Triển lãm nhiều tư liệu gốc về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa
Hàng trăm bản đồ, tư liệu gốc về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang được triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (Hà Nội).
Sáng 9/7, triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” khai mạc và kéo dài một tuần. Trong khuôn viên trong nhà lẫn ngoài trời ở Bảo tàng Lịch sử quân sự, gần 150 bản đồ và nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật và ấn phẩm được trưng bày là tập hợp các nguồn tư liệu đã được công bố từ trước đến nay của các nhà nghiên cứu, học giả ở trong nước và quốc tế.
* Một số hình ảnh tại triển lãm
Các tư liệu được chú thích bằng 3 thứ tiếng Việt, Anh và Trung Quốc và tập trung vào giai đoạn từ đầu thế kỷ 17 cho đến cuối thế kỷ 19 – thời kỳ Việt Nam khẳng định và thực thi chủ quyền của mình ở Hoàng Sa và Trường Sa một cách trọn vẹn trong hòa bình.
Thiếu tướng Bùi Sỹ Trinh, Phó chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Hải quân ghi lại hình ảnh được triển lãm. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Video đang HOT
Có mặt tại buổi khai mạc, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho hay, đây là lần thứ hai triển lãm được tổ chức, sau lần đầu tại Hà Tĩnh, trong khuôn khổ Tuần lễ Biển và Hải đảo 2013. Các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa xuyên suốt qua các triều đại phong kiến của Việt Nam cũng như phương Tây và Trung Quốc.
“Thông qua triển lãm, chúng tôi muốn gửi thông điệp tới các nước trên thế giới và Trung Quốc rằng, người Việt Nam đã bảo vệ và gìn giữ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa với tinh thần hữu nghị, hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế”, ông Doãn nói. Vị Thứ trưởng cũng gửi lời cảm ơn tới nhiều cá nhân trong và ngoài nước đã thu thập, gìn giữ các tư liệu quý này.
Đánh giá cao cuộc triển lãm, giáo sư Phan Huy Lê cho rằng, những tư liệu được trưng bày vô cùng có ý nghĩa đối với người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. “Lớp trẻ lớn lên có quyền biết và cần phải được biết một cách cặn kẽ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa được thiết lập như thế nào và chủ quyền đất nước hiện nay ra sao. Triển lãm góp phần quan trọng không phải bằng những bài giảng khô khan mà bằng những hình ảnh cụ thể, sinh động để tự nó nói lên tất cả”, ông nói.
Theo ban tổ chức, các nguồn bản đồ và tư liệu Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây được đặt cùng nhau dễ dàng có thể kiểm chứng, làm tăng thêm giá trị, độ chuẩn xác. Các tư liệu cho thấy các nhà nước Việt Nam, từ thời kỳ phong kiến, trải qua nhiều thập kỷ bị đô hộ, xâm lược, đến nay đã khai phá, xác lập, thực thi và bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đó là một quá trình liên tục, lâu dài, diễn ra trong hòa bình, được ghi nhận trong nhiều nguồn sử liệu của Việt Nam và các nước, đặc biệt là những tư liệu, bản đồ được biên soạn, xuất bản từ thế kỷ 16 đến nay ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Hình ảnh binh sĩ hải quân quân đội Việt Nam Cộng hòa hy sinh trong cuộc hải chiến chống quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa ngày 19/1/1974. Tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa.
Về tư liệu từ phía Trung Quốc, 3 cuốn Atlas (tập bản đồ chính thức) xuất bản trong các năm 1908, 1919 và 1933 được trưng bày. Các Atlas này là sản phẩm của chương trình thiết lập bản đồ bưu chính do nhà Thanh đề ra vào năm 1906 và được chính phủ Trung Hoa Dân quốc kế tục vào các năm sau đó.
Các bản đồ được lập chi tiết ở từng tỉnh, thể hiện rõ các con đường vận chuyển thư từ, công văn trong các tỉnh, thành của Trung Quốc. Nơi nào không thuộc lãnh thổ Trung Quốc thì không được thể hiện trên các bản đồ. Vì thế, cương giới cực nam của Trung Quốc trong các Atlas này luôn chỉ giới hạn đến đảo Hải Nam, mà không hề nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Theo ban tổ chức triển lãm, điều này chứng tỏ rằng cho đến khi nhà Thanh phát hành các Atlas này vào năm 1908 và sau này chính quyền Trung Hoa Dân quốc tái bản vào các năm 1919 và 1933, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vẫn nằm ngoài cái gọi là “chủ quyền lịch sử” phi lý của Trung Quốc.
Ngoài ra, triển lãm còn trưng bày các nhóm tư liệu chính như phiên bản của các văn bản Hán Nôm, văn bản Việt ngữ và Pháp ngữ do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20; tập bản đồ gồm 95 bản đồ chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, do Việt Nam, phương Tây và Trung Quốc công bố từ thế kỷ 16 đến nay; một số tư liệu, văn bản, ấn phẩm của các nước phương Tây từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, tư liệu về quần đảo Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam Cộng hòa về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; một số hình ảnh, tư liệu về hoạt động phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của Hoàng Sa và Trường Sa trong thời gian gần đây.
Theo VNE
Phát hiện dấu tích nghi là thành cổ thời Lê
Đoàn khảo sát khai quật khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phát hiện những dấu tích đầu tiên, nghi là di tích thành cổ Sam Mứn tại xã Sam Mứn (Điện Biên).
Từ ngày 25/12/2012 đến 16/3/2013, đoàn khảo sát khai quật khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên đã tìm kiếm di tích thành Sam Mứn (hay thành Tam Vạn) tại xã Sam Mứn, huyện Điện Biên.
Địa điểm khảo sát là khu vườn của gia đình ông Lò Văn Thanh, bản Pom Lót, xã Sam Mứn, huyện Điện Biên. Dưới lớp đất mỏng, có những lớp gạch, đá xếp chồng. Tuy quy mô khai quật chưa lớn, nhưng những bức tường gạch, đoạn tường bắt góc đã lộ rõ.
Những dấu tích đầu tiên nghi ngờ là di tích thành cổ này đã đem lại những hy vọng rất lớn cho việc tìm ra di tích thành Tam Vạn ở Điện Biên. Ảnh: An ninh thủ đô.
Ông Lê Văn Chiến, cán bộ phòng Nghiên cứu Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chủ trì thăm dò, khai quật cho biết, hiện tại vẫn chưa thể khẳng định đây có phải là một trong những dấu tích của công trình di tích thành Sam Mứn hay không. Song căn cứ dấu tích gạch, đá thu được thì có thể phỏng đoán dấu tích này có từ thời Lê.
Theo gia đình ông Lò Văn Thanh, trên diện tích đang khai quật này trước kia là một cồn đất có diện tích khá lớn và nổi cao gần một mét so với nền sân. Gần 20 năm về trước, gia đình thấy có nhiều gạch nằm lẫn bên trong cồn đất nên đã đào để lấy gạch xây, lát phần sân trước nhà. Trong quá trình đó, họ cũng đào được một số lọ to bằng cổ tay (có họa tiết, hoa văn trang trí rất đẹp), song không biết chất liệu gì và không biết sử dụng làm gì nên đã bỏ đi.
Đến ngày 16/3, đoàn khảo sát khai quật khảo cổ đã đào sâu khu vực khai quật xuống gần một mét. Ước tính, hàng chục khối đất đã được nhân công đưa ra khỏi vùng khai quật. Kết quả của quá trình thăm dò sẽ được đoàn cố gắng báo cáo trước ngày 20/5.
Thành Tam Vạn hay còn gọi là thành Sam Mứn là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, dinh lũy kiên cường của Tây Bắc trong công cuộc bảo vệ tổ quốc, chống giặc ngoại xâm. Theo Hưng Hóa kỷ lược, tương truyền trong thành có khoảng ba vạn dân, ba vạn cối giã gạo bằng sức nước. Rải rác phía ngoài thành là bản làng của người Lự, người Thái, xa hơn nữa là các bản người Mảng, Cống, Kháng, Hà Nhì...
Theo vietbao
Ngừng cấp dịch vụ 3.380 số điện thoại vi phạm về quảng cáo Hôm qua, 16-1, Sở Thông tin - Truyền thông Hà Nội đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác thông tin và truyền thông năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013. Hội nghị có sự tham dự của Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ Quý Doãn. Trong thời gian...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Kết quả nồng độ cồn của tài xế 'xe điên' tông 3 người thương vong

Vụ huyện bị tố "ăn nợ nhiều năm không chịu trả": Chủ nhà hàng nhận đủ tiền

Vụ lái ô tô sống ảo làm nát bãi rêu Ninh Thuận: Người trong cuộc nói gì?

Phụ huynh tố trường dạy thêm thu tiền bất chấp Thông tư 29

Phát hiện thi thể nam giới dưới chân tòa chung cư cao cấp

Công ty trồng rau theo chuẩn VietGAP "núp bóng" nuôi gà

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

40 mỏ vàng mới được phát hiện ở Tây Bắc có dễ khai thác?

Thực hư thông tin về "virus lạ" khiến bệnh nhân ho ra máu ở Nga

Bé trai 9 tuổi ngủ quên trên cây xoài, cả làng đổ xô đi tìm

Công an Quảng Nam thông tin về vụ việc 'gây sốc' lan truyền trên mạng xã hội
Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bật khóc trước hàng trăm người, nhan sắc thật qua "cam thường" gây sốc
Hậu trường phim
22:58:11 05/04/2025
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại
Sao thể thao
22:53:03 05/04/2025
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'
Sao việt
22:35:48 05/04/2025
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"
Pháp luật
22:22:23 05/04/2025
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp
Phim âu mỹ
22:17:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
Góc tâm tình
20:57:18 05/04/2025
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng
Lạ vui
20:35:53 05/04/2025