Triển lãm tranh của các hoạ sĩ hàng đầu nền mỹ thuật đương đại
Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ hàng đầu trên thị trường mỹ thuật đương đại sẽ diễn ra từ 6/8 đến 15/8 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Từ năm 1986, khi đất nước đổi mới và mở cửa đã mở ra một trang mới trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam. Dần hình thành, phát triển một thế hệ họa sĩ tài năng và có thị trường tiêu thụ tác phẩm mỹ thuật ở trong nước và quốc tế.
Với mong muốn tôn vinh, giới thiệu các họa sĩ đã khẳng định tên tuổi, vị thế trên thị trường mỹ thuật trong nước và quốc tế, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức “Triển lãm tác phẩm của các họa sĩ đương đại hàng đầu trên thị trường mỹ thuật”. Đồng thời, giúp công chúng yêu nghệ thuật trong nước và quốc tế có được cái nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển của thị trường mỹ thuật Việt Nam.
Tác phẩm “Sa Pa” của Trần Lưu Hậu.
Các tác giả được lựa chọn tham gia triển lãm là những người có tác phẩm chất lượng nghệ thuật tốt, có dấu ấn cá nhân và có vị trí trên thị trường mỹ thuật. Triển lãm lần này đã chọn ra 19 họa sĩ gồm: Đặng Xuân Hòa, Bùi Hữu Hùng, Lê Thanh Sơn, Đinh Quân, Thành Chương, Trần Lưu Hậu, Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Phạm Luận, Phạm An Hải, Vũ Đình Tuấn, Hồng Việt Dũng, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Trung, Hồ Hữu Thủ, Trần Văn Thảo, Nguyễn Tấn Cương, Hứa Thanh Bình, Lê Kinh Tài.
Triển lãm là hoạt động góp phần ghi nhận những thành tựu, nỗ lực của họa sĩ cho sự phát triển của thị trường mỹ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần ngày càng cao của nhân dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội, mở rộng giao lưu văn hóa.
Một số tác phẩm trong triển lãm:
Tác phẩm sơn mài trên gỗ “Em Xoan” của Bùi Huu Hùng.
Tranh sơn mài “Gia đình nhà chuột” của hoạ sĩ Thành Chương.
Video đang HOT
Tranh sơn mài “Thiếu nữ” của Hồ Hữu Thủ.
Tranh sơn dầu “Chốn bình yên” của Le Thanh Son.
Tranh sơn dầu “Tuổi đời” của Đạng Xuan Hòa.
Tranh sơn dầu “Về miền yêu thương” của Đào Hải Phong.
Tác phẩm “Cá” của Nguyễn Tấn Cương.
Tranh sơn dầu “Ánh trăng” của Phạm Luận.
Tranh sơn mài “Tâm thức” của Đinh Quân.
Tác phẩm “Sự thật trong phản chiếu song hành” của Lê Kinh Tài.
Tác phẩm “Đường xoắn ốc” của Trần Văn Thảo.
Tác phẩm “Tiếng vọng từ nơi xa” của tác giả Nguyễn Trung.
Chùm tác phẩm hội họa về đề tài kháng chiến
Giới thiệu chùm tác phẩm này là một hoạt động có ý nghĩa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa xuân 1975.
Đây cũng là dịp để hồi tưởng về một chiến công oanh liệt, vĩ đại trong lịch sử, thể hiện tình cảm, tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay trước sự dũng cảm quên mình của thế hệ cha ông đã chiến đấu vì nền độc lập, tự do và thống nhất Tổ quốc.
Giới thiệu chùm tác phẩm này là một hoạt động có ý nghĩa của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 45 năm Đại thắng mùa Xuân 1975
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc đầy gian khổ, hy sinh nhưng vô cùng vẻ vang, anh dũng của quân và dân ta luôn là niềm hứng khởi, là mạch nguồn sáng tạo cho nhiều thế hệ nghê si, trong đó có những người trực tiếp có mặt trên chiến trường hay chứng kiến giây phút lịch sử khi đất nước được giải phóng.
Với nhiều chất liệu khác nhau, các tác phẩm mỹ thuật thể hiện thành công hinh anh người vợ, người mẹ miền Nam tiễn chồng, con tập kết ra miền Bắc, hay những người mẹ nuôi quân trong kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận như: "Nắm đất miền Nam" của Phạm Xuân Thi, "Mẹ kháng chiến" của Hoàng Trầm, "Trái tim và nòng súng" của Huỳnh Văn Gấm.
Với nhiều chất liệu khác nhau, các tác phẩm mỹ thuật thể hiện thành công hinh anh người vợ, người mẹ miền Nam tiễn chồng, con tập kết ra miền Bắc
Hình ảnh những cô gái tuổi thanh xuân hăng hái tham gia đội quân du kích, sẵn sàng vận chuyển đạn dược, cầm súng bảo vệ quê hương được khắc hoạ sinh động qua loạt tác phẩm "Dân quân gái Ngư Thuỷ" của Hoàng Trầm, "Bên chiến hào Vĩnh Linh" của Đào Đức, "Tải đạn" của Lê Thanh Trừ.
Ý chí chiến đấu sắt đá cùng quyết tâm giành chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta cũng được truyền tải sâu sắc qua các tác phẩm: "Đất này của tổ tiên ta" của Nguyễn Vĩnh Nguyên, "Qua Dốc Miếu" của Lê Quốc Lộc, "Trên chặng đường chiến dịch" của Nguyễn Thanh Châu, Bộ đội về của Lê Thanh Trừ.
Những người mẹ nuôi quân trong kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận
Dưới nét bút tài tình của các nghệ sĩ, sự tàn khốc, đau thương của chiến tranh được thể hiện rõ nét trong tác phẩm "Giặc Mỹ" của Đặng Thị Khuê, bên cạnh đó là những giây phút rung động trước vẻ đẹp yên bình, lãng mạn dưới ánh trăng giữa khoảng lặng của cuộc chiến qua tác phẩm tranh lụa "Trăng trên cồn cát" của Nguyễn Văn Chung.
Long biêt ơn và cảm phục trước những liệt sĩ, những người anh hùng đã hy sinh vì đất nước cũng đã được nhà điêu khắc Nguyễn Hải thể hiện đầy sâu lắng qua bức tượng đồng anh Nguyễn Văn Trỗi.
Đây cũng là dịp để hồi tưởng về một chiến công oanh liệt, vĩ đại trong lịch sử, thể hiện tình cảm, tấm lòng biết ơn của thế hệ hôm nay với thế hệ cha ông.
Đặc biệt, khoảnh khắc đoàn quân giải phóng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, mang theo ánh nắng rực rỡ về một mùa xuân mới của đất nước, ánh sáng của Đảng soi rọi trên rừng cờ đỏ sao vàng qua tác phẩm "Nắng xuân 1975" của Nguyễn Quang Thọ và "Nắng tháng năm" của Quách Phong thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ và xúc cảm sâu sắc của người nghệ sĩ trong ngày vui giải phóng.
Hy vọng những tác phẩm nghệ thuật này sẽ đem đến cho người xem những ấn tượng tốt đẹp, khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng và để lại trong mỗi chúng ta niềm tự hào về dân tộc Việt Nam anh hùng.
CHU THÚY
Lạng Sơn: Nông dân thêm hiểu biết pháp luật hơn nhờ điều này Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Lạng Sơn đã tích cực tuyên truyền phổ biến pháp luật đến hội viên nông dân bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và đạt được những kết quả thiết thực, trong đó phải kể đến hiệu quả từ mô hình Câu lạc bộ (CLB) Nông dân với pháp luật. 114 CLB...