Triển khai khám, chữa bệnh an toàn trong tình hình mới
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh như đăng ký hẹn khám trước, thanh toán trực tuyến… để giảm tập trung đông người chờ khám và thanh toán viện phí.
Ngày 15-5, Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch Covid-19 đã có công văn số 2676/CV-BCĐQG gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tinh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các bộ, ngành về việc triển khai công tác khám, chữa bệnh an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới.
(Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Ban Chỉ đạo Quốc gia cho biết, trong thời gian qua, việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 của Việt Nam đã đạt được kết quả rất tích cực, về cơ bản dịch bệnh đã được kiểm soát. Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo tại Thông báo số 177/TB-VPCP ngày 8-5-2020 “đồng ý cho các cơ sở khám, chữa bệnh trở lại hoạt động bình thường”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ vừa phòng chống dịch bệnh Covid-19, vừa bảo đảm an toàn việc phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, Ban Chi đạo Quốc gia đề nghị Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các tỉnh, thành phố và bộ, ngành chi đạo các đơn vị trực thuộc triển khai những công việc như: Tiếp tục thực hiện các biện pháp kiểm soát lây nhiễm Covid-19 chặt chẽ trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Duy trì việc đo thân nhiệt, sàng lọc, phân luồng, tẩm soát triệu chứng viêm đường hô hấp; Sát khuẩn tay, đeo khẩu trang đối với người bệnh, người nhà người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Hướng dẫn, kiểm tra người bệnh, người nhà người bệnh thực hiện khai báo y tế điện tử; Dỡ bỏ giãn cách tại khu vực chờ khám và các khu vực chờ khác; Tiếp nhận người bệnh đến khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện phẫu thuật theo kế hoạch và triển khai các kỹ thuật thường quy.
Các cơ sở tạm ngừng việc kê đơn thuốc theo hướng dẫn tại các công văn số 1386/CV-BCĐQG Ban Chi đạo Quốc gia ngày 19-3-2020 (về việc tăng cường phòng chống dịch Coivd-19 đối với người bệnh, người cao tuổi và khai báo y tế điện tử) và Công văn số 1445/BYT-KCB của Bộ Y tế ngày 20-3-2020 (về việc kê đơn thuốc, dự trữ thuốc điều trị trong thời gian phòng chống dịch Covid-19); thực hiện việc kê đơn thuốc cho người bệnh theo các quy định hiện hành.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ thông tin, cải tiến quy trình khám bệnh như đăng ký hẹn khám trước, thanh toán trực tuyến… để giảm tập trung đông người chờ khám và thanh toán viện phí.
Tuỳ theo hoàn cảnh dịch bệnh cụ thể hoặc điều kiện đặc thù của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động quyết định áp dụng lại các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đề nghị tạm dừng hoạt động khám, chữa bệnh tại Bạch Mai 2
UBND tỉnh Hà Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và Bệnh viện Bạch Mai đề nghị tạm dừng khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch mai cơ sở 2.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Chánh văn phòng UBND tỉnh Hà Nam xác nhận, UBND tỉnh Hà Nam vừa có văn bản gửi đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế xem xét, chỉ đạo tạm dừng toàn bộ hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại tỉnh Hà Nam. Trước khi gửi văn bản, phía Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 cũng đã tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh.
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tại Hà Nam
Trước đó, Sở Y tế Hà Nam đã phối hợp với Bệnh viện Bạch Mai thực hiện điều tra, giám sát, theo dõi, cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương 8 trường hợp là công nhân Công ty TNHH Trường Sinh (công ty chuyên cung cấp nước và xuất ăn cho Bệnh viện Bạch Mai).
Khu khám bệnh, khu ở, phòng ăn, khu bếp của cơ cở 2 Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam đã được khử khuẩn. Điều tra mở rộng lấy 38 mẫu của các đơn vị cung ứng dịch vụ tại cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai, hướng dẫn cách ly và theo dõi sức khỏe theo quy định.
Đồng thời tỉnh Hà Nam cũng triển khai rà soát 1.355 trường hợp đã điều trị nội trú, ngoại trú và khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3. Hiện tại, ngành y tế Hà Nam đã và đang tiếp tục tiến hành điều tra, giám sát, theo dõi và cách ly y tế, lấy mẫu xét nghiệm theo quy định 15 trường hợp nghi ngờ có tiền sử dịch tễ liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai như: là người đã chăm sóc người thân tại bệnh viện (1 người), là bệnh nhân từng nằm điều trị tại bệnh viện (3 người), nhân viên làm việc tại nhà bếp bệnh viện Bạch Mai (11 người).
Đức Văn
Khám, chữa bệnh tại TP.HCM thay đổi ra sao? Ngày 1.4, Sở Y tế TP.HCM có chỉ đạo khẩn đối với các bệnh viện (BV), phòng khám đa khoa trên địa bàn TP, theo đó đến nhà khám chữa bệnh (KCB), phát thuốc cho người trên 60 tuổi. Người cao tuổi không cần phải đến bệnh viện trong thời điểm này khám chữa bệnh (trừ cấp cứu) - Ảnh: Duy Tính Việc...