Triển khai gói 10.000 tỷ đồng lãi suất thấp
Để giúp ngư dân vươn khơi, bám biển vừa khai thác sản xuất vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc hỗ trợ nguồn vốn giúp hoán cải tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn đang được hệ thống ngân hàng tích cực tham gia.
Vươn khơi bám biển đã trở thành yêu cầu bức thiết
Cần một đội tàu mới
Tại buổi họp báo thường kỳ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tháng 5 diễn ra chiều 28-5, ông Nguyễn Viết Mạnh – Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế của NHNN cho biết: “Hoạt động đánh bắt gần bờ trong suốt một thời gian dài khiến tài nguyên cạn kiệt, các tàu đánh bắt nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả. Như vậy, chúng ta phải có kế hoạch đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, với những con tàu của bà con ngư dân hiện nay thì không thể nào ra khơi đánh bắt xa bờ được. Cần một đội tàu mới để ngư dân vươn khơi, bám biển”.
“Gần đây, phản ánh của truyền thông cho rằng việc tiếp cận vốn của ngư dân rất khó khăn. Để đóng được một con tàu có thể ra khơi xa cần nguồn vốn lớn, thí điểm đóng tàu vỏ thép tại Quảng Ngãi cho thấy số tiền phải bỏ ra là 23 tỷ đồng. Như vậy tài sản của ngư dân không thể đủ để thế chấp. Ngay bản thân người ngư dân cũng không dám vay số tiền lớn như vậy để đóng tàu, bởi ra khơi hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro như thiên tai cũng như tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Thậm chí việc sử dụng chính con tàu đó làm tài sản thế chấp cũng không có gì đảm bảo là không có rủi ro”, ông Nguyễn Viết Mạnh phân tích.
Video đang HOT
Những khó khăn này cũng được nêu ra tại Hội nghị về giải pháp và chính sách phát triển thủy sản tổ chức tại TP. Đà Nẵng trong tháng 4 vừa qua. Để khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn, Thống đốc NHNN – Nguyễn Văn Bình cho biết, NHNN dự kiến đưa gói tín dụng 10.000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân cải hoán tàu cũ, đóng tàu mới công suất lớn vươn khơi xa.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết thêm, ngành ngân hàng có chính sách tín dụng khuyến khích các hộ gia đình, hợp tác xã và doanh nghiệp thực hiện liên kết trong quá trình khai thác nhằm tạo ra chuỗi giá trị sản phẩm khai thác khép kín: Đóng tàu-khai thác-hậu cần thủy sản-tiêu thụ sản phẩm. Nếu các mô hình liên kết khép kín này được thực hiện, ngân hàng có thể cung cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi thêm về thời hạn, lãi suất và có thể miễn tài sản thế chấp.
Về việc triển khai các chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thống đốc NHNN, ông Nguyễn Viết Mạnh cho biết: “Ngành ngân hàng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT, nghiên cứu một cơ chế chính sách tín dụng hỗ trợ ngư dân đóng thuyền lớn ra khơi, vừa đảm bảo kinh tế, vừa đảm bảo an ninh quốc phòng nhưng phải hướng vào có liên kết trong sản xuất. Ngành ngân hàng đang chủ động tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho bà con ngư dân tiếp cận vốn tín dụng”.
Đề xuất ủng hộ tiền hỗ trợ ngư dân
Cùng với việc triển khai hỗ trợ tín dụng của NHNN, ngân hàng thương mại cũng đã vào cuộc nhằm ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển. Mở đầu cho hoạt động này, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) vừa phối hợp với UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ phát động “Chung tay góp sức vì biển Đông, ủng hộ ngư dân vươn khơi bám biển tại các vùng biển của Tổ quốc”.
Đại diện BIDV cho biết: “Ngân hàng sẽ dành 26,7 tỷ đồng hỗ trợ lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và bà con ngư dân xây dựng các công trình, tài sản, phục vụ vươn khơi, bám biển, thực hiện sản xuất. Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ dành nguồn vốn 3.000 tỷ đồng để cho vay chương trình đóng mới tàu sắt, công suất lớn, xây dựng hệ thống phục vụ khai thác đánh bắt xa bờ, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Ngoài những hỗ trợ cụ thể như trên, BIDV cũng đề xuất: “Các tổ chức chính trị, xã hội, kêu gọi toàn thể các tổ chức và cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, các tổ chức tiến bộ, chính nghĩa trên thế giới chung tay đóng góp vật chất. Mỗi người trong độ tuổi lao động dành 100.000 đồng/năm để ủng hộ kinh phí cùng Nhà nước, bà con ngư dân thực hiện nâng cao năng lực hệ thống đánh bắt, khai thác, chế biến hải sản trên vùng biển của Tổ quốc. Xây dựng hệ thống các cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại tất cả các đảo trên thềm lục địa, lãnh hải của Tổ quốc. Hỗ trợ vốn triển khai thực hiện mô hình cảng dịch vụ nghề cá trên biển, cho vay đóng mới hệ thống tàu trọng tải lớn cung cấp dịch vụ trên biển cho các tàu cá đánh bắt xa bờ như cung cấp xăng dầu, lương thực, y tế…”.
Theo ANTD
Thảm hại tàu Trung Quốc cố bịa đặt, tìm chứng cứ
Chiều qua 29-5, đại diện Cục Kiểm ngư Việt Nam cho biết, vào lúc 15h cùng ngày, tàu cá của ngư dân Đà Nẵng số hiệu ĐNa 90152 bị tàu cá Trung Quốc đâm chìm vào chiều 26-5 đã được kéo vào bờ và đang được sửa chữa, khắc phục tại đảo Lý Sơn. Cục Kiểm ngư cùng các lực lượng chấp pháp của Việt Nam đã đến thăm hỏi và động viên các ngư dân.
Lực lượng chấp pháp của Việt Nam theo dõi sát hành vi sai trái của Trung Quốc
trên thềm lục địa của Việt Nam
Diễn biến trên thực địa, ngày 29-5, các tàu Trung Quốc đã mở rộng phạm vi ngăn cản các tàu chấp pháp và tàu cá ngư dân của Việt Nam.
Theo quan sát của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, Trung Quốc duy trì 122 tàu, ngoài ra trong ngày lực lượng cũng phát hiện 1 máy bay trinh sát bay 2 vòng quanh khu vực giàn khoan. Đến trưa 29-5, quanh khu vực giàn khoan không còn tàu cá vỏ sắt nào của Trung Quốc hoạt động.
Trong ngày 29-5, tàu Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm từ 7 đến 9 tàu ngăn cản tàu Kiểm ngư của Việt Nam, và sử dụng 3 đến 4 tàu vây ép, sẵn sàng đâm va, dùng vòi đe dọa tấn công các tàu chấp pháp của Việt Nam tiếp cận giàn khoan Hải Dương 981 để tuyên truyền ở khoảng cách từ 7 đến 8 hải lý, đẩy phạm vi hoạt động của các tàu chấp pháp của Việt Nam ra cách khu vực giàn khoan neo đậu từ 10 đến 12 hải lý. Lực lượng Kiểm ngư phát hiện trên vị trí súng phun nước của tàu Hải cảnh số hiệu 31101 của Trung Quốc có lắp thêm đường ống và vòi màu đen. Trong quá trình tiếp cận giàn khoan, tàu Kiểm ngư số hiệu 630 của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc phun nước gây hư hỏng một số thiết bị trên tàu. Đáng lưu ý, có hiện tượng hai tàu của Trung Quốc chạy song song với giàn khoan Hải Dương 981 và tự phun nước vào nhau, tuy nhiên chưa rõ dụng ý.
Ngoài ra, còn có nhóm tàu cá Trung Quốc gồm 40 đến 45 tàu ngăn cản tàu cá của ngư dân Việt Nam ở phạm vi cách giàn khoan từ 30 đến 35 hải lý. Đáng lưu ý là Trung Quốc đã dùng tàu cá bám sát tàu Kiểm ngư của Việt Nam để thả lưới và các vật dụng gây cản trở hoạt động thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của các tàu chấp pháp Việt Nam. Để tạo chứng cứ vu cáo cho lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, phía Trung Quốc còn cho tàu cá đi sát tàu Kiểm ngư của Việt Nam tạo ra những cú đâm, va nhằm chụp ảnh, quay phim để vu cáo tàu Kiểm ngư của Việt Nam tấn công tàu cá Trung Quốc.
Theo ANTD
Tàu Trung Quốc dã man, bỏ mặc ngư dân Việt Nam sống chết giữa biển Trở về sau khi bị Trung Quốc đâm chìm tàu, bỏ mặc giữa biển khơi, 10 ngư dân trên tàu cá ĐNa 90152 không khỏi bức xúc, tức giận trước hành vi hung hãn, dã man của tàu Trung Quốc. Chưa hêt căm phân trươc hanh đông da man cua tau Trung Quôc, thuyên trương Đăng Văn Nhân bưc xuc cho biêt, khoang...