Triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có Công điện số 667/C-TTg về việc tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Phun thuốc tiêu độc khử trùng lợn tại lò giết mổ Bãi Dâu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ảnh: HOÀNG LOAN
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành Trung ương, nhất là cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20-5-2019 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 20-2-2019 và các văn bản chỉ đạo khác của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các nội dung: Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”, “phòng là chính, cơ sở và người dân là chính”; chỉ đạo chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn các cấp của địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan dịch bệnh, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng. Các cấp địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, doanh nghiệp chăn nuôi và hộ gia đình phải có kế hoạch phòng, chống dịch phù hợp tình hình cụ thể… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản,… để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân…
* Sáng 4-6, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức cuộc họp với đại diện 35 tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để thống nhất cách thức và mức hỗ trợ người dân, doanh nghiệp một cách hợp lý, chính xác khi có lợn bị DTLCP, buộc phải tiêu hủy. Hầu hết các đại biểu đều thống nhất với phương án đưa ra tại Nghị quyết số 16 của Chính phủ, đó là hỗ trợ theo cân nặng với ít nhất 80% giá thị trường. Các địa phương căn cứ vào giá thực tế tại địa phương vào thời điểm dịch bệnh để xác nhận mức hỗ trợ cụ thể. Tại hội nghị, các đại biểu cũng đề xuất nâng mức hỗ trợ cho lực lượng tham gia tiêu hủy lợn bị bệnh bằng với mức thuê nhân công ở địa phương.
* Ngày 4-6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP à Nẵng cho biết, vừa phát hiện thêm một ổ DTLCP ở thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Như vậy, trong hai ngày, à Nẵng đã phát hiện và tiêu hủy ba ổ dịch tả lợn. Thành phố cũng tăng cường lực lượng thú y tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hộ nuôi lợn trên địa bàn để kịp thời phát hiện, ngăn chặn dịch lan rộng.
* Tỉnh Trà Vinh vừa xuất hiện ổ DTLCP tại hộ chăn nuôi Lê Hồng Dân, ấp Giồng Mới, xã Huyền Hội, huyện Càng Long. Tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các địa phương tăng cường lực lượng, tập trung đồng bộ các giải pháp khống chế dịch bệnh.
Video đang HOT
* Tính đến ngày 4-6, toàn tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 55 xã thuộc các huyện Phong iền, Quảng iền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lưới, Hương Thủy, thị xã Hương Trà và TP Huế với 648 hộ chăn nuôi có lợn bị nhiễm DTLCP. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy trên địa bàn là 2.552 con với tổng trọng lượng 129.200 kg. Tỉnh đã thành lập thêm các đoàn kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất kiểm tra để phát hiện dịch bệnh.
* Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Sóc Trăng, tính đến sáng 4-6, tình hình DTLCP có diễn biến phức tạp. Hiện dịch đã lan ra 10 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các huyện Trần ề, Thạnh Trị và Mỹ Xuyên: trong đó phát hiện 98 con lợn bệnh, 18 con đã chết và tổng số tiêu hủy là 148 con.
* Ngày 4-6, tại tỉnh Hậu Giang, oàn công tác Cục Thú y đã làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh về phòng, chống DTLCP trên địa bàn. Tính đến thời điểm này, tỉnh đã xảy ra 54 ổ dịch tại 20 xã, thị trấn thuộc năm huyện, thị xã với số lượng lợn chết và tiêu hủy là 2.575 con, tổng trọng lượng hơn 184.094 kg.
* Tỉnh Cà Mau đang tích cực đôn đốc, chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai các giải pháp cấp bách ứng phó với DTLCP. Các địa phương đã có dịch: Huyện Phú Tân và huyện Ngọc Hiển khẩn trương rà soát, bố trí ngay các chốt kiểm soát tại các tuyến đường thủy (kênh, rạch, cửa sông thông ra biển) và đường bộ tiếp giáp giữa các xã có ổ dịch, vùng dịch uy hiếp nhằm kiểm soát chặt bệnh dịch, ngăn chặn phương tiện vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào vùng dịch…
* Tỉnh Bình Thuận tổ chức cuộc họp triển khai cấp bách việc ứng phó khẩn cấp với DTLCP. ể kiểm soát chặt đầu vào, các tổ kiểm tra liên ngành kiên quyết xử lý các phương tiện vận chuyển lợn về cơ sở giết mổ không đúng với địa chỉ cơ sở ghi trong giấy kiểm dịch; tự ý tháo dỡ niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển, đánh tráo số lượng lợn…
* Ngày 4-6, tỉnh Phú Yên đã có cuộc họp khẩn với các ngành, địa phương về việc phòng, chống DTLCP. Dù chưa xuất hiện dịch, tỉnh đã thành lập hai chốt kiểm dịch động vật ở cầu Bình Phú, thị xã Sông Cầu (giáp ranh với tỉnh Bình ịnh) và chốt kiểm dịch Phước Tân – Bãi Ngà, huyện ông Hòa (giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa). Ngoài ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên còn thành lập thêm năm chốt kiểm dịch tạm thời tại ba huyện miền núi ồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
* Theo Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn quốc gia, khu vực tỉnh Lai Châu, Sơn La và Lào Cai đã có mưa và tiếp tục có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to (lượng mưa phổ biến 30 đến 60 mm), có thể lan sang khu vực lân cận. Cảnh báo lũ quét và sạt lở đất xảy ra tại các tỉnh Lai Châu, Sơn La và Lào Cai, nhất là tại các huyện Mường Tè, Tân Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ của tỉnh Lai Châu; huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu của tỉnh Sơn La; huyện Sa Pa, Văn Bàn, Mường Khương của tỉnh Lào Cai. Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai: Cấp 1.
Theo NDĐT
Nguy cơ vỡ trận dịch tả lợn châu Phi, Thủ tướng ra công điện khẩn
Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi khiến hơn 2 triệu con lợn buộc phải tiêu hủy, 52 tỉnh xuất hiện các ổ dịch, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố tập trung chỉ đạo, triển khai quyết liệt các biện pháp Phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Nội dung Công điện nêu rõ: Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhưng thời gian qua vẫn còn những tồn tại, bất cập, ảnh hưởng đến hiệu quả công tác phòng, chống bệnh DTLCP như: Tổ chức xử lý tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, không bảo đảm yêu cầu, làm lây lan dịch bệnh, gây ô nhiễm môi trường và gây bức xúc cho cộng đồng; Một số địa phương đã có hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn.
Nhiều địa phương tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi chưa đúng cách.
Hệ thống thú y chưa được kiện toàn, củng cố theo đúng quy định của Luật thú y, chưa chủ động tham mưu có hiệu quả cho chính quyền cơ sở, chưa chủ động giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm các giải pháp về thú y; Công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật chưa đúng với quy định, không thực hiện kiểm dịch tại nơi xuất phát, không kiểm soát chặt chẽ dẫn đến chủ phương tiện vận chuyển tự phá hủy niêm phong, bán lợn bệnh, lợn nghi mắc bệnh trong quá trình vận chuyển.
Để khắc phục tình trạng trên và chủ động triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành trung ương, đặc biệt là cấp ủy đảng và chính quyền các cấp ở địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, quyết liệt chỉ đạo, điều hành công tác phòng, chống, dập dịch với phương châm "phòng, chống dịch như chống giặc", "phòng là chính, cơ sở và người dân là chính".
Chỉ đạo chính quyền cơ sở, cơ quan chuyên môn các cấp của địa phương tổ chức giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý tiêu hủy lợn bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, hạn chế lây lan dịch bệnh, không để xảy ra ô nhiễm môi trường gây bức xúc cho cộng đồng. Các cấp địa phương từ tỉnh đến huyện, xã, thôn, doanh nghiệp chăn nuôi và hộ gia đình phải có kế hoạch phòng chống dịch phù hợp với tình hình cụ thể.
Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp trục lợi chính sách hỗ trợ tiêu hủy lợn bệnh, các trường hợp khai không đúng về số lượng và trọng lượng lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định.
Khẩn trương kiện toàn, củng cố hệ thống thú y các cấp theo đúng quy định của Luật thú y, tăng cường năng lực hệ thống thú y đảm bảo thực thi nhiệm vụ và chủ động tham mưu cho chính quyền cơ sở; chủ động tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý lợn bệnh; tổ chức kiểm soát vận chuyển, kiểm soát giết mổ lợn theo đúng quy định;
Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh, sát trùng phòng dịch, không sử dụng thức ăn dư thừa để cho lợn ăn; các trang trại, hộ chăn nuôi lớn không chủ quan, tăng cường hơn nữa các biện pháp an toàn sinh học để bảo vệ đàn lợn đặc biệt đàn giống để tái đàn sau khi hết dịch.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các địa phương đẩy mạnh cấu trúc lại ngành chăn nuôi, đa dạng hóa vật nuôi, trước mắt tập trung phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, thủy sản,... để bù đắp thiếu hụt sản phẩm thịt lợn nhằm phục vụ tốt đời sống người dân.
Các Bộ, ngành và từng thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh DTLCP tổ chức các đoàn công tác đến đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các địa phương.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại trên 3.000 xã, phường, thị trấn của 52 tỉnh, thành phố, buộc phải tiêu hủy tổng số trên 2 triệu con lợn. Nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh, lây lan nhanh đến các địa phương chưa có dịch; tái phát tại các địa phương đã qua 30 ngày; xâm nhiễm vào các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung, quy mô lớn là rất cao, dẫn đến buộc phải tiêu hủy nhiều lợn trong thời gian tới.
Theo Danviet
Hàng chục con lợn chết trôi trắng kênh giữa vùng dịch tả lợn Châu Phi Giữa lúc dịch tả lợn Châu Phi đang có chiều hướng lây lan nhanh, tại Hà Tĩnh hàng chục con lợn chết trôi trắng kênh được người dân phát hiện và báo lên cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương. Vào khoảng 20h30 tối 24.5, người dân vùng bãi ngang huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) phát hiện số lượng lớn lợn chết...