Triển khai tối đa theo phương thức đối tác công tư đường vành đai 3, 4 TP Hồ Chí Minh
Ngày 9/7, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 180/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại buổi làm việc về triển khai các dự án thành phần trên tuyến vành đai 3, vành đai 4 TP Hồ Chí Minh diễn ra ngày 18/6.
Một góc Quận 2 với xa lộ Hà Nội và tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên. Ảnh minh họa: Thanh Vũ/TTXVN
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan khẩn trương thống nhất phương án triển khai các dự án thành phần đường vành đai 3, vành đai 4 TP Hồ Chí Minh theo hướng triển khai tối đa theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Thông báo nêu rõ, đường vành đai 3, vành đai 4 TP Hồ Chí Minh là các tuyến giao thông có vai trò hết sức quan trọng đối với TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có tuyến đường đi qua cũng như các tỉnh, thành phố lân cận; đây là tuyến đường kết nối các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; liên kết, phát huy hiệu quả các tuyến đường bộ cao tốc và quốc lộ hướng tâm, góp phần giảm ùn tắc giao thông khu vực nội đô TP Hồ Chí Minh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực.
Sau 1 tháng kể từ buổi làm việc ngày 14/5/2021 (Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 4/6/2021), Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có liên quan đã tích cực triển khai các giải pháp, đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn còn chậm, chưa đạt được sự thống nhất bằng văn bản giữa Bộ Giao thông vận tải với các địa phương có các tuyến đường đi qua, làm cơ sở để trình cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý.
Video đang HOT
Theo Quyết định số 1697/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường vành đai 3 và Quyết định số 1698/QĐ-TTg ngày 28/9/2011 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường vành đai 4 – TP Hồ Chí Minh, UBND các tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ động kêu gọi, huy động các nguồn vốn để đầu tư xây dựng dự án thành phần, trong đó ưu tiên khai thác quỹ đất.
Để tiếp tục triển khai ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Chính phủ trong thời gian qua nhằm sớm hoàn thành hai tuyến đường này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ. Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải và các địa phương liên quan tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 149/TB-VPCP ngày 4/6/2021; khẩn trương thống nhất phương án triển khai các dự án thành phần, theo hướng triển khai tối đa theo phương thức PPP (lưu ý nghiên cứu phương án thu phí tổng hợp trên toàn tuyến và phân bổ đến từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật), báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/7/2021.
Bộ Giao thông vận tải và các địa phương có liên quan lưu ý rà soát điều chỉnh quy hoạch, tích hợp quy hoạch, hướng tuyến cho phù hợp, tránh đi qua các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, khu di tích lịch sử, đường hiện hữu đi qua khu đô thị để giảm chi phí giải phóng mặt bằng; đồng thời, đầu tư hệ thống đường song hành, đường gom để khai thác giá trị đất đai, phát triển khu đô thị, cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ, các cụm công nghiệp…, thực hiện đấu giá quỹ đất để tạo vốn đầu tư hạ tầng giao thông. Phương án thu phí đường cao tốc phải thực hiện theo hình thức điện tử không dừng để giảm chi phí đầu tư trạm thu phí, tăng hiệu quả khai thác.
UBND các địa phương có các dự án đường vành đai 3, vành đai 4 đi qua khẩn trương chỉ đạo đơn vị đầu mối tại địa phương làm việc với Bộ Giao thông vận tải và các đơn vị tư vấn, tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án thành phần để chủ trì triển khai thực hiện (Ủy ban nhân dân các địa phương chủ trì quản lý đầu tư dự án hoặc là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đầu tư theo hình thức PPP) theo đúng quy định của pháp luật; trong quá trình triển khai đầu tư, lưu ý triển khai đồng thời các dự án đường vành đai 3 và vành đai 4 theo điều kiện của từng địa phương, sớm khép kín các tuyến đường vành đai trong giai đoạn 2021-2025 và phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành tất cả dự án.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải nghiên cứu, xử lý phần kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương để các địa phương triển khai đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật; nghiên cứu cơ chế cho các địa phương vay vốn từ quỹ bảo hiểm xã hội, phương án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (hoặc trái phiếu Chính phủ theo hình thức cho các địa phương vay lại) và các nguồn vốn khác để UBND các địa phương thực hiện công tác giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư các dự án tuyến đường vành đai theo quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng điều phối tổ chức triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến vành đai 3 và vành đai 4; tổng hợp tình hình triển khai thực hiện các dự án thành phần, định kỳ 6 tháng báo cáo Phó Thủ tướng Lê Văn Thành xem xét, chỉ đạo. Trong đó, nghiên cứu thành lập Ban Chỉ đạo chung do một lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải làm Trưởng ban Chỉ đạo, cùng với thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương có liên quan để điều phối chung triển khai đầu tư xây dựng các tuyến vành đai nêu trên.
Xử lý nghiêm phương tiện vi phạm trên đường dẫn hầm Đèo Cả
Nhận thấy trên tuyến đường dẫn vào hầm Đèo Cả, các phương tiện liên tiếp dừng, đỗ sai quy định, bất chấp biển báo cấm, tình trạng trên diễn ra và kéo dài gây ùn tắc, mất trật tự, an toàn giao thông, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn trên tuyến đường, Xí nghiệp quản lý vận hành hầm đã gửi công văn tới cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên để phối hợp xử lý dứt điểm vi phạm trên.
Theo đó, trước tình trạng nói trên, đơn vị quản lý vận hành đã kiểm tra, nhắc nhở chủ các phương tiện dừng đỗ sai quy định trên tuyến đường nhưng không giải quyết được triệt để.
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về Trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên đã tăng cường kiểm tra, lập biên bản xử lý các phương tiện vi phạm. Ban điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII) cũng đã chỉ đạo Xí nghiệp quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả phối hợp làm việc với Công an tỉnh Phú Yên đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, phối hợp xử lý các trường hợp vi phạm trên.
Những biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt về công tác đảm bảo an toàn giao thông đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, tình hình giao thông trên tuyến đã có những chuyển biến đáng kể, ý thức chấp hành luật giao thông của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông được nâng cao, giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ATGT trong thời gian tới, xí nghiệp Quản lý vận hành hầm đường bộ Đèo Cả tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng các cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ; chụp ảnh, quay video các trường hợp dừng đỗ sai quy định nhằm gửi cho các cơ quan chức năng xử lý bằng phương pháp phạt nguội.
Hầm đường bộ Đèo Cả nối giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa là một công trình giao thông trọng điểm Quốc gia, được Bộ Xây dựng công nhận là một trong 5 công trình tiêu biểu Quốc gia nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Xây dựng Việt Nam. Sau khi đưa vào khai thác, thời gian lưu thông giữa hai tỉnh được rút ngắn từ 45 phút đường đèo xuống chỉ còn hơn 10 phút qua hầm, giải quyết triệt để và xóa bỏ những điểm đen nguy hiểm, dễ ùn tắc giao thông.
Dự án có tổng chiều dài 13.190m, khởi đầu từ Km1353 150 (Quốc lộ 1A) ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa (Phú Yên) và kết thúc tại Km1374 525 ở xã Vạn Thọ, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa). Trong đó tuyến hầm Đèo Cả dài 4.125m, tuyến hầm Cổ Mã dài 500m và 8.565m đường dẫn. Mỗi tuyến đều có hai đường hầm được thiết kế cách nhau 30m, mỗi đường hầm rộng 9,75m, gồm hai làn xe cùng với dải an toàn và hành lang bảo dưỡng hầm, tốc độ thiết kế 80km/giờ. Các phương tiện khi tham gia giao thông không được phép dừng, đỗ trong hầm cũng như trên tuyến đường dẫn.
Ưu tiên đầu tư hạ tầng giao thông Nhiều năm qua, TPHCM nỗ lực triển khai nhiều dự án giao thông để tăng diện tích mặt đường cho xe chạy nhưng xem ra khả năng đạt chuẩn giao thông đô thị còn khá lâu. Tính đến nay, tỷ lệ đất dành cho giao thông chỉ trên dưới 8%, trong khi yêu cầu cần thiết là từ 24%-26%; tổng chiều dài các...