Triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ
Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vừa tổ chức Hội nghị triển khai các quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Tại hội nghị, lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương đã công bố quyết định của Bộ Chính trị về nghỉ theo chế độ hưu trí đối với đồng chí Hoàng Dân Mạc, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ.
Đồng thời, công bố và trao quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ nhiệm kỳ 2015 – 2020 đối với đồng chí Bùi Minh Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ.
Thừa lệnh của Chủ tịch nước, đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã trao quyết định của Chủ tịch nước về việc tặng Huân chương Độc lập hạng Ba cho đồng chí Hoàng Dân Mạc, Nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã ghi nhận những đóng góp quan trọng của đồng chí Hoàng Dân Mạc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ; đồng thời mong muốn với những kinh nghiệm và tình cảm của mình, đồng chí Hoàng Dân Mạc sẽ tiếp tục đóng góp cho sự nghiệp cách mạng, góp phần xây dựng địa phương, đất nước ngày càng phát triển.
Bày tỏ sự tin tưởng, tín nhiệm đối với đồng chí Bùi Minh Châu, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính mong muốn trên cương vị mới đồng chí Bùi Minh Châu sẽ tiếp tục kế thừa những thành quả, kinh nghiệm của các lớp đàn anh đi trước, sớm nắm bắt nhiệm vụ công tác mới và cùng tập thể Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đoàn kết, thống nhất chỉ đạo toàn tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVIII, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Video đang HOT
Tân Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ Bùi Minh Châu khẳng định: Kế thừa và phát huy những kết quả mà thế hệ cán bộ chủ chốt của tỉnh đã dày công vun đắp sẽ cùng các đồng chí Thường trực, Ban Thường vụ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh sẽ thực hiện tốt quy chế và chương trình làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá 18; phát huy trí tuệ tập thể, tập trung dân chủ trong việc quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng để khai thác các thế mạnh, tiềm năng phát triển kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân tỉnh nhà./.
Theo VTC News
Khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân
Trên thực tế, nhiều chính sách, quyết định sáng suốt, đúng đắn của cấp ủy, chính quyền được ban hành vì sự phát triển chung, nhưng không phải người dân nào cũng nắm rõ nội dung và sự cần thiết của việc triển khai. Mặt khác, tập thể lãnh đạo không bắt nhịp được với đòi hỏi từ thực tiễn cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, không phát huy được trí tuệ, tâm huyết của quần chúng đã tạo nên những "nút thắt" trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Do đó nhiều quyết sách đúng, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, nhưng khó khả thi, chậm đi vào cuộc sống.
Công nhân, người lao động trên địa bàn Thái Nguyên đối thoại với lãnh đạo tỉnh.
Gỡ "nút thắt" trong lãnh đạo, chỉ đạo
Quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết T.Ư4, khóa XII và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị, Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đặt mục tiêu cải thiện và nâng cao chất lượng mối quan hệ giữa công dân với cấp ủy, cơ quan, chính quyền các cấp. Thông qua công tác dân vận của Đảng và chính quyền, tỉnh tăng cường tương tác, tạo sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền với người dân và cộng đồng doanh nghiệp. Thường xuyên bám sát cơ sở, giải quyết vấn đề từ cơ sở là yêu cầu của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đối với đội ngũ cán bộ các cấp. Theo đồng chí Lê Trường Lưu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, tỉnh chú trọng nâng cao trách nhiệm giải trình của cơ quan, chính quyền các cấp, bảo đảm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Cổng thông tin điện tử tỉnh được nâng cấp, theo mô hình liên thông ba cấp. Hệ thống hướng tới mục tiêu minh bạch, công khai thông tin, phát huy việc giám sát của người dân với hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như thực thi chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, tổ chức. Cách làm này, trước hết góp phần nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN, TC); nhiều bức xúc tồn đọng trong nhân dân được giải tỏa. Số vụ việc KN, TC vượt cấp đã giảm. Thừa Thiên - Huế đang đứng đầu cả nước về phát triển Chính phủ điện tử cấp tỉnh.
Tại tỉnh Quảng Nam, chủ trương nhất thể hóa, bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn tại một số địa phương tiến hành chậm, hiệu quả thấp. Trong bối cảnh đó, huyện Đại Lộc có hơn 90% số thôn, tổ dân phố hoàn thành mục tiêu theo chủ trương nêu trên. Phó Bí thư Huyện ủy Đại Lộc Trần Văn Mai chia sẻ, vấn đề này được huyện tiến hành chặt chẽ, đồng bộ từ khâu điều tra xã hội học trong nhân dân và thành phần liên quan. Huyện mở rộng thông tin, tương tác giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, để tạo sự đồng thuận cao trong hiện thực hóa một chủ trương.
Huyện Phú Bình (Thái Nguyên) từng tồn tại nhiều vấn đề bức xúc trong nhân dân, tạo "điểm nghẽn" trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, như quản lý đất đai, tài nguyên. Nhiều dự án "treo", hạ tầng giao thông xuống cấp, nông sản khó tiêu thụ... là những vấn đề được người dân phản ánh, đề nghị tới các cấp lãnh đạo. Để gỡ "nút thắt" này, mới đây, tại các cuộc đối thoại trực tiếp với người dân, đại diện lãnh đạo tỉnh đã phải xin lỗi vì một số hạn chế có nguyên nhân chủ quan trong lãnh đạo, điều hành của các cấp, ngành. Qua đó, xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong hạn chế, yếu kém, khi giải quyết những yêu cầu chính đáng của người dân. Lãnh đạo tỉnh dự họp đã chỉ đạo đơn vị liên quan công khai thời gian và kết quả khắc phục từng vấn đề mà người dân nêu.
Ba năm qua, TP Thái Nguyên triển khai xây dựng 65 dự án với tổng diện tích đất thu hồi gần 61 ha, liên quan hơn 780 hộ dân và 22 đơn vị, tổ chức với tổng số tiền bồi thường gần 591 tỷ đồng. Bí thư Thành ủy TP Thái Nguyên Đoàn Thị Hảo cho biết, để các dự án triển khai đúng tiến độ, Thành ủy chỉ đạo các phường, xã công bố, công khai các đề án, quy hoạch xây dựng, chính sách đền bù. Mặt khác, thành phố coi trọng phát huy dân chủ, huy động sự tham gia, đóng góp, giám sát của đoàn thể xã hội, nhân dân trong từng khâu của quá trình thực hiện; tăng cường tương tác giữa cấp ủy, chính quyền và nhân dân, các đồng chí cấp ủy viên mở rộng đối thoại tại cơ sở để đi đến đồng thuận cao trong từng bước tiến hành. Nền tảng này tạo đà triển khai các dự án lớn, cấp bách của thành phố như hệ thống chống lũ lụt kết hợp hoàn thiện đô thị hai bờ sông Cầu, đường trục Bắc Sơn kéo dài nối liền Khu du lịch quốc gia hồ Núi Cốc...
Theo Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Vũ Hồng Bắc, toàn tỉnh đã tổ chức hơn 250 cuộc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Toàn bộ chín huyện, thành phố, thị xã và gần 70% số đơn vị cấp xã, phường đã tổ chức đối thoại. Thông qua các cuộc đối thoại trực tiếp, các vấn đề mà người dân bức xúc, băn khoăn, phản ánh đã được tiếp thu, giải đáp và chỉ đạo xử lý kịp thời. Quá trình này đã góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nảy sinh ngay tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng trên địa bàn.
Cán bộ, công chức, viên chức có trách nhiệm vận động nhân dân trên tinh thần trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân. Đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước, là yêu cầu đối với đội ngũ "công bộc" của dân. Bài học từ nhiều ngành, nhiều địa phương cho thấy việc đối thoại, tương tác, thực hiện tốt công tác tiếp công dân là yếu tố quan trọng góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; là kinh nghiệm quý trong kéo giảm các vụ KN, TC, hóa giải các điểm "nóng" ngay từ cơ sở.
Giải quyết từ cơ sở
Sai phạm mới đây của không ít cán bộ đã cho thấy nhiều địa phương thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa nghiêm, còn biểu hiện "nhẹ trên, nặng dưới". Biểu hiện suy thoái về đạo đức của một bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý quan liêu, xa rời quần chúng, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Một số cấp ủy, chính quyền "lún sâu" vào tư duy nhiệm kỳ, coi trọng giải quyết những vấn đề ngắn hạn, trước mắt mà thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những bức xúc và đòi hỏi chính đáng của nhân dân; chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Tình hình nêu trên đang là lực cản quá trình triển khai đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống ở nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tại TP Hồ Chí Minh, tình trạng KN, TC vẫn kéo dài, chưa được giải quyết dứt điểm, trong đó hầu hết liên quan đến chính sách thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, như: Dự án Khu công nghệ cao, Dự án Khu đô thị Thủ Thiêm, Dự án Chỉnh trang phát triển đô thị tại phường Long Bình (quận 9)... Gần đây, cùng với việc phân công rõ trách nhiệm cơ quan tham gia giải quyết, không để phát sinh tình huống phức tạp, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh yêu cầu khi có phát sinh KN, TC đông người, phức tạp, người đứng đầu tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức phải trực tiếp chỉ đạo làm rõ nguyên nhân và tổ chức đối thoại công khai với người khiếu kiện; xử lý nghiêm các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong công tác tiếp công dân, giải quyết KN, TC hoặc lợi dụng KN, TC.
Tại tỉnh Quảng Trị, từ mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chọn chủ đề năm 2018 là "Năm Doanh nghiệp". "Quá trình này, lãnh đạo tỉnh coi trọng tăng cường tương tác, phản biện xã hội giữa cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân trong xây dựng, ban hành và thụ hưởng chính sách; tạo hành lang giúp doanh nghiệp chủ động, đón đầu các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh nhằm xây dựng chiến lược đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp và có hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn", đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị cho biết.
Nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay đặt ra yêu cầu phải kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị. Thực tiễn cũng đang đặt ra yêu cầu siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; tăng cường công tác dân vận của Đảng và của chính quyền. Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp cần xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân. Người đứng đầu phải gương mẫu rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở, năng lực phản biện của bản thân cùng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
Mới đây, Ban Chấp hành T.Ư đã ban hành Quy định số 124-QĐ/TW ngày 2-2-2018 "Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên". Quy định nêu rõ nội dung giám sát về các biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống được xác định trong Nghị quyết T.Ư 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; việc thực hiện các chuẩn mực đạo đức công vụ và đạo đức nghề nghiệp của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt; đề ra các giải pháp nhằm phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên đương chức, sinh hoạt tại cơ sở. Mục tiêu là các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, tiêu cực sẽ được người dân phát hiện, kiểm điểm, phê bình, góp phần nâng cao phẩm chất, đạo đức, tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
"Quá trình nêu trên cần song hành với thúc đẩy triển khai chính phủ điện tử, bảo đảm đa dạng hóa, mở rộng các kênh thông tin, gắn liền với tổ chức học tập, quán triệt và triển khai một cách linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn", Tiến sĩ Trần Văn Ngợi, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ chia sẻ.
Đồng thời, cần thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Nâng cao chất lượng các tổ chức cơ sở đảng; hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước các cấp. Động lực và đòn bẩy có từ phát huy vai trò của nhân dân trong giám sát, phản biện hoạt động của bộ máy công quyền và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là yếu tố quan trọng bảo đảm hướng tới xây dựng chính quyền phục vụ, thân thiện, hiện đại, hiệu quả.
LÊ MẬU LÂM
Theo PLO
Nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư: "Ủng hộ Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước" Ông Lê Quang Thưởng, nguyên Phó Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương cho biết, ông rất ủng hộ việc Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Trung ương giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước (ảnh VGP). Chiều tối hôm nay (3.10), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống...