Triển lãm Tượng gốm cổ Việt Nam tại Hà Nội
Hôm nay 22.4, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia – Hà Nội, đã diễn ra triển lãm Tượng gốm cổ Việt Nam, giới thiệu 70 hiện vật thuộc các chất liệu đất nung, sành, gốm men và sứ, từ thời Tiền – Sơ sử đến thời Nguyễn (khoảng 4000 năm cách ngày nay đến đầu thề kỷ XX).
Tượng gốm là một trong các loại hình điêu khắc xuất hiện sớm nhất của văn minh nhân loại, mang đặc trưng là nghệ thuật tạo hình trực quan theo không gian ba chiều nhằm phản ánh hiện thực hoặc mang tính biểu tượng.
Tượng gốm cổ Việt Nam không những đa dạng về chất liệu, dòng men mà còn phong phú về loại hình sử dụng.
Triễn lãm gồm có 3 chủ đề: Tượng gốm hiện thực, Tượng gốm tôn giáo, tín ngưỡng và Tượng gốm trang trí kiến trúc.
Tượng gốm hiện thực là những sản phẩm mỹ thuật thực dụng phục vụ nhu cầu trang trí, hưởng thụ cái đẹp trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của cộng đồng cư dân. Thể hiện qua các loại hình, đề tài như con người, các loài chim, thú vật, vật nuôi… được làm từ các chất liệu như đất nung, sành, gốm xốp và gốm men.
Tượng gốm tôn giáo, tín ngưỡng chủ yếu gồm tượng phật giáo và các tượng vị thần linh trong tín ngưỡng dân gian.
Tượng gốm trang trí kiến trúc là tượng các linh vật như rồng, lân, nghê, xi. Chất liệu chủ yếu làm từ đất nung, đất nung tráng men hoặc sành.
Triễn lãm cung cấp cho khách tham quan về quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc tượng gốm Việt Nam thời kỳ phong kiến tự chủ thông qua các giá trị lịch sử, văn hóa và những đặc trưng nghệ thuật.
Triễn lãm đã thu hút đông đảo khách tham quan trong và ngoài nước đến thưởng thức.
Dự kiến thời gian trưng bày đến tháng 8.2014.
Thanh Niên Oline ghi lại một số hình ảnh tại triển lãm.
Nơi trưng bày các hiện vật tượng gốm cổ tại Bảo tàng lịch sử quốc gia – Hà Nội – Ảnh: Xuân Bùi
Video đang HOT
Thu hút nhiều lứa tuổi, thành phần đến thưởng lãm, trong đó có cả khách nước ngoài – Ảnh: Xuân Bùi
Tượng thần linh có tượng Táo quân, Thổ địa, Thần tài – Ảnh: Xuân Bùi
Tượng phật giáo, như tượng phật Đức Phật, Quan Âm và các vị tăng gia. Tượng được làm từ chất liệu gốm men trắng thời Nguyễn, thế kỷ XIX – Ảnh: Xuân Bùi
Cặp tượng Lân, làm từ gốm men rạn, thời Nguyễn thế kỷ XIX – Ảnh: Xuân Bùi
Nghiên mực hình Lân, thời Lý Trần, thế kỷ XI – XIV – Ảnh: Xuân Bùi
Chén hình chim Vẹt ôm quả đào, gốm hoa lam, thời Lê Sơ, thế kỷ XV. Hiện vật tàu cổ Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam) – Ảnh: Xuân Bùi
Tượng uyên ương gắn trên ngói úp móc, đất nung, thời Lý Trần, thế kỷ XI – XIV, Thăng Long, Hà Nội – Ảnh: Xuân Bùi
Theo TNO
Dịch vụ Ông Địa, Thần Tài "hốt bạc"... ngày đầu năm
Có đủ cách để kiếm bộn tiền ngày Tết, trong đó, có dịch vụ múa lân sư rồng, ông địa thần tài xông đất nhà đầu năm. Vừa bỏ tiền nặng bị, những Ông Địa, Thần Tài đi khắp đầu hẻm, cuối phố vừa khiến trẻ nhỏ tíu tít chạy theo, rộn tiếng cười.
Những ngày đầu năm mới, nhiều tuyến đường TPHCM đang trống vắng bỗng dưng kẹt cứng vì nhiều người đi đường dừng lại xem múa lân sư rồng. Trước khách sạn Caravelle (đường Đồng Khởi, Quận 1, TPHCM) hàng trăm người đi đường đã đứng lại một hồi lâu để xem một con rồng dài đang lắc lư, vươn cao theo nhịp trống. Phong cách biểu diễn chuyên nghiệp cùng với độ liều lĩnh bằng những pha "bay" người nhào lộn ngoạn mục trên không trung của "rồng" đã nhận được nhiều tràng pháo tay rôm rả khen thưởng.
Dọc đường Quang Trung (Q.Gò Vấp, TPHCM), trước các cổng chùa cũng diễn ra những màn múa lân sư thu hút người đi đường dừng lại xem. Những thanh niên dáng người cao dỏng, dũng mãnh đã phối hợp nhịp nhàng để lân sư đi trên những cây cột sắt nhẹ nhàng, uyển chuyển như đang... bay. Người xem không chỉ vỗ tay mà còn rút máy hình, điện thoại ra ghi lại những khoảnh khắc ngày Xuân cùng lân sư ngay trước sân chùa.
Tuy không chuyên nghiệp như những đoàn múa lân sư rồng tại những nhà hàng, khách sạn, chùa chiền ở các điểm trung tâm của TPHCM, những Ông Địa, Thần Tài với bộ đồ hóa trang trên người cùng chiêng, trống... cũng làm náo động cả phố phường.
Trong con hẻm nhỏ của đường Thông Tây Hội (Q.Gò Vấp, TPHCM), những đứa trẻ cứ nằng nặc buộc ba mẹ bồng ra ngoài xem tận mặt Ông Địa, Thần Tài khi nghe tiếng trống, chiêng... vang lên. Có chút sợ sệt, nhưng lũ trẻ lại muốn đi theo đoàn biểu diễn.
Do là ngày đầu năm, nên dịch vụ Ông Địa, Thần Tài này dễ dàng kiếm bộn tiền lì xì. Quan niệm ông Địa, Thần Tài xông đất mang lại nhiều vận may cho suốt cả năm nên nhiều nhà, quán café... mở cửa chào đón. Ít nhất là vài chục ngàn đồng, có nhà chơi sộp cho vài trăm, một số nhà hàng, quán café, đại lý kinh doanh buôn bán... cho tiền triệu đổi bằng vài phút "vẫy vẫy" quạt và "vuốt vuốt" râu của Ông Địa, Thần Tài. Có người thích thú lấy máy quay phim ghi lại những hình ảnh ấn tượng ngày đầu năm.
Anh Nguyễn Thành Đạt, trưởng một nhóm Thổ Địa, Thần Tài cho biết: "Năm nào cũng vậy, cứ ngày Tết, Mùng Một, ngày Rằm... anh em trong nhóm thường tổ chức đi biểu diễn. Tiền thu nhập thì tùy hảo tâm của gia chủ. Ngày Tết thì kiếm được nhiều hơn. Không chỉ kiếm tiền mà chúng tôi cũng luôn mong mang may mắn đến với mọi người. Hơn nữa, góp màu sắc, không khí cho ngày Tết, ngày Xuân thêm ý nghĩa, rộn ràng".
Dịch vụ ông Địa, thần Tài xông đất ngày Xuân
Tham gia cúng tiễn đưa ông b
Một chủ nhà thích thú lấy máy quay phim ghi lại
Tiếng trống rộn ràng đầu hẻm, cuối phố
Trẻ con nô nức, thích thú xem ông Địa, thần Tài ngày Xuân
Dịch vụ đơn giản nhưng dễ dàng kiếm bộn tiền.
Công Quang
Theo Dantri
Những cái chết bất thường và chuyện long mạch "ăn thịt người" Trên cung đường Bắc - Nam được đồn có một con dốc "ma quỷ", từ đây hình thành nên những câu chuyện về "mạch đất ăn thịt người" ám ảnh người dân địa phương. Từ những sự việc bất thường đến cả những án mạng đau lòng, khiến người dân tin rằng long mạch đã bị động... Những vụ án mạng bất ngờ...