Triển lãm năng lượng mặt trời và hệ thống lưu trữ Đông Nam Á lần 3
Vừa qua, Hội nghị và Triển lãm Năng lượng mặt trời và Hệ thống lưu trữ Đông Nam Á 2018 (ASESCE 2018) đã diễn ra tại thủ đô Manila ( Philippines).
Đây là sự kiện thường niên tổ chức lần thứ 3 và được xem là sự kiện tập trung về năng lượng mặt trời lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á, thu hút hơn 1.000 khách hoạt động trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đến tham dự.
ASESCE 2018 quy tụ các diễn giả từ khắp nơi trên thế giới cùng thảo luận, đề ra các ý kiến nhằm giúp phát triển ngành kinh tế “xanh” của thị trường Đông Nam Á trong tương lai. Nhờ đó, sự kiện sẽ định vị tình trạng hiện tại của ngành năng lượng mặt trời trong khu vực: Những thách thức – cơ hội trong kỉ nguyên phát triển thần tốc của công nghệ, đồng thời cung cấp những tin tức về thị trường năng lượng mặt trời và hệ thống lưu trữ ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Malaysia.
Các diễn giả tham gia thảo luận về ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Ông Mai Văn Trung – Giám đốc Phát triển Kinh Doanh của Tập đoàn Năng lượng Mặt trời Bách Khoa (SolarBK) đã cùng các đại diện đến từ Hong Kong, Singapore, Ireland, Philippines tham gia thảo luận về ngành năng lượng mặt trời tại Việt Nam. Trong đó, ông Trung đã đưa ra những thông tin về tình trạng thị trường năng lượng tái tạo ở Việt Nam, chia sẻ về SolarBK và các chuỗi hoạt động kinh doanh sau khi Chính phủ Việt Nam ban hành chính sách FiT (Biểu giá điện hỗ trợ cho năng lượng tái tạo).
Video đang HOT
Với sự có mặt của SolarBK, phiên thảo luận đã nắm bắt được tình hình chung của ngành điện mặt trời tại Việt Nam. Ngoài ra tầm quan trọng của hệ thống lưu trữ năng lượng được đề cập tại sự kiện cũng rất đáng quan tâm, tiềm năng trở thành hướng đi mới phù hợp trong tương lai cho các doanh nghiệp năng lượng sạch ở nước ta. Đó cũng là chất xúc tác, tạo tiền đề cho chính phủ tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ năng lượng sạch tại Việt Nam.
Việc SolarBK được lựa chọn để góp tiếng nói tại sự kiện lớn này là nhờ nền tảng 40 năm nghiên cứu về năng lượng sạch, sở hữu nhà máy tự chủ sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời ngay trong nước với công suất lên đến 500 MWp/năm và đặc biệt được biết đến như đơn vị cung cấp giải pháp và thi công những dự án micro-grid (lưới điện siêu nhỏ) có công suất lớn như: dự án thắp sáng 48 điểm đảo của Trường Sa và nhà dàn DK1, dự án đảo Sơn Chà – Thừa Thiên Huế, dự án đảo Mê – tỉnh Thanh Hóa.
Đại diện SolarBK phát biểu
ASESCE 2018 đã mang lại cái nhìn bao quát về sự phát triển của năng lượng mặt trời tại Đông Nam Á qua các bản báo cáo, phân tích và dự đoán trong thời gian tới. Sự kiện vừa là một diễn đàn uy tín kết nối và tạo cơ hội liên kết giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng mặt trời, vừa là đầu mối thông tin cung cấp những kinh nghiệm thực tế về các dự án micro-grid và hệ thống lưu trữ năng lượng.
Từ những thông tin quý giá thu được sau sự kiện, SolarBK dự định sẽ nghiên cứu kĩ xu hướng đầu tư các hệ thống lưu trữ năng lượng nhằm tối ưu hóa nguồn năng lượng mặt trời dồi dào tại Việt Nam. Hơn nữa, SolarBK cũng sẽ chọn đối tác phù hợp có thể đầu tư, kết hợp cùng SolarBK trong việc triển khai những dự án micro-grid ngoài biển đảo và xây dựng các kho lưu trữ năng lượng nhằm góp phần tăng tính ổn định cho mạng lưới điện của quốc gia, mang lại thêm nhiều lợi ích cho khách hàng trong nước.
Theo Báo Mới
Công nghệ 'diều' thủy triều được cài đặt ở Quần đảo Faroe
Một thỏa thuận vừa mới được tiến hành để cài đặt công nghệ 'diều' thủy triều trong vùng biển xung quanh quần đảo Faroe.
Các tuabin sẽ được lắp đặt ở vùng biển ngoài khơi Quần đảo Faroe
Thỏa thuận giữa công ty kinh doanh năng lượng biển Thụy Điển Minesto và công ty điện lực SEV của Faro bao gồm việc lắp đặt, vận hành và hoạt động 2 mô hình DG100 của Minesto.
"SEV cũng đã cam kết mua điện do công nghệ này sản xuất thông qua thỏa thuận mua bán điện", Minesto cho biết mới đây.
Có trọng lượng từ 1-2 tấn, mô hình DG100 có sải cánh từ 4-6 mét và có công suất lên tới 100 kilowatt.
Công nghệ của Minesto khai thác dòng chảy dưới nước, tạo ra lực nâng thủy lực trên cánh, sau đó đẩy nó lên trên. Một bánh lái điều khiển con diều theo hình 8 quỹ đạo và khi nó quay, nước sẽ chảy qua tuabin, tạo ra điện.
"Sống trong một vùng đảo xa xôi, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc mua điện từ các nước láng giềng", Hakun Djurhuus, Giám đốc điều hành của SEV cho biết.
"Trong năm qua, chúng tôi đã thực hiện các phép đo dòng thủy triều, vì năng lượng thủy triều ở mức chi phí phù hợp có thể là một phần quan trọng của vấn đề nan giải này", Djurhuus cho biết thêm.
Một khu vực cài đặt công nghệ của Minesto đã được xác định tại Vestmannasund - eo biển ở phía Tây Bắc của Quần đảo Faroe. Khu vực này sẽ được lắp đặt vào cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, và khu vực thứ 2 sẽ được lắp đặt vào năm 2020.
Ủy ban châu Âu (EC) đã mô tả "năng lượng đại dương" vừa phong phú vừa là nguồn năng lượng tái tạo. Theo EC, năng lượng này có thể đóng góp khoảng 10% nhu cầu năng lượng của Liên minh châu Âu vào năm 2050.
Theo Báo Mới
Singapore: Nhà cung cấp năng lượng quốc gia ra mắt thị trường Blockchain cho năng lượng xanh Blockchain được thiết kế và xây dựng tại chỗ bởi đội ngũ chuyên gia năng lượng kỹ thuật số của chính công ty để 'đảm bảo bảo mật, toàn vẹn và truy xuất nguồn gốc' của mọi giao dịch chứng nhận năng lượng tái tạo (REC). Nhà cung cấp điện và khí đốt quốc gia của Singapore đã đưa ra giấy chứng nhận...