Triển vọng du lịch từ các dự án điện gió Ea H’leo
Không chỉ là nguồn năng lượng sạch, đầy tiềm năng, cánh đồng điện gió được lắp đặt ở những vị trí có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp tại huyện Ea H’leo đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, check-in.
Với ưu thế thiên nhiên ban tặng về năng lượng gió, huyện Ea H’leo (tỉnh Đắk Lắk) đã thu hút các dự án năng lượng điện gió. Một trong số đó là dự án Nhà máy điện gió Ea Nam nằm trên địa bàn các xã Ea Nam, Ea Khal và Dliê Yang (huyện Ea H’leo), với quy mô 84 trụ gió, kết nối hệ thống 1,2 km đường dây 500 kV, tổng mức đầu tư trên 16.500 tỷ đồng, sản lượng điện ước tính đạt 1,1 tỷ kWh/năm, do Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 làm chủ đầu tư. Giữa vùng đồi mênh mông, hệ thống các trụ gió khổng lồ in sắc trắng lên nền trời trong veo như nét nhấn cho khung cảnh thêm hùng vĩ.
Chị Hồ Thị Ái Điệp (tỉnh Kon Tum) cho hay: “Tôi đi công tác ngang qua huyện Ea H’leo của Đắk Lắk thấy nhiều trụ điện gió tạo cảnh rất đẹp, nhất là đoạn đường tránh (tuyến tránh trung tâm thị trấn Ea Drăng – PV), cảm giác nó rất gần khiến ai cũng muốn dừng lại để chụp ảnh, không thể bỏ lỡ những khung hình độc đáo”.
Vẻ đẹp của cánh đồng điện gió thuộc dự án Nhà máy điện gió Ea Nam. Ảnh: TNG
Thật vậy, cánh đồng điện gió này được xem là một điểm khám phá hấp dẫn cho du khách khi đặt chân đến Ea H’leo. Thời điểm tham quan cánh đồng điện gió thích hợp nhất là sáng sớm để ngắm bình minh và chiều tà để ngắm hoàng hôn. Quãng đường vào cánh đồng điện gió đi qua các đoạn đèo uốn lượn, mát rượi, mang đến cho du khách cảm giác thích thú. Ngoài hiệu quả kinh tế, công trình năng lượng sạch này cũng hứa hẹn đem lại “luồng gió mới” cho ngành du lịch. Được biết, đối với vấn đề phát triển du lịch dựa trên nguồn tiềm năng điện gió có sẵn, Công ty Cổ phần Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 đã có chủ trương nghiên cứu, tìm hiểu về sinh thái toàn vùng để đánh giá và có sự phát triển về sau.
Ông Đoàn Long Hưng, Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Ea H’leo cho biết thêm, các công trình điện gió được hy vọng sẽ là một điểm nhấn để thu hút du khách đến Ea H’leo. Nơi đây vốn có tiềm năng du lịch như thắng cảnh Hồ sinh thái Ea Drăng, cùng với ẩm thực và văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, nếu kết hợp tạo thành một tour, sẽ trở thành một sản phẩm du lịch vừa hấp dẫn vừa có sự khác biệt, nhờ những trải nghiệm mới mẻ. Thêm vào đó, huyện Ea H’leo còn có ưu thế thuận lợi về giao thông, dễ dàng kết nối du lịch; từ trung tâm TP Buôn Ma Thuột, du khách có thể tham quan cánh đồng điện gió ở Ea H’leo và trở về ngay trong ngày.
Vẻ đẹp của cánh đồng điện gió thuộc dự án Nhà máy điện gió Ea Nam. Ảnh: TNG
Tuy nhiên, theo ý kiến của các đơn vị lữ hành, để đưa một sản phẩm mới như cánh đồng điện gió đến với khách du lịch và được họ yêu thích thì xung quanh đó cần có thêm nhiều dịch vụ trải nghiệm hơn. Từ ngày các trụ điện gió ra đời, rất nhiều người yêu thích, thường xuyên đến chụp ảnh, khách qua đường cũng dừng lại nhưng không có chỗ dừng chân nên chỉ chụp ảnh, ngắm nghía một lúc rồi rời đi. Thế nên, các doanh nghiệp cần sớm khai thác tour du lịch điện gió để không lãng phí tài nguyên, như đa dạng thêm sản phẩm, đầu tư nhà hàng, khách sạn, quầy bán đồ lưu niệm, hoạt động vui chơi giải trí; trồng hoa dưới chân các trụ điện gió, tạo thêm cảnh quan…
Video đang HOT
Nhưng để đạt được mục tiêu này, chính quyền địa phương cần hỗ trợ, định hướng cho người dân, đơn vị muốn kinh doanh, khai thác loại hình dịch vụ phù hợp, đa dạng, đảm bảo phát triển bền vững, tránh tự phát; có như vậy mới tạo sức hấp dẫn lâu dài cho điểm đến và giải quyết được vấn đề việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
Các dự án du lịch đã thay đổi diện mạo Quảng Ninh như thế nào?
Từ danh hiệu miền di sản, chỉ trong hơn nửa thập kỷ, Quảng Ninh liên tục thay đổi diện mạo nhờ cách phát triển du lịch bài bản và đầu tư hạ tầng đồng bộ bậc nhất cả nước.
Chuyển đổi phát triển từ "nâu" sang "xanh", Quảng Ninh cho thấy một bài học thành công trong việc vươn lên trở thành thiên đường du lịch.
Từ miền di sản đến "ngôi sao du lịch"
"Chán lắm, có mỗi vịnh thì đi làm gì?", giống như nhiều người dân thủ đô khác, 10 năm trước, anh Hùng không ưu tiên chọn du lịch Hạ Long. Anh cho rằng thời gian di chuyển lên tới 4-5 tiếng qua các con đường nội thị cũ kỹ, đôi khi bám đầy bụi than quá vất vả.
Tuy nhiên, mọi chuyện giờ thay đổi. Gia đình anh cứ rảnh là lên đường đi Quảng Ninh, bởi vùng vàng đen ngày nào đã khác.
Nhìn lại gần 10 năm trước, Hạ Long được gọi tên là "thành phố biển không có bãi tắm". Năm 2014, con số du khách đến Quảng Ninh chỉ đạt 7,5 triệu lượt dù sở hữu lợi thế "hơn người" - vịnh di sản lừng danh thế giới. Khách đến đây chỉ quẩn quanh ngắm vịnh rồi ăn hải sản. Trải nghiệm ấy khá đơn điệu. Mọi chuyện thay đổi sau cuộc đổ bộ của các công trình du lịch tầm cỡ và hạ tầng đồng bộ.
Tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Ha Long mang đến đa dạng trải nghiệm cho du khách tại Quảng Ninh.
Cú "lột xác" đầu tiên phải kể đến là bãi tắm dài 2 km do Sun Group cải tạo và đầu tư ở trung tâm Bãi Cháy vào năm 2015. Công trình tạo nên một bãi biển đúng nghĩa cho người dân Hạ Long và du khách. Năm 2016, tổ hợp vui chơi giải trí Sun World Ha Long được xem là "vụ nổ Big Bang" đánh thức thành phố di sản. Nơi đây có cáp treo Nữ hoàng kiêu hãnh băng qua eo biển lên đỉnh Ba Đèo, công viên Rồng và công viên nước với loạt trò chơi ấn tượng.
Yoko Onsen Quang Hanh mang đến trải nghiệm tắm khoáng nóng chuẩn Nhật tại Quảng Ninh.
Sau đó, một loạt sản phẩm du lịch tầm cỡ ra đời, như khu nghỉ dưỡng 5 sao Premier Village Ha Long, khu tắm khoáng nóng chuẩn Nhật Yoko Onsen Quang Hanh. Quảng Ninh vươn lên thành điểm đến hấp dẫn cả bốn mùa.
Năm 2019, du lịch Quảng Ninh đạt đỉnh với 14 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 5,2 triệu lượt, chiếm tới 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Riêng 6 tháng đầu năm nay, sau khi mở cửa, tỉnh đón 5 triệu lượt khách.
Từ một địa phương với ngành công nghiệp mũi nhọn là khai thác than, Quảng Ninh vươn lên trở thành "ngôi sao" trong bức tranh du lịch cả nước. Hiệu ứng domino từ ngành du lịch phát triển thúc đẩy kinh tế cả tỉnh đi lên, thu nhập bình quân đầu người vượt 6.700 USD, gấp đôi trung bình cả nước.
Tăng tốc nhờ hạ tầng đồng bộ và hiện đại
Sáng tạo, đổi mới sản phẩm du lịch là bài toán đầu tiên mà ngành du lịch Quảng Ninh đã làm và thành công trong hơn nửa thập kỷ qua. Không chỉ thuần sản phẩm, Quảng Ninh còn đầu tư hạ tầng để làm đòn bẩy phát triển du lịch.
Với chủ trương "giao thông luôn đi đầu", diện mạo của Quảng Ninh bứt phá khi áp dụng chính sách lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư nhằm phát triển hệ thống hạ tầng hiện đại, đồng bộ.
Đến nay, với sự chung tay của các tập đoàn lớn, trong đó có Sun Group, Quảng Ninh trở thành một trong số ít địa phương đủ hạ tầng giao thông từ đường bộ, đường biển đến đường hàng không. Địa phương này cũng sở hữu số km đường cao tốc lớn nhất cả nước.
Nếu cảnh quan thiên nhiên hiếm có là điều kiện cần, thì hệ thống hạ tầng hiện đại và thuận tiện chính là điều kiện đủ để Quảng Ninh từng bước trở thành "thủ phủ" của du lịch miền Bắc.
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn giúp Quảng Ninh đón lượng lớn khách quốc tế.
Quảng Ninh đã đón khách quốc tế trực tiếp từ đường bay thẳng kết nối Incheon (Hàn Quốc), Thâm Quyến, Hồ Nam (Trung Quốc) và sắp tới là Nhật Bản. Từ đầu năm, qua Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, hơn 32.000 lượt khách nước ngoài cập bến Hạ Long. Trong đó, nhiều nhất là dòng khách hạng sang đến từ Hàn Quốc, Mỹ, Pháp...
Mới đây nhất, cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dự án tỉnh chung tay cùng Sun Group kiến tạo, đã đón lượng khách kỷ lục (5.000-7.000 lượt) đến thành phố cửa khẩu Móng Cái mỗi ngày.
Cao tốc rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cái xuống còn hơn 3 tiếng, so với gần 6 tiếng trước đây. Ngoài ra, du khách đi con đường này còn có cơ hội trải nghiệm 32 cây cầu vắt qua các eo biển, tận hưởng khung cảnh sông suối và núi đồi hùng vĩ.
Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến Móng Cái xuống còn hơn 3 tiếng.
Có thể thấy, Quảng Ninh đã đem đến bài học thành công trong việc vươn lên trở thành "thiên đường du lịch". Địa phương này nỗ lực trong việc làm mới sản phẩm du lịch, phát huy thế mạnh được thiên nhiên ban tặng đồng thời đặt niềm tin vào các doanh nghiệp tư nhân để triển khai dự án hạ tầng và du lịch lớn.
10 kỳ quan thế giới cổ đại sẽ trông ra sao nếu chưa từng sụp đổ mà vẫn tồn tại đến ngày nay? Dự án thú vị giúp chúng ta hình dung Vườn treo Babylon, thành cổ Athens, tượng Nhân Sư,... của thế giới cổ đại đã từng đẹp và hoành tráng như thế nào. Trong thời cổ đại, thế giới cũng có danh sách 7 kỳ quan được đánh giá là hoành tráng, đẹp và có ý nghĩa nhất. Thế nhưng rất nhiều công trình...