Triển khai thi hành Hiến pháp 2013
Hôm qua (15-4), Tổng cục Cảnh sát PCTP – Bộ Công an đã tuyên truyền, phổ biến chi tiết các nội dung của Hiến pháp năm 2013 đến các đơn vị trong lực lượng. Thiếu tướng, Phó Giáo sư – Tiến sỹ Nguyễn Phong Hòa, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát PCTP dự và chỉ đạo hội nghị.
Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức phổ biến Hiến pháp năm 2013, Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa đánh giá công tác triển khai thi hành Hiến pháp 2013 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của Hiến pháp và pháp luật cho CBCS. Hội nghị đã nghe lãnh đạo Vụ Pháp chế – Bộ Công an thông tin về quá trình và kết quả lấy ý kiến của lực lượng CAND, tham gia dự thảo Hiến pháp năm 1992 ( sửa đổi) và những nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013, quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng CAND.
Để việc triển khai thi hành Hiến pháp có hiệu quả, chặt chẽ, nghiêm túc, bảo đảm chất lượng, Thiếu tướng
Nguyễn Phong Hòa đề nghị đại biểu tham dự tiếp tục nghiên cứu để nắm chắc những nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật có liên quan; tổ chức nhân rộng truyền đạt đến CBCS thuộc Tổng cục Cảnh sát PCTP, giáo dục ý thức pháp luật; rà soát và lập danh mục, đề xuất các luật, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCTP cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013; tổ chức xây dựng và tham gia xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư, chỉ thị… liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát PCTP, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm của toàn lực lượng.
Theo ANTD
Việt kiều muốn giữ quốc tịch Việt Nam phải đăng ký
Đồng ý nới điều kiện mua nhà ở cho Việt kiều song ông Trần Văn Hằng, Chủ nhiệm UB Đối ngoại của Quốc hội cảnh báo, việc thực hiện quy định này còn vướng mắc với một số luật khác.
Ông Trần Văn Hằng nêu ví dụ: "Với Luật Quốc tịch Việt Nam chẳng hạn, quy định từ 1-7-2014, nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài (mà chưa mất quốc tịch Việt Nam) không đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (để giữ quốc tịch) thì nghiễm nhiên sẽ mất quốc tịch Việt Nam. Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết, hiện nay, mới có vài nghìn người đăng ký. Vì thế, chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam".
Theo quy định tại Điều 13, Luật Quốc tịch Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ 1-7-2009, "người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam".
Theo ANTD
Phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp Hôm qua, 20-2, Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội đã tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đến các đồng chí lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị thuộc CATP. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội phát biểu tại hội nghị Phát biểu khai...