Triển lãm Văn hóa Phật giáo đồng hành cùng dân tộc
Với khoảng 5.000 hình ảnh, tư liệu, hiện vật và các ấn phẩm, triển lãm văn hóa Phật giáo đang diễn ra tại chùa Phổ Quang (TP HCM) thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan mỗi ngày.
Ngày 23 – 28/9, Triển lãm Phật giáo diễn ra tại chùa Phổ Quang (quận Tân Bình, TP HCM) để chào mừng Đại hội Phật giáo TP HCM nhiệm kỳ VIII (2012-2017).
Triển lãm trưng bày hàng nghìn bức ảnh, văn hóa phẩm Phật giáo… do các chư tôn, tăng ni, các ban ngành trực thuộc Thành hội, ban đại diện Phật giáo 24 quận, huyện của TP HCM thực hiện.
Các ban đại diện Phật giáo của mỗi quận huyện có một khu vực riêng để trưng bày những hình ảnh, tranh, tượng cũng như hoạt động trong suốt nhiệm kỳ trước.
Nhiều bức thư pháp, quạt với những lời dạy của nhà Phật cũng được trưng bày tại triển lãm.
Video đang HOT
Một nhà sư đang viết thư pháp cho Phật tử.
Bức tượng cổ Đức Hộ Pháp Vi Đà Thiên Tướng được trưng bày tại khu vực Ban Phật tự huyện Củ Chi. Đây là bức tượng được nghệ nhân dân gian tạo nên từ chất liệu gỗ mít đã hơn một trăm năm tuổi. Bức tượng này được cho là đã hứng chịu hàng chục mảnh bom và đầu đạn trong chiến tranh.
Tác phấm trái tim Bồ Tát bằng chất liệu đá. Một tác phẩm khác mang văn hóa Phật giáo. Triển lãm cũng trưng bày nhiều bức tượng Phật cổ.
Có cả những bức tượng đã bị hư hỏng do thời gian và chiến tranh.Theo VNE
Triển lãm kỷ vật của người nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam
Thư của một người bố bị AIDS viết gửi cho con gái trước khi qua đời, con lợn tiết kiệm tiền của một bé ở TP Hồ Chí Minh để làm giỗ ba mẹ đã chết vì AIDS... là 2 trong số rất nhiều hiện vật đang được trưng bày ở Bảo tàng dân tộc học Hà Nội.
"Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam" là chủ đề của cuộc trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhân dịp 20 năm ngày phát hiện ra ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam.
Trong 20 năm qua, vấn đề giáo dục và truyền thông về HIV/AIDS chủ yếu mới chỉ được các cơ quan y tế và truyền thông vào cuộc. Đây là lần đầu tiên HIV/AIDS được tiếp cận dưới góc độ bảo tàng học và văn hóa học, là trưng bày bảo tàng đầu tiên ở Việt Nam về HIV/AIDS.
Để có chất liệu cho cuộc trưng bày, các cán bộ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế cộng đồng đã tiến hành nghiên cứu - sưu tầm tập trung tại 3 địa phương: Hải Phòng, Điện Biên và TP Hồ Chí Minh. Các nguồn tư liệu khác cũng được thu thập từ các tổ chức và cá nhân ở Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, An Giang... Ngoài ra, trưng bày còn nhận được những ý kiến tư vấn từ các chuyên gia của Cục Phòng chống HIV/AIDS, các cơ quan, tổ chức liên quan ở trong và ngoài nước.
Bằng ngôn ngữ bảo tàng, thông qua những tư liệu, hiện vật, hình ảnh và giọng nói của những người trong cuộc, bao gồm những người sống chung với HIV/AIDS, chúng ta có thể hiểu rõ hơn và có cái nhìn khái quát hơn về căn bệnh thế kỷ này ở Việt Nam.
Trưng bày "Nỗi đau và Hy vọng - 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam" khai mạc ngày 22/11/2010 và dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 6 năm 2011.
Một số hình ảnh được trưng bày:
Một góc trưng bày của chủ đề "Những tấm lòng"
Qua hệ thống audio khách tham quan được nghe câu chuyện của
những người đang sống chung với HIV/AIDS.
Sử dụng bao cao su giúp bạn an toàn trong quan hệ tình dục.
Góc dành cho khách tham quan viết thư chia sẻ cảm xúc với những người
đang sống chung với HIV/AIDS.
Một góc trưng bày chủ đề "Tôi sợ những đôi mắt"
Thư của một người bố bị AIDS viết gửi cho con gái trước khi
qua đời, là một hiện vật trong trưng bày.
Con lợn tiết kiệm tiền của một bé ở TP Hồ Chí Minh để làm giỗ ba mẹ đã chết vì AIDS.
"Thời trang" bằng bao cao su, là một hiện vật thú vị trong trưng bày.
Hải Như
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ? Khi Bảo tàng lịch sử quốc gia mới hoàn thành vào năm 2016 thì số phận Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng hiện nay sẽ ra sao? Dự kiến sẽ có bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được huy động để lấp đầy bảo tàng 11.000 tỉ? Liên quan đến siêu bảo tàng 11.000 tỉ, PV đã có cuộc trao...