Triển lãm ảnh tư liệu ‘Điện Biên Phủ – Quyết chiến, quyết thắng’
Kỷ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 23.4, Bảo tàng Quảng Trị đã tổ chức triển lãm hình ảnh tư liệu mang chủ đề ‘Điện Biên Phủ – Quyết chiến, quyết thắng’.
Đông đảo cán bộ chiến sĩ đến tham quan triển lãm
Với gần 100 bức ảnh tư liệu của nhiều tác giả, triển lãm đã khái quát về cuộc kháng chiến chống Pháp mà đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954.
Theo ban tổ chức, ngoài mong muốn khơi dậy tinh thần bất diệt của chiến thắng Điện Biên Phủ, triển lãm còn có mục đích cổ vũ, động viên cho thế hệ trẻ hôm nay tích cực đóng góp công sức, trí tuệ lập nên những kỳ tích mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Video đang HOT
Ngày trưng bày đầu tiên đã thu hút hàng trăm lượt cán bộ chiến sĩ và nhân dân đến tham quan.
Được biết, triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 15.5.
Theo TNO
Phát hiện súng thần công Minh Mạng bên bờ sông Hồng
Một khẩu súng thần công được chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 20 vừa tình cờ được phát hiện tại khu vực sông Hồng, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Ngày 5/4, đơn vị thi công thực hiện gói kè chống sạt lở ven bờ sông Hồng số 41, bên bờ lở tả ngạn của sông Hồng, thuộc địa phận tổ 24B, phường Nguyễn Phúc, TP Yên Bái phát hiện một vật nghi là bom nằm ở độ sâu khoảng 2,5m. Ngay lập tức, Ban chỉ huy công trường đã báo cáo sự việc cho chính quyền địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự TP Yên Bái và các cơ quan chuyên môn về văn hóa tới xem xét, giải quyết.
Khẩu súng thần công được phát hiện, ban đầu bị nghi là bom.
Sau khi xem xét đánh giá, cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái xác định đây không phải là quả bom như khả nghi ban đầu mà là một khẩu súng thần công.
Dựa vào dòng chữ Hán "Minh mệnh Nhị Thập Niên chế" (nghĩa là chế tạo vào năm Minh Mạng thứ 20) khá nguyên vẹn, rõ nét được khắc nổi trên thân súng, xác định hiện vật này được đúc vào năm Minh Mạng thứ 20 (1839).
Khẩu súng thần công được đúc bằng hợp kim gang, có hình trụ dài 155cm, nặng khoảng 550kg. Súng có hình trụ và được chia ra làm 3 phần: nòng súng, bầu súng và chuôi súng. Đường kính miệng súng là 27cm, chu vi phần có tai là 90,2 cm, chu vi chỗ tiếp lửa là 100,04cm, chuôi súng dài 9,5cm.
Hiện vật thời Minh Mạng này được cấu tạo thành nhiều khoang với các gờ nhỏ bao quanh thân súng. Bầu súng có hai tai trống cấu tạo tiết diện tròn đối xứng nhau, được gọi là trục quay và đỡ súng khi đặt trên bệ. Ở gần đuôi có một lỗ nhỏ hình tròn, đường kính khoảng gần 1cm, được cho là lỗ tiếp lửa để kích nổ.
Khẩu súng thần công được trục vớt đưa về Bảo tàng tỉnh Yên Bái quản lý và trưng bày
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Xuân Ca - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Yên Bái - cho biết: "Đây là khẩu thần công thời Nguyễn thứ 5 được phát hiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Cách đây hai năm, chúng tôi cũng đã phát hiện một khẩu súng cùng thời Minh Mạng tại sông Chảy đoạn gần Hồ thủy điện Thác Bà. Hiện 5 khẩu súng thần công tại Bảo tàng Yên Bái đều có niên đại và thời gian sưu tầm khác nhau".
Theo lời ông Ca, sau khi được phát hiện, khẩu súng thần công đã được trục vớt và di chuyển về Bảo tàng tỉnh Yên Bái để lưu giữ và nghiên cứu. Sắp tới sẽ được Bảo tàng tỉnh Yên Bái đưa ra trưng bày để phục vụ khách tham quan tìm hiểu.
Quốc Cường - Xuân Thái
Theo Dantri
Phát hiện bệnh sởi trên bệnh nhi ở Quảng Trị Ngày 19.4, tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị ghi nhận một trẻ bị nhiễm bệnh sởi. Đó là trường hợp của cháu Đ.D.M (8 tháng tuổi, ở xã Trung Sơn, huyện Gio Linh). Bệnh nhi nhiễm sởi đang được chăm sóc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị Trước đó, qua xét nghiệm đã có một trường hợp...