợp tác với các tổ chức nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; ba là tập trung thúc đẩy nghiên cứu chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, tăng vốn đầu tư công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nông nghiệp, hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, ưu tiên các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; bốn là kiên quyết bảo vệ, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, xây dựng chiến lược nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh; năm là cung cố và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý công trình thủy lợi; sáu là nâng cao năng lực phòng chống thiên tại, áp dụng các công nghệ hiện đại để dự đoán thiên tại, tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu, thử nghiệm mô hình bảo hiểm nông nghiệp.
Video đang HOT
Thứ trưởng Ngoại giao Bỉ Dirk Achten
Các đại biểu tham dự Hội thảo Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam
Hội thảo “Hỗ trợ ngành nông nghiệp bền vững và đổi mới của Việt Nam” là sự kiện nhằm điểm lại các kết quả cũng như triển vọng hợp tác mà các đối tác Bỉ – cấp chính phủ, trường đại học và viện nghiên cứu, doanh nghiệp – có thể mang lại cho ngành nông nghiệp của Việt Nam. Sự kiện có sự góp mặt của Thứ trưởng Ngoại giao Bỉ Dirk Achten, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Quốc Doanh cùng với nhiều chuyên gia, học giả, đại diện các doanh nghiệp, tổ chức của Việt Nam và Bỉ. Tại hội thảo lần này, 2 chủ đề chính được giới thiệu với các đại biểu là “Ngành nông nghiệp đổi mới của Việt Nam” và “Sản xuất lượng thực bền vững của Việt Nam”.
Theo Danviet
Thủ tướng: Đối thoại với nông dân để tìm lối phát triển nông thôn
Vấn đề quan trọng nhất và là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp chính là nằm ở người nông dân: Tư duy, hành động, nhận thức. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam để đối thoại với ND tìm ra lối đi mới trong phát triển nông dân, nông thôn, nông nghiệp của VN.
Sau giờ nghỉ giải lao, trả lời ĐB Hồ Thị Cẩm Đào về vấn đề tam nông, Thủ tướng cho biết chúng ta có những tiến bộ trong chương trình đẩy mạnh cải cách tam nông nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo tái cơ cấu mạnh mẽ nông nghiệp trong chăn nuôi, trồng trọt, đào tạo ở nông thôn; đẩy mạnh các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng văn hóa nông thôn, đảm bảo môi trường sống ở nông thôn (mỗi năm thải ra 13 triệu m3 chất thải rắn ở nông thôn).
Theo Thủ tướng, vấn đề quan trọng nhất và là chìa khóa để tái cơ cấu nông nghiệp chính là nằm ở người nông dân: Tư duy, hành động, nhận thức. Sắp tới đây, Chính phủ sẽ phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam để đối thoại với ND tìm ra lối đi mới trong phát triển nông dân, nông thôn, nông nghiệp của VN.
Về giải cứu hàng hóa nông sản, Thủ tướng cho rằng, khó tránh khỏi việc dư thừa hàng hóa nông sản, đề nghị Bộ trưởng Bộ NN&PTNT chỉ đạo và phối hợp với các cấp, ngành thực hiện tổ chức lại sản xuất, giảm trung gian, bám sát thị trường, gắn với sản xuất.
Hình ảnh Saigon Coop đặt hàng ở các tỉnh ĐBSCL là cách làm rất tốt. Ở đồng bằng Bắc Bộ cũng cần có mô hình như vậy.
Cũng trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều nay, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lê Thanh Vân (Cà Mau) hỏi sau khi nghe đại biểu chất vấn những ngày qua, Thủ tướng Chính phủ có hài lòng về kết quả điều hành đất nước năm 2017 không? Tại sao đất nước vẫn chưa phát triển như đúng tiềm năng? là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng sẽ có biện pháp gì để đưa các vụ đại án tham nhũng xét xử nghiêm minh trước pháp luật?
Trả lời ĐB, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết kết quả đến nay, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, nhân dân, năm đầu tiên chúng ta hoàn thành 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh... mà Ban Chấp hành Trung ương và QH giao cho Chính phủ điều hành. "Kết quả đó là rất phấn khởi, nhưng đây mới chỉ là kết quả bước đầu".
Thủ tướng Chính phủ nhận định kết quả tăng trưởng khá hơn, môi trường kinh doanh tốt hơn, trong điều kiện thiên tai lũ lụt nhưng chúng ta vươn lên được, là đáng hoan ngênh. "Còn ĐB hỏi có hài lòng không thì tôi nghĩ chưa hài lòng với điều hành đất nước, phải thẳng thắn như vậy"- Thủ tướng nói.
Về câu hỏi các vụ án tham nhũng, các vụ đại án có bị "chìm xuồng" không?" của ĐB Lê Thanh Vân, Thủ tướng cho biết: "Có đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng ở đây, tôi cũng xin khẳng định: Đảng, Nhà nước ta không cho phép chìm xuồng các vụ án tham nhũng; tiêu cực, cờ gian, bạc lận hay các hiện tượng mà nhân dân lên án".
"Chúng tôi cũng nói rằng không có vùng cấm trong việc xử lý tham nhũng"- Thủ tướng nói tiếp và cho rằng hệ thống hành pháp phối hợp chặt chẽ với hệ thống tư pháp, phối hợp với các cấp ngành, để xử lý nghiêm các vụ việc đã được phát hiện theo đúng pháp luật, kịp thời, để nhân dân yên tâm hơn.
Nói về nhiệm vụ chống tham nhũng, Thủ tướng đồng ý nhận định ở thể chế nào, nhà nước nào cũng có tham nhũng. Đảng và Nhà nước coi chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng nên cả hệ thống chính trị mới cùng thống nhất chống tham nhũng, lập Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng do Tổng Bí thư đứng đầu.
Bên cạnh việc giáo dục cán bộ công chức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, thì các cơ quan Trung ương phải làm gương về vấn đề này. Theo Thủ tướng, cần tính toán việc nâng lương cho cán bộ công chức. Đây là việc cần thiết trong tình hình tham nhũng vặt đang diễn ra.
Một giải pháp cụ thể như ứng dụng công nghệ để nộp thuế, giải quyết thủ tục hải quan điện tử để ngăn việc tiếp xúc của cán bộ công chức với người dân, doanh nghiệp, theo Thủ tướng, là một cách để chống tham nhũng vặt.
Theo Danviet
Sơn La: Phát động sử dụng thuốc BVTV an toàn tại vựa xoài Yên Châu Nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi thói quen của nông dân về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm an toàn, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; huyện Yên Châu (Sơn La) đã triển khai Lễ phát động sử dụng thuốc bảo vệ thực...