Triển lãm 150 tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa
Ngày 28/3, những bằng chứng lịch sử và pháp lý khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam được trưng bày, giới thiệu rộng rãi nhân dịp Festival thủy sản Việt Nam 2014.
Trong khuôn khổ hoạt động Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên, sáng 28/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Phú Yên tổ chức Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” thu hút đông đảo người xem. Triển lãm mở cửa từ ngày 28/3 đến 3/4.
Bản đồ Trung Quốc và Nhật Bản xuất bản năm 1947 thể hiện phần lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa.
Bản đồ Châu Á thể hiện phần lãnh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam do Philips New General Atas xuất bản tại London (Anh) năm 1859. Dịp này, Ban tổ chức sưu tập gồm 65 bản đồ chứng minh chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa do Việt Nam, phương Tây công bố từ thế kỷ XVII đến nay. Đặc biệt, bộ sưu tập gồm 4 tập bản đồ (atlas) và 30 bản đồ do các nhà nước Trung Quốc xuất bản, phát hành chính thức qua các thời kỳ lịch sử thể hiện Trung Quốc không liên quan đến hai quần đảo này.
Video đang HOT
Bản đồ An Nam Đại Quốc Họa Đồ do Giám mục Taberd (người Pháp) vẽ và đo đạc trong cuốn từ điển An Nam năm 1838. Bản đồ được vẽ theo phương pháp hiện đại, chính xác và được ghi chú bằng 3 thứ tiếng Latin, Hán, Quốc ngữ. Bản đồ có vẽ cụm đảo Paracel seu Cát Vàng (Paracel hay Cát Vàng, còn gọi là Hoàng Sa) chính xác tọa độ.
Trong sách Đại Nam thực lục chính biên ghi rõ vua Minh Mạng sai Thủy quân suất đội Phạm Hữu Nhật đem binh thuyền đi khảo sát và cắm mốc chủ quyền ở Hoàng Sa vào năm 1836.
Tư liệu quý về Hoàng Sa do tộc họ Đặng ở huyện đảo Lý Sơn hiến tặng Bộ Ngoại giao vào tháng 4/2009. Tài liệu do tộc họ nối tiếp nhau gìn giữ qua 6 đời, là công lệnh của quan Bố chính tỉnh Quảng Ngãi cấp đầu tiên cho ông Đặng Văn Siểm và ông Dương Văn Định ghi rõ ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ 15 (1834), phái đội thuyền 3 chiếc với 24 người ra canh giữ Hoàng Sa. Tờ lệnh gồm 4 trang, bản gốc còn nguyên vẹn nhất từ trước đến nay.
Lính bảo an người Việt đào giếng lấy nước ngọt trên đảo Hoàng Sa, ảnh chụp năm 1938. Ngoài việc trưng bày bản đồ, tư liệu quí, Ban tổ chức còn giới thiệu tại triển lãm các loài ốc, san hô, cát biển do ngư dân miền Trung đánh bắt thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa mang về.
Giấy chứng sinh của bà Mai Kim Quy (con gái của ông Mai Xuân Tập), nhân viên khí tượng đảo Hoàng Sa do chính quyền Pháp cấp năm 1940.
Bia khẳng đinh chủ quyền do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên quần đảo Hoàng Sa tháng 3/1938. Trên bia có khắc dòng chữ, dịch nghĩa là “Cộng hòa Pháp – Đế chế An Nam quần đảo Hoàng Sa năm 1816 – Đảo Hoàng Sa năm 1938″.
Người chiến sĩ công an ghi lại hình ảnh các châu bản triều Nguyễn (từ triều Gia Long đến triều Bảo Đại) về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Theo ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Nghiên cứu phát triển kinh tế – xã hội Đà Nẵng, nét mới trong đợt triển lãm lần này là Ban tổ chức đã bổ sung, xâu chuỗi logic hệ thống bản đồ do Việt Nam, phương Tây và chính Trung Quốc xuất bản khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Dịch, thống kê hệ thống tư liệu quí Hán Nôm (các châu bản triều Nguyễn) về chủ quyền biển đảo Việt Nam, hiệu đính tờ lệnh quí về chủ quyền Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn. Hay một tài liệu quí khác là giấy chứng sinh được cấp cho công dân ở đảo Hoàng Sa…
Theo VNE
Khách Trung Quốc mang bản đồ đường lưỡi bò vào Việt Nam
Nữ du khách người Trung Quốc mang theo bản đồ thế giới và bản đồ Trung Quốc khổ lớn có đường lưỡi bò 9 khúc đứt đoạn ở khu vực biển Đông cùng cái gọi là "thành phố Tam Sa" tại vị trí quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
23h45 ngày 1/8, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng khi soi chiếu hành lý của hành khách Xing Shanshan (27 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) và phát hiện 2 bản đồ mang thông tin sai trái về chủ quyền lãnh thổ.
Hai tấm bản đồ Trung Quốc có in đường lưỡi bò bị thu giữ. Ảnh: Nguyễn Đông.
Cụ thể, tấm bản đồ thế giới và bản đồ Trung Quốc được in đường 9 khúc đứt đoạn tại khu vực biển Đông; hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam bị ghi thành Tây Sa và Nam Sa. Và ở Tây Sa còn có sự hiện diện của cái gọi là "thành phố Tam Sa".
Cũng trên chuyến bay CZ 3037 từ Quảng Châu (Trung Quốc) đến Đà Nẵng lúc 21h30 ngày 1/8, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng phát hiện hành khách Chen Jian Long (43 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) mang theo 16 cuốn sách hướng dẫn du lịch Đà Nẵng khổ 10 x 14 cm, in bằng tiếng Trung Quốc không có tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đường lưỡi bò 9 khúc đứt đoạn trên bản đồ Trung Quốc. Ảnh: Nguyễn Đông.
Các cẩm nang du lịch và hai bản đồ vi phạm đã bị cơ quan chức năng lập biên bản, thu giữ và xử phạt theo quy định. Đây là lần thứ 3 trong vòng vài tháng, Hải quan Đà Nẵng thu giữ các bản đồ của du khách Trung Quốc in bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện tên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Gần đây, tối 12/5, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Đà Nẵng thu giữ 98 cẩm nang du lịch bằng tiếng Trung Quốc do ông Xu Fenglin (33 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) in bản đồ Việt Nam trên nền vịnh Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế) nhưng không có sự hiện diện hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Theo VNE
Công bố hàng loạt bản đồ Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa Đây là cuộc triển lãm quy mô và lớn nhất từ trước đến nay với nhiều với hiện vật, bản đồ lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng. Đây là cuộc triển lãm quy mô và lớn nhất từ trước đến nay với nhiều với hiện vật, bản đồ lần đầu tiên được trưng bày trước công chúng. Những hình ảnh,...