Triển lãm chiến dịch “Không vận trẻ em” tại Mỹ
Triển lãm về chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam năm 1975 (“Operation Babylift”) cách đây 40 năm sẽ mở cửa miễn phí từ ngày 23/4 tới tại Mỹ. Những câu chuyện đặc biệt về các em bé mồ côi ở Việt Nam được đưa ra nước ngoài sẽ được giới thiệu trong buổi triển lãm.
Triển lãm về chiến dịch không vận trẻ em Việt Nam cách đây 40 năm sẽ mở cửa miễn phí từ ngày 23/4 tới.
Quang cảnh tại triển lãm.
Triển lãm về chiến dịch không vận trẻ em đã được tổ chức từ giữa tháng 4 và sẽ bắt đầu mở cửa miễn phí từ ngày 23/4 tới.
Khoảng 150 người sẽ tham dự buổi khai mạc sự kiện vào đêm thứ Năm tới tại công viên Presidio ở thành phố San Francisco trong đó bao gồm các em bé là con nuôi, cha mẹ nuôi, các y bác sĩ và các tình nguyện viên. Có thể những người này họ không biết nhau nhưng họ có chung sự kết nối là một phần của chiến dịch không vận trẻ em.
Một người đàn ông gốc Việt chụp cùng cha nuôi, người đón nhận anh sau chiến dịch không vận năm 1975.
Nhà báo Cath Tuner, một đứa trẻ trong chiến dịch không vận năm xưa, tới thăm triển lãm.
Một người phụ nữ chụp cùng một tấm poster trong triển lãm.
“Tôi cảm thấy biết ơn vì tất cả những ai đã cho tôi một cơ hội sống”, bà Jessica McNally, một con nuôi được một gia đình ở Oregon nhận và hiện sống ở East Bay, nói.
Video đang HOT
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân
Theo đề nghị của bạn đọc, báoDân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
Trong khi đó, ông Ross Bowling đã chia sẻ về câu chuyện của mình.
Ông Bowling đã có mặt trên máy bay của Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế khi cơ quan này đề nghị có sự hiện diện của ông trong một chiếc máy bay toàn là trẻ em chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay quốc tế San Francisco. Xuất hiện trên đường băng đón chuyến bay hôm đó còn có Tổng thống Mỹ khi đó là Gerald Ford.
“Có hàng trăm đứa trẻ trên những chuyến bay. Chúng tôi đi xuyên qua các hàng ghế, tìm những đứa ốm yếu nhất và đưa ra đầu tiên”, ông Bowling kể lại.
Chuyến bay được chào đón bởi Tổng thống Ford diễn ra chỉ hai ngày sau vụ tai nạn thương tâm trong chiến dịch “Operation Babylift”. Đó là vụ tai nạn của máy bay vận tải C-5A Galaxy tại miền Nam Việt Nam, làm 138 người thiệt mạng, trong đó có 78 em bé.
Ông Robert Redeker là một trong những người sống sót trong vụ tai nạn, nhưng ông không nhớ gì vì khi đó ông còn chưa đến 18 tháng tuổi.
“Tôi thật sự may mắn khi còn bé. Có thể tôi đã không còn cơ hội sống trên cõi đời này”, ông Robert Redeker, người hiện đang sống ở Concord song lớn lên ở San Jose.
Trong chiến dịch “không vận trẻ em”, hơn 2.000 em bé đã được đưa khỏi Việt Nam vào tháng 4/1975. Trong số này, có khoảng 1.500 em bé đã được đưa tới Presisdio, San Francisco trước khi được các gia đình Mỹ nhận nuôi.
Một người đàn ông cao tuổi chăm chú đọc những dòng chú thích bên dưới một tấm ảnh về một cô bé trong chiến dịch không vận năm 1975.
Một tấm bảng tổng hợp những bài báo tiêu biểu về chiến dịch không vận trẻ em năm 1975.
Giấy tờ của một em nhỏ trong chiến dịch không vận năm xưa.
Tài liệu về một em bé trong chiến dịch không vận năm 1975.
Một chiếc túi hàng không trong chiến dịch không vận năm xưa.
“Nếu bạn từng sống qua thời kỳ đó, bạn sẽ không lạ gì chiến dịch Operation Babylift vì nó luôn xuất hiện trong các chương trình thời sự. Nó rất phổ biến song không phải ai cũng hiểu được mục đích của chiến dịch này”, Giám đốc Chương trình Herigate, ông Eric Blind, cho biết.
Theo kế hoạch, triển lãm về chiến dịch “Operation Babylift” sẽ được mở cửa miễn phí hàng ngày trong tuần, trừ thứ Hai, và kéo dài tới tháng 12.
Ngọc Anh
Ảnh: KTVU
Theo Dantri
"Đột nhập" căn cứ của dàn máy bay ném bom khổng lồ Nga
Engel"s là căn cứ quân sự chiến lược ở Nga, nằm cách Saratov 14km. Engel"s hiện là nơi đóng quân của 2 Trung đoàn không quân ném bom cận vệ 184 và 121 trang bị máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS và Tu-160. Ngoài ra, còn có một số lượng nhỏ máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay vận tải Il-62.
Engel"s là căn cứ quân sự chiến lược ở Nga.
Engel's có đường băng dài đến 3.500m cùng 10 khu vực đỗ cho máy bay, đủ sức chứa mọi loại máy bay lớn nhỏ của Không quân Nga.
Các nhân viên kĩ thuật căn cứ trước giờ chuẩn bị cho chuyến baymáy bay ném bom chiến lược Tu-95MS.
Tại căn cứ Engel's đang duy trì khoảng 20 chiếc Tu-95MS cho hoạt động huấn luyện chiến đấu.
Để nâng cả máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 188 tấn, nhà thiết kế Tupolev đã trang bị cho Tu-95 4 động cơ NK-12MV lắp cánh quạt kép quay ngược chiều nhau cho tốc độ 925km/h ngang ngửa máy bay ném bom phản lực, tầm bay 15.000km.
Tu-95 có thể mang tới 15 tấn vũ khí trong khoang thân gồm bom và các loại tên lửa hành trình không đối đất/đối hải tầm xa như Kh-20, Kh-22, Kh-26 và Kh-55.
Trực thăng vận tải Mi-26 xuất hiện tại căn cứ.
Xạ thủ đuôi máy bay ném bom Tu-95MS chuẩn bị cho chuyến bay dài. Trên Tu-95MS vẫn duy trì ụ pháo đuôi để phòng thủ chống máy bay tiêm kích truy đuổi phía sau.
Buồng lái máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tại căn cứ.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160lăn bánh trên đường băng căn cứ Engel's.
Ở căn cứ Engel's có khoảng 14 chiếc Tu-160 - đây có lẽ là căn cứ chính của loại máy bay ném bom siêu âm nhanh nhất thế giới này.
Tu-160 được thiết kế với 2 khoang vũ khí trong thân chứa tổng cộng 40 tấn bom, tên lửa. Trong kho vũ khí của Tu-160 đáng lưu ý là có tên lửa hành trình đối đất tầm siêu xa Kh-55 đạt tầm bắn 2.500-3.000km.
Các cán bộ kĩ thuật phụ trách kiểm tra, bảo dưỡng chiếc Tu-160.
Kiểm tra động cơ phản lực NK-32 - Tu-160 được trang bị 4 động cơ loại này cho phép đạt tốc độ 2.220km/h. Đây tiếp tục là một kỷ lục của Tu-160, máy bay ném bom hạng nặng nhanh nhất thế giới (vượt xa máy bay ném bom siêu âm B-1B của Mỹ).
Ngoài Tu-160 và Tu-95MS, tại căn cứ Engel's, Nga còn duy trì một số máy bay huấn luyện phi công ném bom Tu-134UBL.
Thi thoảng, tại căn cứ cũng có sự xuất hiện của máy bay vận tải khổng lồ Il-76.
Theo Kiến Thức
Nhà báo gốc Việt và hành trình lấp đầy "khoảng trống ký ức" Tháng 4/1975, nhà báo Cath Turner sang Úc theo chiến dịch "không vận trẻ em" khi mới 5 tháng tuổi. Trong phim tài liệu "Rất gần mà rất xa", cô đã kể lại hành trình tìm lại mẹ ruột sau nhiều năm luôn cảm thấy có một "khoảng trống ký ức". Cath Turner chụp ảnh cùng cha nuôi người Úc. (Ảnh: Al Jazeera)...