Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough khai mạc tại Anh giữa bộn bề khó khăn
Với sự tham gia của nhiều “ông lớn” ngành hàng không trên thế giới, Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough khai mạc ngày 22/7 tại Anh, trong bối cảnh ngành hàng không đang chật vật để đáp ứng nhu cầu của hành khách.
Máy bay chiến đấu Aermacchi M-346 FA của Thổ Nhĩ Kỳ được giới thiệu tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough ở Hampshire ngày 22/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Khoảng 1.200 công ty và 75.000 khách dự kiến tham dự sự kiện diễn ra trong 5 ngày tại một sân bay ở Tây Nam London. Đây thường được coi là một lễ hội đặt hàng máy bay của Boeing và Airbus – hai nhà sản xuất máy bay hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nhiều đại biểu cho biết triển lãm năm nay dự kiến không chứng kiến loạt đơn đặt hàng lớn do Airbus đang gặp khó khăn trong việc đạt được mục tiêu sản xuất và Boeing đang áp dụng chiến lược thu mình, trong bối cảnh khủng hoảng an toàn của hãng vẫn đang tiếp diễn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, một số thỏa thuận vẫn có thể được ký kết. Trong khuôn khổ triển lãm, Công ty Korean Air đã ký một biên bản ghi nhớ với Boeing để mua tới 50 máy bay, trong đó có 20 chiếc 777-9, nhằm nâng cấp đội bay của hãng. Theo thỏa thuận trị giá khoảng 30.000 tỷ won (21,6 tỷ USD), Korean Air, hãng hàng không lớn nhất Hàn Quốc, sẽ mua 30 chiếc 787-10 và tùy chọn mua thêm 10 chiếc máy bay 787 Dreamliner lớn nhất.
Cuối tuần trước, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu do lỗi bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng tới hàng loạt lĩnh vực dịch vụ trên thế giới, gây “tê liệt” hoạt động của nhiều ngành công nghiệp, làm đóng cửa các dịch vụ công cộng, buộc nhiều hãng hàng không phải tạm dừng các chuyến bay và một số đài truyền hình ngừng phát sóng.
Do hoạt động ký kết hợp đồng bị hạn chế, trọng tâm của hội nghị hàng không lần này có thể sẽ hướng đến việc loại bỏ các rào cản chuỗi cung ứng và đẩy nhanh việc bàn giao máy bay cho các hãng hàng không đang gặp khó khăn.
Phi đội bay “Mũi tên đỏ” của Không quân Hoàng gia Anh trình diễn tại Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough ở Hampshire ngày 22/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khiến lượng hành khách giảm mạnh nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ. Điều đó khiến nhiều hãng hàng không phải vật lộn để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động và phụ tùng thay thế.
Tình hình trở nên trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng về an toàn của Boeing leo thang, buộc hãng phải giảm sản lượng máy bay 737 MAX – vốn là sản phẩm bán chạy nhất của hãng.
Triển lãm này sẽ được tổ chức cùng với các hội thảo về tính bền vững khi các “gã khổng lồ” ngành hàng không vũ trụ và các hãng hàng không tìm cách nhấn mạnh cam kết giảm khí thải carbon, ngay cả khi họ lên kế hoạch mở rộng đáng kể ngành du lịch hàng không toàn cầu.
Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough, một trong những triển lãm hàng không dân dụng và quốc phòng lớn nhất thế giới, là sự kiện hàng không toàn cầu đầu tiên được tổ chức kể từ khi xảy ra đại dịch COVID-19. Giám đốc điều hành triển lãm Farnborough Gareth Rogers cho biết đây là triển lãm hàng không toàn cầu lớn đầu tiên được tổ chức trong 3 năm qua kể từ Triển lãm hàng không Paris Airshow 2019 tại Pháp. Triển lãm hàng không quốc tế Farnborough được tổ chức 2 năm một lần, nhưng năm 2020 sự kiện này đã bị hủy do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Du lịch hàng không thế giới phục hồi ngoạn mục trong năm 2023
Ngày 31/1, Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết du lịch hàng không trong năm 2023 đã tăng lên mức 94% so với năm 2019, phản ánh sự phục hồi ngoạn mục sau đại dịch COVID-19.
Hành khách tại sân bay Stuttgart ở Leinfelden-Echterdingen, Đức ngày 28/7/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo IATA, hoạt động đi lại hàng không nội địa tại các thị trường trọng điểm như Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ đã tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu sự phục hồi trong năm 2023. Chỉ số khách luân chuyển - RPK (tính bằng tổng số hành khách trả phí nhân với quãng đường bay) cho thấy du lịch hàng không trong quý IV/2023 đã bằng 98,4% mức của năm 2019. Các chuyến bay nội địa đạt 104% mức RPK của năm 2019 nhờ việc chấm dứt các hạn chế đi lại ở Trung Quốc, theo đó hoạt động đi lại hàng không ở nước này tăng 139% so với năm trước đó.
Du lịch quốc tế trong năm 2023 phục hồi chậm hơn, tăng lên 88,6% mức của năm 2019. Các chuyến bay đến và đi từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương bằng 72,7% mức của năm 2019, trong khi các chuyến bay đến và đi từ khu vực châu Âu ghi nhận mức 93% và Bắc Mỹ là 101,4%.
Việc các nước phong tỏa và đóng cửa biên giới bắt đầu từ tháng 3/2020 đã gây thiệt hại lớn cho ngành hàng không, khiến lượng khách du lịch trong cả năm giảm xuống 34,2% so với mức của năm 2019.
Quá trình phục hồi diễn ra chậm, theo đó tăng lên mức 41,6% vào năm 2021 và 68,5% vào năm 2022. IATA đại diện cho 320 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu.
Khó khăn bủa vây Boeing Trích dẫn các nguồn tin thân cận, Bloomberg News cho hay trong những tuần gần đây, hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã thông báo cho một số khách hàng đặt mua mẫu 737 Max rằng các máy bay dự kiến giao vào năm 2025 và 2026 có thể phải giao trễ từ ba tháng đến sáu tháng. Biểu tượng Boeing trên...